All posts by mikedo94

Hội Thảo về Chiến Tranh Việt Nam tại Irving, Texas

Đỗ Văn Phúc ghi nhận tư Irving, Texas.

Năm nay 2024, đánh dấu 50 năm của 1974, một năm mà Quân Lực VNCH bị cắt giảm viện trợ nhưng phải đương đầu với một lực lượng Cộng Quân ồ ạt từ miền Bắc đưa vào nhầm đánh môt trận thư hùng quyết định, Trung Tâm Việt Nam & Thư Khố Việt Nam Sam Johnson thuộc trường Đại Học Texas Tech mở cuôc hội thảo ba ngày tại thành phố Irving, Texas với chủ đề cuộc hội thảo năm nay là “Năm 1974: Nền Hoà Bình Đổ Vỡ, Chiến sự Tiếp Diễn, và Sự Chuẩn Bị cho Trận Chiến Cuối Cùng ở Việt Nam.” (1974: Shattered Peace, Continued Conflict, and Preparing for the Final Battle for Vietnam).

Continue reading Hội Thảo về Chiến Tranh Việt Nam tại Irving, Texas

Vị Hôn Phu, Vị Hôn Thê

Đỗ Văn Phúc

Người vợ hoặc chồng chưa cưới thì gọi là vị hôn thê và vị hôn phu. Chữ “vị” ở đây có nghĩa là chưa.

Hai chữ “hôn thê, và hôn phu” là sự ghép chữ hoàn toàn sai. Đã là phu (chồng) hay thê (vợ) tất là đã cưới nhau rồi, còn thêm hôn làm gì?

Như thế, chữ “vị hôn phu, vị hôn thê” là ghép các chữ “vị hôn” + “ thê”, hay “vị hôn” + “phu”. Chứ không phải “vị”+ “hôn thê”, hay “vị” + “hôn phu.”

Hồi trước tôi cũng có học và nói được tiếng Quan Thoại và Quảng Đông. Tôi còn nhớ “Phánh txấy, phánh phúa” là vợ, chồng. Txấy và Phúa là Thê và Phu, còn chữ Phánh này tôi không nhớ ký tự Hán văn nên không biết đọc theo chữ Nho là gì. Nhưng khi nói về vợ, người ta thường nói “Wò t’ai t’ai, n’i t’ai t’ai”  (Ngã Thái Thái, Nhĩ Thái Thái). Chúng ta nên dùng các chữ “Chồng, Vợ” khi đàm thoại bình thường, và “Phu Quân, Hiền Thê” khi viết trong các văn bản cần trang trọng.

Có vài người lại diễn dịch rằng chữ “VỊ” là nói cách kính trong như khi chúng ta nói “vị chỉ huy, vị bộ trưởng...” Thực tế,, không ai nói thế và ghép hai chữ Hôn Phu, Hôn Thê mà như chúng tôi giải thích bên trên, là không đúnh.

Continue reading Vị Hôn Phu, Vị Hôn Thê

Hết Giải Mã, Nay Lại Giải Ảo

Đỗ Văn Phúc

Năm ngoái, sau vài bài góp ý, hai chữ “giải mã” đã biến mất trên những chương trình thời sự thực hiện qua hệ thống You tube và trang truyền thông xã hội. Xin cám ơn và hoan nghênh tinh thần phục thiện của các vị.

Nhưng hiện nay vẫn còn hai chữ “Giảo Ảo” xuất hiện thường xuyên trên một channel thời sự thế giới trên Facebook hay YouTube.

Trước hết, ẢO là gì?

Ảo là thứ không có thật (false), là thứ do tưởng tượng ra (imaginary), hay do xảo thuật, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng tạo ra để làm cho người khác tưởng là thật (magic).

Continue reading Hết Giải Mã, Nay Lại Giải Ảo

Những Cách Nói Nên Tránh

Đỗ Văn Phúc

Đọc trên vài báo bên Việt Nam:

– Công an chận bắt bọn buôn lậu ở biên giới, tịch thu 15 cá thể rùa.

– Sáng nay, công an dẫn hai cá thể phạm nhân ra toà.

– Chi Ba xử lý rau xong, cho vào chảo xào với tôm.

– Cầu thủ Hoàng xử lý đường banh thật đẹp vào khung thành đối phương.

