Tự Điển Chính Tả Viết Sai Chính Tả!

Hồng Phúc phỏng vấn nhà văn Đỗ Văn Phúc về cuốn Tự Điển Chính Tả – Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi ngày 11 tháng 7, 2023.

1.   Hồng Phúc:   Thưa ông, mới đây, ở trong nước có một “biến cố văn hóa” làm “bàng hoàng” cả nước. Đó là sự phát hiện nhiều lỗi chính tả sơ đẳng trong cuốn “Từ Điển Chính Tả tiếng Việt”, do Phó giáo sư Tiến sĩ Hà Quang Năng chủ biên, Thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, Nhà xuất bản Đại Học quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2017.

Mang tiếng là “Từ Điển Chính Tả tiếng Việt”, nhưng nhà biên soạn đã viết sai đến “bàng hoàng” nhiều từ ngữ rất thông dụng! Xin đơn cử một vài thí dụ:

Thưa Ông, theo Ông thì nguyên do nào đã khiến cho những người đã có những học vị cao ngất như thế mà lại làm một công việc hết sức quan trọng là soạn từ điển để dậy người ta viết cho đúng chính tả thì lại dậy sai, với những từ ngữ tầm thường như vậy?

Trả lời:

Thưa anh, Đã từ hàng chục năm nay, tôi vẫn có cái nhìn hoài nghi bất tin cẩn đối với giới trí thức do chế độ CS đào tạo. Không phải chí có 1001, mà là một triệu lẻ một điều để nói về tệ trang giáo dục của CSVN. Chúng ta từng nghe chuyện những người mang học vị Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, nhưng chưa hề học qua các lớp Trung Học; thậm chí cả tiểu học. Chúng ta từng biết nhiều khoa bảng không nói được một câu tiếng Anh, chưa hề ra khỏi nước, nhưng lại có bằng tốt nghiệp từ các Đại Học Mỹ… Tôi từng cầm trên tay cuốn sách do Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước xuất bản mang tựa đề “Vật Lý Đại Chúng’ nhưng nội dung lại là những hiện tượng về thiên văn, vũ trụ. Hoá ra những nhà ‘trí thức XHCN’ đã hiểu sai chữ Universelle (thuộc về vũ trụ) là universelle (có tính cách đại chúng).  Vật Lý Vũ Trụ là môn cao cấp học về những hiện tượng thiên văn vũ trụ được dạy ở các năm cuối ở đại học khoa học; trong khi Vật Lý Đại Chúng là về những sự kiện vật lý căn bản trong đời sống hàng ngày được dạy ở các lớp tiểu học.

Chúng tôi cũng từng đọc thấy trong Tự Điển VN do Ủy Ban Khoa Học Xã Hội ấn hành những định nghĩa sai be bét..

Vì thế, xin phép miễn bàn về trình độ thật sự của các học vị trong chế độ CSVN. Làm sao có thể có một tầng lớp trí thức đúng nghĩa khi 90% các nhà lãnh đạo nhà nước CSVN xuất thân từ thành phần thất học cặn bã xã hội, nhưng lại cao ngạo, tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ”?

Mới sơ sơ, người ta đã tìm thấy trên 40 chữ sai chính tả ngay trong cuốn Tự Điển Chính Tả Tiếng Việt của PGS.TS Hà Quang Năng (chủ biên) và thạc sĩ Hà Thị Quế Hương do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2017. Điều này chứng minh lập luận của chúng tôi rằng: Trí thức XHCN không có chút giá trị nào để chúng ta mất công bàn cãi.

Hiện nay, cuốn sách này đã được nhà xuất bản thu hồi để kiểm điểm! Ngoài cuốn sách này, còn biết bao nhiêu sách khác, bao nhiêu văn thư nhà nước, bảng hiệu công cộng đầy dẫy lỗi chính tả sơ đẳng mà chúng tôi có vài lần nêu lên trong các bài báo, in trong cuốn Chuyện Dài Chữ Nghĩa do chúng tôi biên soạn. https://michaelpdo.com/2022/11/toan-quoc-noi-ngong/

2. Hồng Phúc: Thưa Ông, khi ông Hồ Chí Minh lên cầm quyền năm 1946 đã long trong trọng tuyên bố: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành (1).

Thưa Ông, ngày hôm nay, sau 77 năm cầm quyền, nền giáo dục CSVN đã đào tạo ra được một lớp người như thế nào? Cuối năm 2022 đã có 500,000 ngàn người Việt xuất khẩu Lao Động. Xuất khẩu Lao Động là gì? Xuất khẩu Lao Động là đẩy con dân của mình vào con đường làm tôi tớ cho người ta, chị em phụ nữ thì nấu ăn giặt giũ, giữ con nít, có người bị đánh đập hành hạ, có người bị hãm hiếp, lạm dụng tình dục… Cuối năm 2023 nhà nước đang quyêt tâm đẩy số người xuất khẩu lao động lên thêm 500.000 ngàn nữa cho đạt chỉ tiêu một triệu người!

