“I” ngắn hay “Y” dài: Đúng và Sai?

Đỗ Văn Phúc

Tiếng Việt có sáu nguyên âm chính: A, E, I, Y, O, U; và đặc biệt, có thêm sáu nguyên âm phụ: Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư. Tiếng Việt cũng có mười bảy phụ âm chính: B, C, D, Đ, G (GH), H, K, L, M, N, P, QU, R, S, T, V, X; và tám phụ âm ghép: CH, GI, KH, NG (NGH), NH, PH, TH, TR. Lưu ý: mẫu tự Y là phụ âm theo Tây phương, nhưng là nguyên âm trong Việt ngữ.

Việc viết ‘I’ hay ‘Y’ đã được nhiều học giả đề cập đến và là đề tài bàn cãi gay go từ nhiều năm trời – và có lẽ sẽ khó đi đến đồng thuận. Chúng tôi có đọc nhiều bài của vài học giả; nhưng nặng về lý thuyết, phức tạp, rối ren và dĩ nhiên rất khó nhớ hết các qui tắc và bất qui tắc. Bài này không có tính cách khảo cứu, thuyết luận mà chỉ là một ý kiến nhỏ nhoi nhằm giản lược vấn đề; để cho bất cứ ai muốn học tiếng Việt – từ các học sinh tiểu học đến người mới biết chữ – dễ dàng thấu hiểu và áp dụng thay vì phải mày mò nhiều quy tắc và ngoại lệ phức tạp.

Chúng tôi rất tâm đắc với vài khảo hướng muốn viết ‘I’ một cách đồng nhất cho tất cả mọi trường hợp khi “âm ‘I’ là nguyên âm hay phần âm chính của âm tiết” không phân biệt chữ thuần Nôm hay chữ Hán Việt; chỉ có một ngoại lệ là dùng ‘Y’ cho những chữ theo cách đọc mà họ gọi là cách chúm môi.

Xin trích đăng một phần có tựa đề: “Cách Viết I và ycủa tác giả Bạch Diện Thư Sinh Trần Vinh (Phụ bản 6 trong sách Mặt Trận Đại Học Thời VNCH, trang 393-394. Thằng Mõ San Jose tái bản năm 2016).”

Trích:

“Trong ý hướng tiến tới việc thống nhất chính tả tiếng Việt, chúng tôi chủ trương viết I khi âm /I/ là nguyên âm hay là phần âm chính của âm tiết, không phân biệt từ đó là thuần Nôm hay Hán Việt. Ví dụ: Bí, di, gì, hỉ, kị, lí, mĩ, ni, rỉ, sĩ, tị, vì, xí… , nhưng ai đã viết tên riêng của mình cách nào, chúng tôi sẽ giữ nguyên.

Ví dụ: Nguyễn Cao Kỳ, Bửu Lâm, Chánh Trung…

Riêng trường hợp khi chữ I đứng một mình, chúng tôi theo ý nhiều nhà ngữ học, tạm thời chấp nhận cả hai cách viết I hoặc Y.

Ví dụ: Âm ỉ, ầm ĩ, nhưng có thể viết y tế, y thị, ý kiến, ỷ lại.

Xin nói thêm, chúng tôi viết UY chứ không viết UI những chữ phát ra âm /uy/.

Ví dụ: Quy, quý, quýt…, chứ không viết qui, quí, quít… (tránh được trường hợp Thuý và Thúi), nhưng ai đã viết tên riêng của mình cách nào, chúng tôi sẽ giữ nguyên. Ví dụ: Lý Quí Chung…

Đó cũng là cách viết của một số vị có công trình nghiên cứu về Ngữ Học Việt Nam, như TS. Nguyễn Đình Hoà (giáo sư Ngôn Ngữ và Văn Minh Văn Hoá VN tại VN và HK, khoa trưởng ĐH Văn Khoa Sài Gòn (1957), đồng sáng lập Viện Việt Học, 2000, HK), BS. Trần Ngọc Ninh (giáo sư ĐH Y Khoa Sài Gòn, giáo sư ĐH Vạn Hạnh, tổng trưởng Văn Hoá Xã Hội Đặc Trách Giáo Dục VNCH (1967), nguyên viện trưởng Viện Việt Học, HK), học giả Nguyễn Hiến Lê (#120 tác phẩm, Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc, 1966).