Xin hỏi quí vị có nghe lọt tai không?

Continue reading Những Cách Nói Nên Tránh

Liên Hệ Có Phải là Động Từ hay Không?

Đỗ Văn Phúc

Từ hàng chục năm qua, người trong nước Việt Nam thay vì dùng chữ liên lạc, tiếp xúc… đã dùng chữ Liên Hệ như là một động từ khi nói về việc tiếp xúc với ai hoặc tập thể nào đó để cùng làm việc hay giải quyết chuyện gì (Ví dụ: liên hệ công tác; liên hệ với công ty X bằng điện thư để đặt mua hàng) .

Chúng tôi tìm hết các tự điển khả tín trước 1975, chỉ thấy động từ Liên Lạc như nghĩa trên mà không thấy động từ Liên hệ.

Trong Tự Điển Thiều Chửu, có chữ Hệ là liên lạc, Quan Hệ là “Sự gì có can thiệp cả hai bên; để cho vật này lệ thuộc vào vật kia.”

Continue reading Liên Hệ Có Phải là Động Từ hay Không?

Cái ‘Tôi’ Đáng Ghét!

Đỗ Văn Phúc

Nhà bác học vĩ đại người Pháp Blaise Pascal (1623 – 1662) từng nói “Cái ‘tôi’ là cái đáng ghét (Le moi est haïssable)

Thói phô trương cái ‘tôi’ lố bịch hình như rất phổ biến trong người Việt chúng ta! Một anh bạn của tôi ở Minnesota xúi dại tôi viết về đề tài này. Dù rất sợ lãnh dao, ăn búa; tôi cũng ráng gồng mình góp vài kinh nghiệm và ý kiến như sau.

Gần đây, thấy xuất hiện trong những loại email có tựa đề “Tiến Sĩ Luật Cù… làm cái này, Tiến Sĩ Luật Cù nói điều kia…”. Mở đầu email là câu viết “Tôi trả lời phỏng vấn…” hay “Tôi lên tiếng trên đài XYZ….”  Cuối email thế nào cũng lặp lại nguyên học vị kèm tên “Tiến Sĩ Luật Cù….”

Chao ôi, sao cái tôi của anh này lớn thế?

Continue reading Cái ‘Tôi’ Đáng Ghét!

Truy Tầm Thủ Phạm Không Khó!

Đỗ Văn Phúc

Tuần trước, chúng tôi phổ biến bài về cách lừa đảo tại Hoa Kỳ và được nhiều bạn đọc hoan nghênh. Có vị còn yêu cầu viết thêm về đề tài này để giúp quý đồng hương tránh được nạn lừa đảo hay bị đánh cắp các account trên internet.

Nhận vụ một phụ nữ dân oan ở Việt Nam bị một người có tên LTU ở Đức lừa gạt lấy tiền qua phương tiện Facebook và một cái link với malware, chúng tôi thất vọng vì ông LTU – nếu cho rằng mình bị đánh cắp account – đã không hề lên tiếng để thanh minh và cũng không có hành vi nào để nhờ cơ quan cảnh sát hay dịch vụ Facebook điều tra minh oan. Đây là một nghi vấn rất nghiêm trọng quan hệ tới danh dự bản thân và tập thể mà ông LTU là thành viên. Bất cứ ai trong trường hợp này cũng phải cật lực tự lên tiếng, nhờ bạn bè góp lời và nhất là phải có hành động cụ thể như báo cáo cơ quan cảnh sát, công ty dịch vụ Facebook để điều tra minh oan thay vì coi thường dư luận và quay sang nhục mạ nạn nhân và những người lên tiếng!

Continue reading Truy Tầm Thủ Phạm Không Khó!

Cách Trả Lời “Yes/No” Không Đơn Giản!

Đỗ Văn Phúc

Chuyện Dài Chữ Nghĩa cứ phải thêm trang và nộp bản nhiều lần, làm cho nhà phát hành than phiền mất thì giờ quá. Vì vậy, chúng tôi xin tạm ngưng bàn luận về các chữ Việt mà xoay qua một vấn đề khá quan trọng trong đời sống của những người Việt ở Hoa Kỳ. Ông bạn già Nguyễn Gia Quốc ở Minnesota của tôi cứ thôi thúc phải viết một bài để hướng dẫn cách trả lời “yes” hay “no” trong một số câu hỏi tiếng Anh mà sự trả lời sai có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hay đảo ngược kết quả của hành vi mình. Đó là thói quen trả lời các câu hỏi phủ định bằng chữ xác định.