Về phẩm chất người Việt Xuất Cảng Lao Động thì sao? Xin hay vào Google và Wikipedia mà xem thành tích người Việt ở nước ngoài: Trồng Cần Sa, trộm cắp, có những nhà hàng ăn “bao bụng” đề bảng khuyên nên lấy thức ăn vừa đủ, ăn hết rồi lấy nữa, đừng bỏ phí thức căn…

Thưa Ông, còn biết bao nhiều điều tôi muốn nói mà không sao nói hết được.

Thưa Ông, vì sao giấc mơ của ông Hồ trải qua 77 năm mà không thực hiện được?

Trả lời:

Điều mà anh gọi là ‘Giấc mơ của ông Hồ’ thật ra là giấc mơ của tất cả mọi người mà đã được hứa hẹn đầu môi chót lưỡi. Chẳng qua chỉ là lời mị dân như tất cả những lời hứa hẹn cơm no, áo ấm, độc lập, tự do, bình quyền… Cho nên, để trả lời anh Hồng Phúc, chúng tôi xin thưa rằng: đối với CS, giữa lý thuyết và thực tế là hai thái cực.

Những người xã hội chủ nghĩa hay CSCN khi kêu gọi quần chúng đấu tranh,  thường vẽ ra những triển vọng tốt đẹp cho cái xã hội mà họ sẽ dựng lên. Nhưng từ khi đế quốc CS hình thành trải dài khắp 4 đại lục, chúng ta chưa thấy một nước CS nào thực hiện những điều họ hứa. Có hai lý do chính: (1) các lãnh tụ CS chỉ biết cai trị sao cho ổn định về chính trị bảo đảm quyền lực lâu dài; mà không hề có khả năng phát triển kinh tế, giáo dục. (2) Không những thế, họ còn muốn thi hành chính sách ngu dân để dễ lừa bịp, tuyên truyền. Mao Trạch Đông, trùm CS Trung Cộng từng nói: “Trí thức không có giá trị bằng cục phân.”

Triết lý giáo dục, đào tạo của các nước không CS như miền nam chúng ta ngày xưa dựa trên nền tảng ‘Khai Phóng, Nhân Bản” nhằm đào tạo cho tương lai một lớp người có đủ trình độ tương ứng theo đã tiến triển của thế giới cộng với tinh thần nhân bản. Quí vị chắc còn nhớ những bài tập đọc dựa trên những chuyện cổ tích đề cao lễ nghĩa, đạo lý; và các môn Công Dân Giáo Dục ở cấp trung học miền nam dạy tinh thần dân tộc, đạo đức xã hội, cách ứng xử với tha nhân trong cộng đồng.

Trong khi đó, chủ trương đào tạo và sử dụng người của họ phải theo đúng châm ngôn “Hồng hơn Chuyên” (không cần tài năng, trí thức nhưng chỉ cần trung thành với đảng).

Những trí thức do miền Nam đào tạo, có thể có mức độ giỏi khác nhau, nhưng chắc chắn là có đầy đủ kiến thức căn bản trong lãnh vực họ được đào tạo. Trong khi trí thức XHCN thì không biết phải dùng tính từ nào để nói về họ cho đúng. Mỗi ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta vẫn đọc thấy những câu tuyên bố ngớ ngẩn, lố bịch của các ngài tiến sĩ, giáo sư của nước VN Xã Hội Chủ Nghĩa. Chúng tôi có sưu tầm được 12 trang những câu này và in trong cuốn Những Mẩu Chuyện về Bác Hồ mà quí vị có thể đọc ở link này (từ trang 33 đến trang 44). https://online.fliphtml5.com/ykequ/qbdi/

Chúng tôi không vơ đũa cả nắm đâu. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp, trò chuyện, hay đọc các bài của những trí thức có trình độ, có khả năng biện luận hợp lý, sâu sắc. Nhưng có lẽ đó là do truyền thống của những gia đình trí thức cũ sót lại ở miền Bắc hơn là do sự đào tạo từ nhà trường XHCN.

3. Hồng Phúc:  Thưa ông, có bao giờ Ông nghe được một ông Bộ Trưởng Giáo Dục và Đào Tạo, ông Tổng Bí Thư Đảng CSVN hay ông Thủ Tướng chính phủ CSVN tuyên bố sẽ tiến tới miễn phí giáo dục phổ thông chưa, thưa Ông?

Trả lời:

Điều này tôi không nghe được. Nhưng trên thế giới ngày nay, giáo dục phổ thông không những miễn phí mà còn là điều bắt buộc đối với giới thanh thiếu niên.

4. Hồng Phúc: Thưa Ông, vì thời lượng của chương trình giới hạn, đây là câu hỏi sau cùng cho cuộc trò chuyện của chúng ta ngày hôm nay.

Thưa Ông, có khi nào Ông nghĩ rằng sẽ có một ngày CSVN sẽ làm một cuộc Cách Mạng Giáo Dục, “vì mục đích trăm năm trồng người”, như Quản Trọng thời xưa, đào tạo ra những con người cho ra CON NGƯỜI, hữu ích cho quốc gia dân tộc không, thưa Ông?

Trả lời:

Khi nào con bò đực đẻ ra con bê thì chuyện đó mới có cơ may xảy ra! Hoặc khi đó không còn chế độ CS trên đất nước ta nữa.