Monthly Archives: September 2022

Truy Tầm Thủ Phạm Không Khó!

Đỗ Văn Phúc

Tuần trước, chúng tôi phổ biến bài về cách lừa đảo tại Hoa Kỳ và được nhiều bạn đọc hoan nghênh. Có vị còn yêu cầu viết thêm về đề tài này để giúp quý đồng hương tránh được nạn lừa đảo hay bị đánh cắp các account trên internet.

Nhận vụ một phụ nữ dân oan ở Việt Nam bị một người có tên LTU ở Đức lừa gạt lấy tiền qua phương tiện Facebook và một cái link với malware, chúng tôi thất vọng vì ông LTU – nếu cho rằng mình bị đánh cắp account – đã không hề lên tiếng để thanh minh và cũng không có hành vi nào để nhờ cơ quan cảnh sát hay dịch vụ Facebook điều tra minh oan. Đây là một nghi vấn rất nghiêm trọng quan hệ tới danh dự bản thân và tập thể mà ông LTU là thành viên. Bất cứ ai trong trường hợp này cũng phải cật lực tự lên tiếng, nhờ bạn bè góp lời và nhất là phải có hành động cụ thể như báo cáo cơ quan cảnh sát, công ty dịch vụ Facebook để điều tra minh oan thay vì coi thường dư luận và quay sang nhục mạ nạn nhân và những người lên tiếng!

Continue reading Truy Tầm Thủ Phạm Không Khó!

Cách Trả Lời “Yes/No” Không Đơn Giản!

Đỗ Văn Phúc

Chuyện Dài Chữ Nghĩa cứ phải thêm trang và nộp bản nhiều lần, làm cho nhà phát hành than phiền mất thì giờ quá. Vì vậy, chúng tôi xin tạm ngưng bàn luận về các chữ Việt mà xoay qua một vấn đề khá quan trọng trong đời sống của những người Việt ở Hoa Kỳ. Ông bạn già Nguyễn Gia Quốc ở Minnesota của tôi cứ thôi thúc phải viết một bài để hướng dẫn cách trả lời “yes” hay “no” trong một số câu hỏi tiếng Anh mà sự trả lời sai có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hay đảo ngược kết quả của hành vi mình. Đó là thói quen trả lời các câu hỏi phủ định bằng chữ xác định.

A. Câu hỏi tiếng Anh có thể trực tiếp hay gián tiếp.

Continue reading Cách Trả Lời “Yes/No” Không Đơn Giản!

Vài Cách Lừa Đảo tại Hoa Kỳ

Đỗ Văn Phúc

Xin thưa, có cả 1001 cách mà bọn gian dùng để lừa đảo người lương thiện nhằm moi tiền hay thu thập những chi tiết lý lịch cá nhân. Nhất là từ khi có internet với các lập trình tinh vi, ngay cả những người có tri thức, trình độ còn bị gạt, nói chi đến những bình thường khác.

Thời gian chúng tôi mới định cư ở Mỹ (đầu thập niên 1990), mỗi tuần chúng tôi nhận được một phong bì dày cộm với những trang brochure in màu sắc lộng lẫy. Ngoài phong bì có in đậm hàng chữ “Bạn đã trúng thưởng 5 triệu đô la.” Mở phong bì ra thấy có một ô bị che bởi lớp bạc. Sau khi cạo lớp bạc sẽ hiện ra một dãy số hay vài chữ cái mà nếu nó trùng với hàng số hay chữ cái trong lá thư chính thì xem như mình đã trúng thưởng. Dường như bất cứ ai nhận những phong bì này cũng đều trúng thưởng cả. Nhưng chưa hết, họ sẽ yêu cầu mình tiếp tục trò chơi cho đến ngày chung cuộc (mà chẳng bao giờ có ngày này cả!). Trong lúc đó, họ mời chúng ta đặt mua sách báo. Thấy giá cũng rẻ, nên chúng tôi cũng mua vài tạp chí, chừng vài chục đô la cho một năm. Cuộc chơi cứ thế, kéo dài hết tháng này qua tháng nọ mà chẳng biết bao giờ mình mới nhận được cái giải trúng 5 triệu đô la kia. Nó như kiểu người xà ích treo bó cỏ trước đầu con ngựa, và con ngựa cứ thế tiến tới mãi và chẳng thể nào với miệng tới bó cỏ.

Continue reading Vài Cách Lừa Đảo tại Hoa Kỳ

Mình ơi! Nói Sao Cho Vừa Lòng Mình?

Đỗ Văn Phúc

Hàng ngày, trên các trang Facebook, thấy nhảy vào trong các cái post của chúng ta những câu quảng cáo đủ loại từ bên Việt Nam mà đa số là của các cô, đại loại như: “Mình xin giới thiệu sản phẩm xyz… đầy ‘chất lượng’, giá ‘bèo’. Xin “giao lưu’ với mình qua điện thoại. 81-000-9999.”  Hoặc thỉnh thoảng nhận cú điện thoại lạ hoắc với cái giọng ỏn ẻn như: “Alô, mình xin nói chuyện với anh ABC. Mình có loại hàng này….”