A. Câu hỏi tiếng Anh có thể trực tiếp hay gián tiếp.

Continue reading Cách Trả Lời “Yes/No” Không Đơn Giản!

Vài Cách Lừa Đảo tại Hoa Kỳ

Đỗ Văn Phúc

Xin thưa, có cả 1001 cách mà bọn gian dùng để lừa đảo người lương thiện nhằm moi tiền hay thu thập những chi tiết lý lịch cá nhân. Nhất là từ khi có internet với các lập trình tinh vi, ngay cả những người có tri thức, trình độ còn bị gạt, nói chi đến những bình thường khác.

Thời gian chúng tôi mới định cư ở Mỹ (đầu thập niên 1990), mỗi tuần chúng tôi nhận được một phong bì dày cộm với những trang brochure in màu sắc lộng lẫy. Ngoài phong bì có in đậm hàng chữ “Bạn đã trúng thưởng 5 triệu đô la.” Mở phong bì ra thấy có một ô bị che bởi lớp bạc. Sau khi cạo lớp bạc sẽ hiện ra một dãy số hay vài chữ cái mà nếu nó trùng với hàng số hay chữ cái trong lá thư chính thì xem như mình đã trúng thưởng. Dường như bất cứ ai nhận những phong bì này cũng đều trúng thưởng cả. Nhưng chưa hết, họ sẽ yêu cầu mình tiếp tục trò chơi cho đến ngày chung cuộc (mà chẳng bao giờ có ngày này cả!). Trong lúc đó, họ mời chúng ta đặt mua sách báo. Thấy giá cũng rẻ, nên chúng tôi cũng mua vài tạp chí, chừng vài chục đô la cho một năm. Cuộc chơi cứ thế, kéo dài hết tháng này qua tháng nọ mà chẳng biết bao giờ mình mới nhận được cái giải trúng 5 triệu đô la kia. Nó như kiểu người xà ích treo bó cỏ trước đầu con ngựa, và con ngựa cứ thế tiến tới mãi và chẳng thể nào với miệng tới bó cỏ.

Continue reading Vài Cách Lừa Đảo tại Hoa Kỳ

Mình ơi! Nói Sao Cho Vừa Lòng Mình?

Đỗ Văn Phúc

Hàng ngày, trên các trang Facebook, thấy nhảy vào trong các cái post của chúng ta những câu quảng cáo đủ loại từ bên Việt Nam mà đa số là của các cô, đại loại như: “Mình xin giới thiệu sản phẩm xyz… đầy ‘chất lượng’, giá ‘bèo’. Xin “giao lưu’ với mình qua điện thoại. 81-000-9999.”  Hoặc thỉnh thoảng nhận cú điện thoại lạ hoắc với cái giọng ỏn ẻn như: “Alô, mình xin nói chuyện với anh ABC. Mình có loại hàng này….”

Các cô gái này chắc khoảng trên dưới hai mươi, không cần biết đối tượng họ đang tiếp xúc già trẻ lớn bé ra sao – có khi người ở tuổi cha ông của họ – cứ suồng sã gọi anh, xưng mình như các cô gái bán bar hay các em út ở nhà thổ vồ vập với khách làng chơi.

Continue reading Mình ơi! Nói Sao Cho Vừa Lòng Mình?

Dịch Thuật hay Dịch Vật?

Đỗ Văn Phúc

Nhân nói đến việc dịch thuật

Trong những năm gần đây, trên các báo chí, truyền thông xã hội có đưa ra hình ảnh những bảng hiệu, biểu ngữ, văn bản bên Việt Nam với những chữ dịch từ Việt Ngữ sang Anh Ngữ một cách ngớ ngẩn như: ô mai (salted apricot) dịch là “umbrella tomorrow,” khô mực (squid) dịch là “dried ink,” [con] công Ấn Độ (peacock) dịch là “Indian public”… Không ai bắt bẻ chê bai những người dân bình thường trình độ thấp kém. Nhưng khổ nỗi việc dịch bậy bạ này xảy ra ở các lãnh vực công quyền, báo chí.

