Monthly Archives: August 2022

Đố ai an táng được hương linh?

Đỗ Văn Phúc

Con người khi sống có hai phần: thể xác và linh hồn. Phần thể xác (corpse/body) gọi là nhục thể (không phải nhục thân). Tự điển Hán Việt chỉ có hai chữ nhục thể 肉體 mà không có chữ nhục thân 肉身. Nhục 肉 là xác thịt; thể 體 là nói về toàn bộ thân thể con người; còn thân 身chỉ là phần tử cổ xuống đến bẹn, không bao gồm đầu và tứ chi. Ví dụ khi nói đến thân cây (trunk) là chỉ phần không có rễ và cành lá. Phần linh hồn (spirit/ghost) của con người khi đã chết bên Phật Giáo gọi là hương linh 香靈 hay vong linh 亡靈.

Vì vậy khi con người qua đời, theo niềm tin các tôn giáo thì phần linh hồn của những người hiền lương sẽ rời phần thể xác để được Thánh Phê Rô hay Phật A Di Đà đón về cõi thiên đàng hay niết bàn hưởng phước đời đời – tuỳ theo người này là tín đồ Thiên Chúa Giáo hay Phật Giáo. Còn nếu phạm nhiều tội lỗi thì sẽ sa xuống địa ngục để nhận các hình phạt.  Phần thể xác còn lại thì tuy ý thích mà được chôn hay thiêu ra tro rồi gửi vào nơi thờ tự hoặc đem rải ra sông, biển.

Continue reading Đố ai an táng được hương linh?

“[B]ác Hồ” phải sống!

Đỗ Văn Phúc

Hôm qua, nhân có việc phải đi Houston, chúng tôi lái xe trên đường 290 rồi quẹo phải ở ngả tư 290- North Eldridge để xuống khu chợ Việt Nam trên đường Bellaire. Vừa qua chừng hai blocks đường, chúng tôi phải dừng chờ đèn ở ngay góc tiếp giáp với con đường mang tên Firebrick. Đột nhiên, hai chữ Firebrick gợi lại câu chuyện viên gạch nung lửa mà “bác Hồ” nhà ta từng dùng để sưởi ấm mỗi đêm đông buốt giá khi ngài còn lang thang lếch thếch trên các đường phố Paris hoa lệ.

Chuyện do chính “bác” kể lại chứ tui không có can đảm viết chuyện huyền thoại đâu.

Số là khi anh bố trời đánh của “bác” vì tội đánh người chết mà bị lột chức đuổi về quê bắt gà cho vợ (có lẽ vợ bé, vì vợ lớn Hoàng Thị Loan đã chết năm 1901 lúc 33 tuổi), “bác” khi đó có tên là Nguyễn tất Thành đã bắt đầu ôm mộng làm tay sai cho thực dân, nên đã gửi đơn xin theo học trường Hành Chánh Thuộc Địa (French Colonial Administrative School). Có lẽ nhìn thấy anh chàng mặt dơi tai chuột, loắt choắt như con khỉ khô, có tướng mạo gian xảo và phản chủ, nên bọn Tây cũng chê mà bác đơn của “bác.”

Continue reading “[B]ác Hồ” phải sống!

Xàm Xỡ hay Sàm Sỡ?

Đỗ Văn Phúc

Mỗi khi nghe câu: “Ông này tính nết xàm xỡ lắm, ” thì chúng ta thường nghĩ đến hành vi không lịch sự của vài người đàn ông vốn có máu dê, tay chân thường táy máy tìm cách sờ soạng, bốc hốt phụ nữ hay có những lời nói bậy bạ không đứng đắn. Rất nhiều người đã nói hay viết thành “sàm sỡ.” Quả thực nhiều người trong chúng ta thường phân vân không biết chắc chữ nào đúng, chữ nào sai.

Các bài viết, bản tin trên báo chí bên Việt Nam đều viết chữ “sàm sỡ.” Sách luật của Việt Nam Cộng Sản định nghĩa “sàm sỡ hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ với mục đích quấy rối tình dục hoặc làm nhục người khác, xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của công dân đươc pháp luật bảo hộ” (sic).

Trong cuốn Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, “xàm” được định nghĩa là bậy, quấy. Có các chữ ghép với “xàm” như “xàm xỉnh” là bậy bạ, “xàm xỡ” là quấy phá. Nói xàm là nói bậy bạ. (Tiến Đức trang 647). Nói xàm còn nghĩa là nói nhảm nhí, vô duyên.

Continue reading Xàm Xỡ hay Sàm Sỡ?

Những Chữ Có Thể Bị Hiểu và Dùng Sai: Tháng Tuổi

Đỗ Văn Phúc

Long Lanh, Lóng Lánh, Lấp Lánh, Lung Lay

Long lanh, lóng lánh, lấp lánh (sparkling) để diễn tả một vật gì sáng lên, nhấp nháy khi phản chiếu ánh sáng

Ví dụ: Long lanh đáy nước in trời. Đôi mắt em long lanh đẹp tuyệt. Hoa đèn lóng lánh mặt gương Quảng Hàn. Viên kim cương lóng lánh.

Lung lay (cũng như Lung linh, flickering) chỉ hiện tượng khi mờ khi tỏ do tác động nào đó

Ví dụ:Ngọn đèn lung linh mờ ảo. Hàng cây lá lung lay trước gió.