Các cô gái này chắc khoảng trên dưới hai mươi, không cần biết đối tượng họ đang tiếp xúc già trẻ lớn bé ra sao – có khi người ở tuổi cha ông của họ – cứ suồng sã gọi anh, xưng mình như các cô gái bán bar hay các em út ở nhà thổ vồ vập với khách làng chơi.

Continue reading Mình ơi! Nói Sao Cho Vừa Lòng Mình?

Dịch Thuật hay Dịch Vật?

Đỗ Văn Phúc

Nhân nói đến việc dịch thuật

Trong những năm gần đây, trên các báo chí, truyền thông xã hội có đưa ra hình ảnh những bảng hiệu, biểu ngữ, văn bản bên Việt Nam với những chữ dịch từ Việt Ngữ sang Anh Ngữ một cách ngớ ngẩn như: ô mai (salted apricot) dịch là “umbrella tomorrow,” khô mực (squid) dịch là “dried ink,” [con] công Ấn Độ (peacock) dịch là “Indian public”… Không ai bắt bẻ chê bai những người dân bình thường trình độ thấp kém. Nhưng khổ nỗi việc dịch bậy bạ này xảy ra ở các lãnh vực công quyền, báo chí.

Trên báo VNExpress ngày 15 tháng 10, 2021 có đăng bản tin về việc cô Jennifer Gates kết hôn với một anh đua ngựa. Tác giả đã dùng tựa đề “Con gái ‘ngậm thìa vàng’ của tỷ phú Bill Gates.” Không biết có bao nhiêu người Việt Nam hiểu ý nghĩa của tựa đề này!

Continue reading Dịch Thuật hay Dịch Vật?

Giọng Hát Đẹp!

Đỗ Văn Phúc

Tôi không nhớ có bao nhiêu lần trong cuốn sách Chuyện Dài Chữ Nghĩa mà tôi cố thuyết phục việc sử dụng các tĩnh từ (hay mạo từ, động từ …) cho thích ứng với từng chủ từ mà nó bổ nghĩa hay tùy từng trường hợp tinh tế khác nhau.

Vừa rồi, chúng tôi nhận được một điện thư của một anh bạn ở tận Washington DC bào chữa cho việc dùng tĩnh từ “đẹp” khi khen một giọng hát hay. Đây là một phần  nội dung điện thư đó:

Trích:

       Tôi vừa tham gia lên tiếng bênh vực một người em khi cô ấy khen ngợi ba ca sĩ “có gịong hát ̣đẹp” sau khi họ trình diễn một bài hợp ca. Cô đã bị vài vị tiền bối chỉ trích , thiếu điều đòi cắt đi lời phê bình này chỉ vì lí do trong nước đã dùng rồi,  đó là ngôn ngữ “Việt Cộng” !

Continue reading Giọng Hát Đẹp!

Ngữ Cảnh là gì?

Đỗ Văn Phúc

những năm gần đây, chữ “ngữ cảnh” thấy xuất hiện nhiều trên các báo bên Việt Nam và cả báo chí của người Việt tại hải ngoại. Chữ này rất mới mà chúng tôi chưa bao giờ nghe hay đọc trong sách báo Việt Nam trước 1975. Lần mở hết các cuốn tự điển ngày trước ra cũng không tìm thấy. Các cuốn Việt Hán Tự Điển của Huỳnh Minh Xuân (trang 577-578), Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (trang 1406), Tự Điển Khai Trí Tiến Đức (trang 399), Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ (trang 338), và Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh (cuốn hạ, trang 51) đều có nhiều chữ ghép với Ngữ, nhưng không thấy Ngữ Cảnh. Tìm trong Tự Điển Hán Nôm, thì thấy câu trả lời “không có kết quả phù hợp.”

Continue reading Ngữ Cảnh là gì?

Giáo Dục Công Nhân Không Phải là Nhiệm Vụ của Ai Khác Ngoài Đảng

Đỗ Văn Phúc

Hơn một tuần này, công luận xôn xao về vụ ông Nguyễn Tường Tuấn ở Oregon có lời tuyên bố công khai “cám ơn ‘bác Hồ’ và đảng CSVN” cũng như việc ông ta đón tiếp đại sứ Việt Cộng Trịnh Xuân Lãng vào khoảng năm 1992 tại thành phố của ông mà đã gây sự phản đối rầm rộ của đồng hương nơi ông cư trú. Khi tôi gửi điện thư hỏi, ông Tuấn đã trả lời nguyên văn: “Câu chuyện đó đúng, nhưng người Việt tại Oregon không chịu tìm hiểu.” (email ngày 29 tháng 8, 2022 lúc 8:33 PM.)

Tôi cố giữ dự dè dặt vì giữa tôi và ông Tuấn có sự quan hệ (1) tình đồng đội (cùng chiến đấu ở Sư Đoàn 5 Bộ Binh tuy khi ông Tuấn ra trường về đơn vị thì tôi đã thuyên chuyển qua Không Quân) và (2) tình đồng cảnh tù cải tạo khi chúng tôi ở cùng đội 45, thuộc trại Z30C Hàm Tân. Tôi đã có viết về cuộc vượt trại thành công của ông Tuấn và hai đồng bạn khoảng năm 1978 trong cuốn hồi ký Cuối Tầng Địa Ngục (trang 91).

Continue reading Giáo Dục Công Nhân Không Phải là Nhiệm Vụ của Ai Khác Ngoài Đảng