Trên báo VNExpress ngày 15 tháng 10, 2021 có đăng bản tin về việc cô Jennifer Gates kết hôn với một anh đua ngựa. Tác giả đã dùng tựa đề “Con gái ‘ngậm thìa vàng’ của tỷ phú Bill Gates.” Không biết có bao nhiêu người Việt Nam hiểu ý nghĩa của tựa đề này!

Continue reading Dịch Thuật hay Dịch Vật?

Giọng Hát Đẹp!

Đỗ Văn Phúc

Tôi không nhớ có bao nhiêu lần trong cuốn sách Chuyện Dài Chữ Nghĩa mà tôi cố thuyết phục việc sử dụng các tĩnh từ (hay mạo từ, động từ …) cho thích ứng với từng chủ từ mà nó bổ nghĩa hay tùy từng trường hợp tinh tế khác nhau.

Vừa rồi, chúng tôi nhận được một điện thư của một anh bạn ở tận Washington DC bào chữa cho việc dùng tĩnh từ “đẹp” khi khen một giọng hát hay. Đây là một phần  nội dung điện thư đó:

Trích:

       Tôi vừa tham gia lên tiếng bênh vực một người em khi cô ấy khen ngợi ba ca sĩ “có gịong hát ̣đẹp” sau khi họ trình diễn một bài hợp ca. Cô đã bị vài vị tiền bối chỉ trích , thiếu điều đòi cắt đi lời phê bình này chỉ vì lí do trong nước đã dùng rồi,  đó là ngôn ngữ “Việt Cộng” !

Continue reading Giọng Hát Đẹp!

Ngữ Cảnh là gì?

Đỗ Văn Phúc

những năm gần đây, chữ “ngữ cảnh” thấy xuất hiện nhiều trên các báo bên Việt Nam và cả báo chí của người Việt tại hải ngoại. Chữ này rất mới mà chúng tôi chưa bao giờ nghe hay đọc trong sách báo Việt Nam trước 1975. Lần mở hết các cuốn tự điển ngày trước ra cũng không tìm thấy. Các cuốn Việt Hán Tự Điển của Huỳnh Minh Xuân (trang 577-578), Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (trang 1406), Tự Điển Khai Trí Tiến Đức (trang 399), Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ (trang 338), và Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh (cuốn hạ, trang 51) đều có nhiều chữ ghép với Ngữ, nhưng không thấy Ngữ Cảnh. Tìm trong Tự Điển Hán Nôm, thì thấy câu trả lời “không có kết quả phù hợp.”

Continue reading Ngữ Cảnh là gì?

Giáo Dục Công Nhân Không Phải là Nhiệm Vụ của Ai Khác Ngoài Đảng

Đỗ Văn Phúc

Hơn một tuần này, công luận xôn xao về vụ ông Nguyễn Tường Tuấn ở Oregon có lời tuyên bố công khai “cám ơn ‘bác Hồ’ và đảng CSVN” cũng như việc ông ta đón tiếp đại sứ Việt Cộng Trịnh Xuân Lãng vào khoảng năm 1992 tại thành phố của ông mà đã gây sự phản đối rầm rộ của đồng hương nơi ông cư trú. Khi tôi gửi điện thư hỏi, ông Tuấn đã trả lời nguyên văn: “Câu chuyện đó đúng, nhưng người Việt tại Oregon không chịu tìm hiểu.” (email ngày 29 tháng 8, 2022 lúc 8:33 PM.)

Tôi cố giữ dự dè dặt vì giữa tôi và ông Tuấn có sự quan hệ (1) tình đồng đội (cùng chiến đấu ở Sư Đoàn 5 Bộ Binh tuy khi ông Tuấn ra trường về đơn vị thì tôi đã thuyên chuyển qua Không Quân) và (2) tình đồng cảnh tù cải tạo khi chúng tôi ở cùng đội 45, thuộc trại Z30C Hàm Tân. Tôi đã có viết về cuộc vượt trại thành công của ông Tuấn và hai đồng bạn khoảng năm 1978 trong cuốn hồi ký Cuối Tầng Địa Ngục (trang 91).

Continue reading Giáo Dục Công Nhân Không Phải là Nhiệm Vụ của Ai Khác Ngoài Đảng

Đố ai an táng được hương linh?