Tháng Tuổi

Từ hơn chục năm qua, nhiều người rất khó chịu khi nghe những câu trả lời về các em bé sơ sinh “Cháu xinh quá! Được mấy tháng tuổi rồi? Dạ. cháu mới được năm tháng tuổi”

Continue reading Những Chữ Có Thể Bị Hiểu và Dùng Sai: Tháng Tuổi

Dấu Phẩy và Liên Từ

Đỗ Văn Phúc

Liên từ là các chữ dùng để nối hai chữ, hai nhóm chữ, hai mệnh đề. Các liên từ chính là: và (and), với (with), hoặc là (or), hay là, nhưng (but), cho (for), vân vân. Nguyên tắc chung thì đã dùng liên từ, không cần thêm dấu phẩy.

Trong bài “Cách Dùng các Dấu Căn Bản trong Câu Văn” (trong cuốn Chuyện Dài Chữ Nghĩa), ở trang 66 và 67, chúng tôi có đưa ra vài thí dụ trong đó có đặt dấu phẩy (,) đứng trước liên từ “.”

Tuần vừa qua, chúng tôi nhận một email của cụ PL – một nhà giáo lão thành – tỏ sự bất đồng và cho rằng chúng tôi sai về văn phạm. Theo cụ, không có trường hợp các dấu phẩy đi trước các liên từ. Vì theo sự hiểu biết thông thường liên từ là chữ để nối thì thêm dấu phẩy vào là nghịch lý!

Continue reading Dấu Phẩy và Liên Từ

Cách đặt dấu khi viết về các chữ số

Đỗ Văn Phúc

Cách viết các con số! Đơn giản quá mà; ai cũng biết viết cả trăm năm nay mà!

Chuyển từ tỷ số sang bách phân

Không đơn giản thế đâu, thưa quý vị. Chúng tôi vẫn thấy nhan nhản các lỗi về cách viết và đặt các dấu chấm, dấu phẩy trong các chữ số trên báo chí, văn bản chính thức của nhiều tổ chức. Đặt các dấu chấm, dấu phẩy sai chỗ sẽ làm cho trị giá con số bị hiểu sai rất xa với trị giá thật. Sự đánh dấu sở dĩ sai vì các bài báo lấy từ trong nước Việt Nam dùng cách đánh dấu trái ngược với cách chúng ta ở Mỹ. Cách đánh dấu bên Việt Nam là do ảnh hưởng của Pháp mà chính chúng ta cũng thường áp dụng khi còn ở quê nhà.

Thử đọc báo Việt Nam viết giá một ly cà phê là 65.000 đồng!? Lương một kỹ sư ở Mỹ là 7.000 đô la mỗi tháng!? Tính theo trị giá tiền Hồ, thì với 65 đồng chẳng có giá trị gì cả! Còn tưởng rằng đồng là đô la thì cà phê gì mà giá cắt cổ đến 65 đô la? Kỹ sư ở Mỹ lương phải bạc nghìn chứ tệ cỡ nào mà lãnh 7 đô la mỗi tháng?

Continue reading Cách đặt dấu khi viết về các chữ số

Tiếng Việt qua Ba Miền

Đỗ Văn Phúc

Nước Việt Nam nhỏ bé, chỉ rộng 311 ngàn cây số vuông (chưa bằng một nửa Tiểu Bang Texas) mà 90 triệu người Việt có hàng trăm giọng nói khác nhau. Đi theo chiều dài từ Bắc và Nam khoảng hơn 3500 cây số; bắt đầu là miền biên giới xuống đồng bằng sông Hồng có nhiều giọng khác nhau của các sắc tộc thiểu số; nhưng giọng Hà nội là tiêu chuẩn. Qua tỉnh Thanh Hóa, giọng nói đã thành trọ trẹ – từ cách phát âm rất nặng miền Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; nhẹ dần khi qua Quảng Trị và Huế (Thừa Thiên). Vượt qua đèo Hải Vân, giọng nói đã biến đổi hẳn khi đi vào địa phận Quảng Nam, Quảng Ngãi; Bình Định rồi nhẹ dần khi qua Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bắt đầu vào Long Khánh thì đúng là giọng miền Nam hồn hậu, dù có khác nhau đôi chút khi vào Sài Gòn rồi xuống vùng đồng bằng Cửu Long.

Continue reading Tiếng Việt qua Ba Miền

Hương Khói và Hương Lửa

Những Chữ thường bị Hiểu và Dùng Sai (tiếp)

Đỗ Văn Phúc

Tình nghĩa vợ chồng, hương lửa mặn nồng!

Trong một hồi ký Người Vợ Lính của tác giả LTA đang trong một tập đặc san, có trích một lá thư do người chồng gửi từ trong trại tù Cộng Sản, có đoạn như sau: “… nên nó có thể thay anh hương lửa cho giòng (sic) họ.” Câu này được lặp lại trong một đoạn kế theo đó: “Nó sẽ là người thay tôi hương lửa nếu chẳng may tôi chẳng có ngày về.” Một chữ được lập lại hai lần thì chắc không phải lỗi typo mà do chủ ý dùng chữ đó của tác giả mà ông cho là đúng. 

Chúng tôi biết ý của tác giả là muốn các con thay ông ta lo việc hương khói cho ông bà; tức là các việc nhang đèn cúng giỗ, chạp mả. Trong tự điển Việt Nam còn có chữ “hương hoả” cũng có dịch như hương lửa, nhưng lại có ý khác. Đó là các di sản – thường là một mảnh ruộng tốt nhất – ông bà để lại cho con cháu để khai thác hay cho tá điền canh tác rồi dùng hoa lợi cho các công việc cúng giỗ trong đại gia đình. Tục lệ này xảy ra ở miền quê, nơi làng mạc gốc của dòng họ.

Còn hai chữ “hương lửa” thì lại có nghĩa là tình cảm gắn bó nồng nàn giữa vợ chồng khi chung sống với nhau. Ca dao có câu: “Phải duyên hương lửa cùng nhau.”

Continue reading Hương Khói và Hương Lửa