Cách nay không lâu, GS. Đoàn Xuân Kiên (Luân Đôn) cũng nêu lên quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Sau khi điểm qua các sách báo, các bộ từ điển và những cuộc tranh luận từ thế kỉ 17 tới nay, GS. Đoàn Xuân Kiên đã đúc kết thành nguyên tắc 5 điểm về cách viết chính tả hai chữ I và Y như sau:

  • Viết Y trong những trường hợp sau đây:

1)  khi tổ âm // ở đầu một tiếng. Ví dụ: yên, yêu.

2)  trong các tổ âm chúm môi /ui/ và /uiê/ (viết là uy, uyê, uya). Ví dụ: uy, chuyện, khuya, nguy, tuy.

3)  ở sau âm ngắn của a (trong chính tả hiện nay cũng viết bằng đồ vị /a/ và âm ngắn của ơ (tức là đồ vị /â/). Ví dụ: cay, dày, đây, mây.

  • Viết I trong những trường hợp sau đây:

4)  khi âm /i/ là nguyên âm, hay là phần âm chính của âm tiết.

Ví dụ: ỉ, bí, chim, hí, kìm, lì, lính, sĩ, tị, vì, vinh.

5)  Khi âm /i/ là âm cuối, đứng sau phần âm chính ở thể thường, để khép âm tiết.

Ví dụ: ngùi, đói, người, củi, hời, trai.

 (Đoàn Xuân Kiên.  Nói Thêm Về Chữ I và Y Trong Chính Tả Tiếng Việt. Định Hướng 32, tr. 45,46. Mùa Thu 2002, Hoa Kì).

Chính tả hai chữ I và Y thuộc phạm vi môn Ngữ Học Việt Nam. Môn học nào cũng có những nguyên tắc riêng. Giá trị của một nguyên tắc ngữ học căn cứ vào mức độ chính xác, hợp lí và những lợi ích mà nó mang lại chứ không dựa trên bất cứ quan điểm chính trị hay tôn giáo nào cả. Trên thực tế, nhiều người chủ trương bảo lưu thói quen “đã viết (I và Y) như thế từ hồi học Mẫu giáo”. Có lẽ các nhà nghiên cứu ngữ học cũng thông cảm phần nào với lối suy nghĩ của số đông này, song đã là nhà khoa học thì các vị ấy thường không bị lệ thuộc vào thói quen hay phong tục tập quán.”

Ngưng trích.

Tham khảo sách xưa:

Để biện minh cho đề nghị dùng mẫu tự “I” trong hầu hết mọi trường hợp, chúng tôi đã tham khảo các tự điển xưa như Dictionnaire Annamite-Francaise (1879) của J.M.J, Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (1651) của Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes và Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (1895) của ông Huình Tịnh Của và có những nhận xét như sau:

  1. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của ông Huình Tịnh Của chỉ thấy mẫu tự ‘Y’ với các chữ Y (giống như), Ý (ý tưởng), (ù lì), (cậy), Ỷa (đại tiện), Yêu, Yên, Ym (im vắng) (từ trang 461 đến đầu trang 466). Sau đó từ giữa trang 466 trở đi thì bắt đầu thấy các chữ có mẫu tự ‘I’. Chữ ‘Í’ được ghi tương đồng như chữ ‘Ý’.
  2. Tên học giả Huình Tịnh Của in trên bìa cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Huình với mẫu tự ‘I’. Không rõ ai về sau đã sửa lại thành Huỳnh Tịnh Của (Huỳnh với mẫu tự ‘Y’.
  3. Trong cuốn Tự Điển Việt Pháp Dictionnaire Annamite-Francaise của J.M.J. do Tân Định Imprimerie de la Mission in năm 1879, chúng tôi thấy chỉ có mẫu tự ‘I’ đi theo sau phụ âm ‘K’ mà không thấy chỗ nào có ‘Y’ sau ‘K’ cả (từ trang 380 đến trang 388). Tương tự trong Tự Điển Việt-Bồ-Latin (trang 239-240). Vậy các chữ Kĩ, Kì, Kị… là có từ trước mà về sau có người sửa lại thành Kỹ, Kỷ, Kỷ.
  4. Tương tự, trong cuốn Tự Điển Việt-Bồ-La Dictionnaire Annamite-Francaise chỉ thấy ‘I’ đứng sau phụ âm ‘M’ và ‘QU”. Có chữ (Việt-Pháp trang 461, Việt-Bồ-La trang 283, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị trang 647; Qui, Quì, Quí, Quỉ (Việt-Pháp trang 625, Việt-Bồ-La trang 362) mà không thấy chữ Mỹ; Quy, Quỳ, Quý, Quỷ. Như thế, các sách xưa đã dùng mẫu tự ‘I’ là phổ biến hơn mẫu tự ‘Y’.
  5. Riêng đối với phụ âm L, Tự Điển Việt Pháp trang 430 có các chữ Li (li biệt), Li (đơn vị cân đo), (lì lợm); ngoài ra thì (dặm, lý lẽ). Trong khi Tự Điển Việt-Bồ-La trang 256 chỉ có các chữ Li, Lí , mà không có Ly, Lý…
  6. Trong các tự điển Việt-Bồ-La, chúng tôi tìm thấy các chữ Chuiên, Chuiến, Chuiền, Chuiện (trang 112), Huiệt (trang 222), Khuiên (trang 239).

Ghi chú: Vì các sách tham khảo được chụp lại từ các sách xưa, nên số trang được đánh theo bản chụp chứ không phải số trang của sách. Việc tham khảo mất rất nhiều thì giờ, nên chúng tôi không thể nêu ra hết các thí dụ. Xin mời quí vị vào trang sau đây để đọc hết các tự điển xưa.

https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tu-dhien

Ghi chú quan trọng: Hai mẫu tự ‘I’ và ‘Y’ không có trong các trường hợp sau:

  1. Các mẫu tự ‘I’ và ‘Y’ không đứng sau các phụ âm C, P.
  2. Các mẫu tự ‘I’ và ‘Y’ cũng không theo sau các nguyên âm Ă, E, Ê.
  3. Mẫu tự I không theo sau nguyên âm  (ví dụ chỉ có Mây, Đây mà không có Mâi, Đâi).
  4. Mẫu tự ‘Y’ không theo sau các nguyên âm Ơ, Ô và Ư (ví dụ chỉ có Hơi, Tơi mà không có Hơy, Tơy; Đôi mà không có Đôy; Cửi, Chửi mà không có Cửy, Chửy).

Đề nghị một cách viết đồng nhất:

1.- Nguyên tắc chung: Dùng mẫu tự ‘I’ cho các tất cả các trường hợp khi các chữ có hai mẫu tự ‘I’ hay ‘Y’ đều đọc giống nhau, và có ý nghĩa như nhau.

11. Khi đứng đầu trong một chữ (không có mẫu tự nào ở trước hoặc khi không có mẫu tự nào ở trước và theo sau nó)

Ví dụ: I phục – Y phục, Í nghĩa – Ý nghĩa, lại – Ỷ lại, Im lặng, Inh ỏi…

12. Mẫu tự ‘I’ hay ‘Y’ đều đọc giống nhau khi đứng sau tất cả các phụ âm.

Ví dụ: Bỉ cực – Bỷ cực, Trái – Trái bý, Di chuyển – Dy chuyển, Đi lại – Đy lại, Ghi nhớ – Ghy nhớ, Hi hữu – Hy hữu, Ki lô – Ky lô, luận – Lý luận, miều – Mỹ Myều, Qui – Quy  (chúng tôi ghi thêm các chữ có ‘y’ chỉ để so sánh cách đọc giống nhau).