Đỗ Văn Phúc

Con người khi sống có hai phần: thể xác và linh hồn. Phần thể xác (corpse/body) gọi là nhục thể (không phải nhục thân). Tự điển Hán Việt chỉ có hai chữ nhục thể 肉體 mà không có chữ nhục thân 肉身. Nhục 肉 là xác thịt; thể 體 là nói về toàn bộ thân thể con người; còn thân 身chỉ là phần tử cổ xuống đến bẹn, không bao gồm đầu và tứ chi. Ví dụ khi nói đến thân cây (trunk) là chỉ phần không có rễ và cành lá. Phần linh hồn (spirit/ghost) của con người khi đã chết bên Phật Giáo gọi là hương linh 香靈 hay vong linh 亡靈.

Vì vậy khi con người qua đời, theo niềm tin các tôn giáo thì phần linh hồn của những người hiền lương sẽ rời phần thể xác để được Thánh Phê Rô hay Phật A Di Đà đón về cõi thiên đàng hay niết bàn hưởng phước đời đời – tuỳ theo người này là tín đồ Thiên Chúa Giáo hay Phật Giáo. Còn nếu phạm nhiều tội lỗi thì sẽ sa xuống địa ngục để nhận các hình phạt.  Phần thể xác còn lại thì tuy ý thích mà được chôn hay thiêu ra tro rồi gửi vào nơi thờ tự hoặc đem rải ra sông, biển.

Continue reading Đố ai an táng được hương linh?

“[B]ác Hồ” phải sống!

Đỗ Văn Phúc

Hôm qua, nhân có việc phải đi Houston, chúng tôi lái xe trên đường 290 rồi quẹo phải ở ngả tư 290- North Eldridge để xuống khu chợ Việt Nam trên đường Bellaire. Vừa qua chừng hai blocks đường, chúng tôi phải dừng chờ đèn ở ngay góc tiếp giáp với con đường mang tên Firebrick. Đột nhiên, hai chữ Firebrick gợi lại câu chuyện viên gạch nung lửa mà “bác Hồ” nhà ta từng dùng để sưởi ấm mỗi đêm đông buốt giá khi ngài còn lang thang lếch thếch trên các đường phố Paris hoa lệ.

Chuyện do chính “bác” kể lại chứ tui không có can đảm viết chuyện huyền thoại đâu.

Số là khi anh bố trời đánh của “bác” vì tội đánh người chết mà bị lột chức đuổi về quê bắt gà cho vợ (có lẽ vợ bé, vì vợ lớn Hoàng Thị Loan đã chết năm 1901 lúc 33 tuổi), “bác” khi đó có tên là Nguyễn tất Thành đã bắt đầu ôm mộng làm tay sai cho thực dân, nên đã gửi đơn xin theo học trường Hành Chánh Thuộc Địa (French Colonial Administrative School). Có lẽ nhìn thấy anh chàng mặt dơi tai chuột, loắt choắt như con khỉ khô, có tướng mạo gian xảo và phản chủ, nên bọn Tây cũng chê mà bác đơn của “bác.”

Continue reading “[B]ác Hồ” phải sống!

Xàm Xỡ hay Sàm Sỡ?

Đỗ Văn Phúc

Mỗi khi nghe câu: “Ông này tính nết xàm xỡ lắm, ” thì chúng ta thường nghĩ đến hành vi không lịch sự của vài người đàn ông vốn có máu dê, tay chân thường táy máy tìm cách sờ soạng, bốc hốt phụ nữ hay có những lời nói bậy bạ không đứng đắn. Rất nhiều người đã nói hay viết thành “sàm sỡ.” Quả thực nhiều người trong chúng ta thường phân vân không biết chắc chữ nào đúng, chữ nào sai.

Các bài viết, bản tin trên báo chí bên Việt Nam đều viết chữ “sàm sỡ.” Sách luật của Việt Nam Cộng Sản định nghĩa “sàm sỡ hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ với mục đích quấy rối tình dục hoặc làm nhục người khác, xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của công dân đươc pháp luật bảo hộ” (sic).

Trong cuốn Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, “xàm” được định nghĩa là bậy, quấy. Có các chữ ghép với “xàm” như “xàm xỉnh” là bậy bạ, “xàm xỡ” là quấy phá. Nói xàm là nói bậy bạ. (Tiến Đức trang 647). Nói xàm còn nghĩa là nói nhảm nhí, vô duyên.

Continue reading Xàm Xỡ hay Sàm Sỡ?

Những Chữ Có Thể Bị Hiểu và Dùng Sai: Tháng Tuổi

Đỗ Văn Phúc

Long Lanh, Lóng Lánh, Lấp Lánh, Lung Lay

Long lanh, lóng lánh, lấp lánh (sparkling) để diễn tả một vật gì sáng lên, nhấp nháy khi phản chiếu ánh sáng

Ví dụ: Long lanh đáy nước in trời. Đôi mắt em long lanh đẹp tuyệt. Hoa đèn lóng lánh mặt gương Quảng Hàn. Viên kim cương lóng lánh.

Lung lay (cũng như Lung linh, flickering) chỉ hiện tượng khi mờ khi tỏ do tác động nào đó

Ví dụ:Ngọn đèn lung linh mờ ảo. Hàng cây lá lung lay trước gió.

Tháng Tuổi

Từ hơn chục năm qua, nhiều người rất khó chịu khi nghe những câu trả lời về các em bé sơ sinh “Cháu xinh quá! Được mấy tháng tuổi rồi? Dạ. cháu mới được năm tháng tuổi”

Continue reading Những Chữ Có Thể Bị Hiểu và Dùng Sai: Tháng Tuổi

Dấu Phẩy và Liên Từ

Đỗ Văn Phúc

Liên từ là các chữ dùng để nối hai chữ, hai nhóm chữ, hai mệnh đề. Các liên từ chính là: và (and), với (with), hoặc là (or), hay là, nhưng (but), cho (for), vân vân. Nguyên tắc chung thì đã dùng liên từ, không cần thêm dấu phẩy.

Trong bài “Cách Dùng các Dấu Căn Bản trong Câu Văn” (trong cuốn Chuyện Dài Chữ Nghĩa), ở trang 66 và 67, chúng tôi có đưa ra vài thí dụ trong đó có đặt dấu phẩy (,) đứng trước liên từ “.”

Tuần vừa qua, chúng tôi nhận một email của cụ PL – một nhà giáo lão thành – tỏ sự bất đồng và cho rằng chúng tôi sai về văn phạm. Theo cụ, không có trường hợp các dấu phẩy đi trước các liên từ. Vì theo sự hiểu biết thông thường liên từ là chữ để nối thì thêm dấu phẩy vào là nghịch lý!

Continue reading Dấu Phẩy và Liên Từ

Cách đặt dấu khi viết về các chữ số

Đỗ Văn Phúc

Cách viết các con số! Đơn giản quá mà; ai cũng biết viết cả trăm năm nay mà!

Chuyển từ tỷ số sang bách phân

Không đơn giản thế đâu, thưa quý vị. Chúng tôi vẫn thấy nhan nhản các lỗi về cách viết và đặt các dấu chấm, dấu phẩy trong các chữ số trên báo chí, văn bản chính thức của nhiều tổ chức. Đặt các dấu chấm, dấu phẩy sai chỗ sẽ làm cho trị giá con số bị hiểu sai rất xa với trị giá thật. Sự đánh dấu sở dĩ sai vì các bài báo lấy từ trong nước Việt Nam dùng cách đánh dấu trái ngược với cách chúng ta ở Mỹ. Cách đánh dấu bên Việt Nam là do ảnh hưởng của Pháp mà chính chúng ta cũng thường áp dụng khi còn ở quê nhà.

Thử đọc báo Việt Nam viết giá một ly cà phê là 65.000 đồng!? Lương một kỹ sư ở Mỹ là 7.000 đô la mỗi tháng!? Tính theo trị giá tiền Hồ, thì với 65 đồng chẳng có giá trị gì cả! Còn tưởng rằng đồng là đô la thì cà phê gì mà giá cắt cổ đến 65 đô la? Kỹ sư ở Mỹ lương phải bạc nghìn chứ tệ cỡ nào mà lãnh 7 đô la mỗi tháng?