2.- Các ngoại lệ:

21.- Mẫu tự ‘I’ hay ‘Y’ có khi đọc khác nhau và có nghĩa khác nhau trong các trường hợp sau:

–  Khi đứng sau mẫu tự A, U.

Ví dụ: Hai -/- Hay, Mai -/- May, Ủi -/- Ủy, Uy -/ Ui, Thúi -/ Thúy, Tái -/- Táy, Mái -/ Máy, Lái – Láy, Lụi — Lụy, Hủi -/ Hủy, Ngui -/- Nguy, Túi -/- Túy, Xúi -. Xúy.

22.- Ngoại lệ của trường hợp mẫu tự ‘Y’ đứng kèm giữa hai nguyên âm U và Ê với cách đọc “chúm môi” như đề nghị của tác giả Trần Vinh ở phần đầu bài; Theo tôi cũng có thể thay bằng mẫu tự ‘I’ và cách đọc cùng ý nghĩa không khác nhau.

Ví dụ: Quyến Luyến- Quiến Luiến, Nguyên – Nguiên, Uyển chuyển – Uiển chuiển, Huấn luyện – huấn luiện.

Đó, quí vị thấy, mẫu tự ‘I’ có thể dùng cho hầu hết mọi trường hợp, chỉ trừ hai ngoại lệ. Đơn giản thế thì thôi chứ. Qui tắc chung càng áp dụng cho nhiều trường hợp và ngoại lệ càng ít thì càng dễ học, dễ nhớ.

Kết luận

Mời quý vị xem qua vài đôi chữ sau:

I sĩ – y sĩ, kĩ sư – kỹ sư, í tưởng – ý tưởng, nỉ non – nỷ non, mi miều – mỹ myều, Iêu đương – Yêu đương

Chữ nào đúng, chữ nào sai? Đánh giá đúng sai dựa trên tiêu chuẩn nào, qui luật nào? Xin thưa, chưa hề có qui luật nào hay văn bản về cách dùng có tính cách hợp pháp để đem ra áp dụng chung cả. Người Việt đã nói và viết theo thói quen từ hàng trăm năm nay để chúng ta có thể tạm chấp nhận một cách viết quen thuộc.

Có thể mới đầu, quí vị thấy các chữ ‘iêu nhau, í nghĩa, kĩ sư…” chưa quen! Nhưng qua thời gian rồi mọi người nhìn quen mặt chữ và sẽ cảm thấy quen dần và thấy đẹp thôi. Quí vị nào muốn viết theo kiểu của mình thì cứ tùy nghi. Chúng ta tôn trọng quyền tự do lựa chọn, miễn nghĩa của chữ và cách đọc không thay đổi. Nhưng cần có những nguyên tắc được dạy và áp dụng trong học đường, truyền thông, công quyền để dần dần đi đến sự đồng nhất.

Khởi đi từ khi hai Giáo Sĩ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes soạn ra chữ Quốc Ngữ Việt Nam bằng mẫu tự Latin, đã có biết bao nhiêu thay đổi qua gần 400 năm và vẫn còn nhiều điểm cần sửa lại cho hợp lí hơn, đáp ứng nhu cầu và phương tiện của thời đại mới.

Vị nào muốn tìm hiểu thêm về các khảo hướng khác, xin đọc bài của cac tác giả ở:

https://baomai.blogspot.com/2011/09/chuyen-dai-i-ngan-y-dai.html?m=1

https://online.fliphtml5.com/hijhs/wqxx/#p=46