Continue reading Cách đặt dấu khi viết về các chữ số

Tiếng Việt qua Ba Miền

Đỗ Văn Phúc

Nước Việt Nam nhỏ bé, chỉ rộng 311 ngàn cây số vuông (chưa bằng một nửa Tiểu Bang Texas) mà 90 triệu người Việt có hàng trăm giọng nói khác nhau. Đi theo chiều dài từ Bắc và Nam khoảng hơn 3500 cây số; bắt đầu là miền biên giới xuống đồng bằng sông Hồng có nhiều giọng khác nhau của các sắc tộc thiểu số; nhưng giọng Hà nội là tiêu chuẩn. Qua tỉnh Thanh Hóa, giọng nói đã thành trọ trẹ – từ cách phát âm rất nặng miền Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; nhẹ dần khi qua Quảng Trị và Huế (Thừa Thiên). Vượt qua đèo Hải Vân, giọng nói đã biến đổi hẳn khi đi vào địa phận Quảng Nam, Quảng Ngãi; Bình Định rồi nhẹ dần khi qua Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bắt đầu vào Long Khánh thì đúng là giọng miền Nam hồn hậu, dù có khác nhau đôi chút khi vào Sài Gòn rồi xuống vùng đồng bằng Cửu Long.

Continue reading Tiếng Việt qua Ba Miền

Hương Khói và Hương Lửa

Những Chữ thường bị Hiểu và Dùng Sai (tiếp)

Đỗ Văn Phúc

Tình nghĩa vợ chồng, hương lửa mặn nồng!

Trong một hồi ký Người Vợ Lính của tác giả LTA đang trong một tập đặc san, có trích một lá thư do người chồng gửi từ trong trại tù Cộng Sản, có đoạn như sau: “… nên nó có thể thay anh hương lửa cho giòng (sic) họ.” Câu này được lặp lại trong một đoạn kế theo đó: “Nó sẽ là người thay tôi hương lửa nếu chẳng may tôi chẳng có ngày về.” Một chữ được lập lại hai lần thì chắc không phải lỗi typo mà do chủ ý dùng chữ đó của tác giả mà ông cho là đúng. 

Chúng tôi biết ý của tác giả là muốn các con thay ông ta lo việc hương khói cho ông bà; tức là các việc nhang đèn cúng giỗ, chạp mả. Trong tự điển Việt Nam còn có chữ “hương hoả” cũng có dịch như hương lửa, nhưng lại có ý khác. Đó là các di sản – thường là một mảnh ruộng tốt nhất – ông bà để lại cho con cháu để khai thác hay cho tá điền canh tác rồi dùng hoa lợi cho các công việc cúng giỗ trong đại gia đình. Tục lệ này xảy ra ở miền quê, nơi làng mạc gốc của dòng họ.

Còn hai chữ “hương lửa” thì lại có nghĩa là tình cảm gắn bó nồng nàn giữa vợ chồng khi chung sống với nhau. Ca dao có câu: “Phải duyên hương lửa cùng nhau.”

Continue reading Hương Khói và Hương Lửa

Tiếng Gà Gáy Líu Lo

Đỗ Văn Phúc

Hôm nay, tình cờ đọc một câu trong bài  “Little Saigon Có Còn Là Thủ Đô của Người Tị Nạn”” của một tác giả tên Quang An, có một câu đáng bàn (tuy bài đã cũ, từ năm 2021 được phổ biến khá rộng mà không mấy ai góp ý về cách dùng chữ).

Cái tên Little Sàigòn là đây. Người Việt đã yêu kiều đặt địa danh này cho một vùng đất cách xa quê hương hơn nửa quả địa cầu để hồi tưởng… để nhớ nhung…về một Sàigòn xưa.”

Chữ Yêu Kiều hoàn toàn không thể dùng trong câu này. Chúng tôi đoán rằng tác giả có lẽ muốn nói “Người Việt đã ưu ái đặt địa danh này…”  Yêu Kiều có nghĩa là đẹp (kiều mị, kiều diễm) và đáng yêu; chỉ dùng để nói về một dáng dấp tha thướt, dịu dàng hay một nhan sắc đáng yêu của thiếu nữ thanh thoát, gọn gàng. Hoặc ví von với một cái gì đó đẹp đẽ mà mình yêu mến như Nhạc sĩ Vũ Thành đã nhân cách hóa thành phố Hà Nội.

Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về, lòng khách tha hương, vương sầu thương… Nhìn em, mờ trong mây khói…  Ta nhớ thấy em một chiều chớm thu, Dáng yêu kiều của ngày đã qua, thướt tha bên hồ liễu thưa…”  Trích lời bản nhạc “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành.

Chúng tôi lại nhớ có lần đọc một bài trên báo Trẻ, có một tác giả viết trên báo: ” Sáng ra nghe tiếng gà gáy líu lo...”

Continue reading Tiếng Gà Gáy Líu Lo

Cơ Chế và Cơ Cấu

Những Chữ Thường Dùng Sai Nghĩa (tiếp theo) Cơ Chế và Cơ Cấu

Đỗ Văn Phúc

Hiện nay, trên báo chí chúng ta nghe nhiều hai chữ “Cơ Chế” được dùng khi nói về các thành phần của một tổ chức nào đó. Việc dùng sai và bừa bãi này bắt nguồn từ trong nước Việt Nam và người ở hải ngoại lại vô tình học theo.

Ví dụ: Trong một tập san mới đây của một tổ chức lớn, khi giới thiệu thành phần nhân sự của các Hội Đồng Chấp Hành, Hội Đồng Giám Sát, và Hội Đồng Cố Vấn; người ta đã giới thiệu với tựa đề như sau: “Ba Cơ Chế của Tổ Chức X là…”

Chữ CƠ CHẾ bị hiểu sai và bị dùng không đúng trường hợp.

Continue reading Cơ Chế và Cơ Cấu

Người Việt Dễ Quên!

Đỗ Văn Phúc

Hay ghê! Người Việt Quốc Gia tị nạn Cộng Sản có tính hay quên? hoặc quá rộng lượng, dễ tha thứ? Thế là Quốc Cộng đề huề, mở màn hoà hợp hoà giải!

Nguyễn Ý Đức tại buổi giới thiệu sách do Bộ Xã Hội VN Cộng Sản tổ chức, bảo trợ.

Chắc chắn rất nhiều người Việt ở Hoa Kỳ biết đến Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức. Ông này vừa qua đời ngày 5 tháng 5, 2022 tại thành phố Arlington, Texas. Chúng tôi cũng từng có dịp gặp ông khi ông phụ trách y tế cho một trại hè của một tổ chức thanh niên – đoàn thể ngoại vi của Mặt Trận và Đảng VT – tổ chức tại ngoại ô thành phố  Austin cách đây hơn 10 năm. Qua chừng hơn nửa giờ trò chuyện, thì chúng tôi nhận xét ngay về lập trường của ông Đức không phù hợp với chúng tôi dù thấy ông là người ăn nói nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Từ đó chúng tôi không liên lạc gì với ông nữa.

Continue reading Người Việt Dễ Quên!

Tai Vách Mạch Dừng

Đỗ Văn Phúc

Định nghĩa chữ Dứng và Dừng trong Tự Điển Tiến Đức trang 161

Có khá nhiều chữ của thời xa xưa mà ngày nay hầu như ít ai biết tới. Một lý do là các chữ đó diễn tả những thứ mà thời nay không còn hiện hữu, hoặc các chữ bị viết sai, nói sai hàng chục năm mà không ai thắc mắc và chịu bỏ thì giờ truy cứu ví cách nói sai lại có vẻ hợp lý hơn cách nói đúng.

Xin dẫn chứng ra một chữ mà chính bản thân người viết cũng chỉ mới khám phá ra mình sai sau gần một đời người học hành, viết lách! Để biết chắc hơn,chúng tôi đã gọi điện thoại hỏi các bạn quen biết – nhất là các bạn lớn tuổi gốc miền Bắc – hoá ra ai cũng sai như thế.

Đó là chữ “Rừng” trong thành ngữ “Tai vách mạch RỪNG” và “Bứt dây động RỪNG.

Tai vách mạch RỪNG” có ý là: Điều gì bí mật thì phải cẩn thận lời ăn tiếng nói vì có thể có người đang nghe lén sau tấm vách kia hay nấp đâu đó trong khu rừng bên cạnh.

Continue reading Tai Vách Mạch Dừng

Vietnam War, Misunderstandings from the American Perspective

Michael Do

Next year, 2025, marks the bitter end of the Vietnam War; but still, there has been a lot of misunderstanding among the American public and the Vietnam War Veterans. Our ARVN (Army of the Republic of Vietnam) soldiers had sacrificed during the war. Still, they suffered the offense on social media, mostly due to the misinformation and the superiority complex of some people.

Their common mistakes about Vietnam are:

Continue reading Vietnam War, Misunderstandings from the American Perspective