Category Archives: Chuyện Dài Chữ Nghĩa

Cẩm nang để nói và viết tiếng Việt chính xác.

Chất và Lượng

Chúng ta thường nghe nhiều người đánh giá các sản phẩm, vật chất là có chất lượng. Việc đánh giá không chỉ giới hạn các món hàng, các thực phẩm mà có khi còn là những thứ thuộc lãnh vực trừu tượng như văn chương, học thuật.

Ví dụ: Chiếc xe này có chất lượng, cuốn sách chất lượng, phim này chất lượng.

Chúng tôi đã vất vả dành nhiều thì giờ để tra cứu mong tìm ra  sự đúng sai khi dùng hai chữ chất lượng ghép đôi với nhau.

Chất nói về xấu tốt; lượng nói về nhiều ít.

Chất” 質 (quality) là phẩm chất, là tiêu chuẩn dánh giá một vật nào đó so với các vật khác cùng thể loại. Chất cũng là mức độ tốt xấu của một vật. Chất có thể đánh giá là tốt, ưu việt, khá, vừa, kém, xấu, tệ…

Continue reading Chất và Lượng

Chuyện Dài Chữ Nghĩa

Những Chữ Có Thể Bị Hiểu và Dùng Sai

Chuyện Dài Chữ Nghĩa có thể sẽ dài vô tận và cho dù đầu tư hết thì giờ và công sức, tác giả cũng không có khả năng tìm cho ra hết những chữ hiện đang bị lạm dụng.

Sau khi cuốn sách được phổ biến, có rất nhiều thân hữu đã gọi điện thoại, gửi điện thư góp thêm ý kiến, yêu cầu bổ sung. Tác giả đành phải thưa rằng điều kiện khả năng của mình có hạn; chỉ dám nêu ra những trường hợp thường thấy và dành cho quý độc giả tự suy xét đánh giá khi gặp phải những chữ khác vậy.

Continue reading Chuyện Dài Chữ Nghĩa

Những vấn đề của chúng ta. Thảo luận với Nhà văn Đỗ Văn Phúc về vấn đề sử dụng chữ nghĩa hiện nay.

Giữa chương trình, là chuyên mục «Những vấn đề của chúng ta» do Thái Hoà điều hợp. Khách mời tuần này là nhà văn Đỗ Văn Phúc, một người sinh hoạt cộng đồng tại Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, nói về đề tài chữ nghĩa trong ngôn ngữ Việt Nam hiện nay.

Kính thưa quý thính giả Đài Đáp Lời Sông Núi,


Chúng tôi được biết khoảng 10 ngày nữa, nhà văn Đỗ Văn Phúc sẽ cho ra mắt cuốn Chuyện Dài Chữ Nghĩa do ông biên soạn, với sự yểm trợ và góp ý của rất nhiều nhà văn, nhà báo. Đặc biệt, cuốn sách được phát hành dưới sự bảo trợ của Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ, và sẽ được phân phối miễn phí đến các cộng đồng tại Hoa Kỳ và những tổ chức nào cần đến, hoặc sẽ được bán với giá vốn cho những ai muốn mua nhiều. Chính vì thế, trong chuyên mục «Những vấn đề của chúng ta» hôm nay và những tuần kế tiếp, chúng tôi cùng thảo luận với nhà văn Đỗ Văn Phúc về vấn đề sử dụng chữ nghĩa trong ngôn ngữ hiện nay của dân tộc Việt Nam, được ông trình bày trong cuốn sách nói trên.
Kính thưa quý thính giả, nhà văn Đỗ Văn Phúc, 75 tuổi, là một cựu quân nhân của Quân Lực VNCH, ông từng hoạt động cộng đồng tại hải ngoại từ năm 1992. Ông đã viết và phát hành 16 cuốn sách về bình luận chính trị xã hội và hồi ký. Trong cuộc hội thoại này, ông phát biểu từ thành phố Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, nơi ông sinh sống. 

Kính mời nghe phần 1 của cuộc phỏng vấn. Các phần sau sẽ được lần luợt giới thiệu mỗi tuần.
Phần 2

Phần 3

Phần 4 (cuối cùng)

Cải Cách Chữ Quốc Ngữ

Giáo Sĩ Francisco de Pina (trái) và Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes (phải).

Bất cứ một sản phẩm gì do con người tạo ra cũng trải qua nhiều lần thử nghiệm trước khi giới thiệu cho quần chúng sử dụng. Ngay cả một thời gian sau đó, người ta vẫn còn thăm dò và sửa đổi khi phát hiện ra những điều trở ngại, sai sót. Con người cầu toàn, nhưng dường như trên đời này không có cái gì hoàn mỹ như ý.

Cách đây vừa đúng 400 năm, nhà truyền giáo người Portugal là Francisco de Pena sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ trên căn bản mẫu tự Latin. Sau đó, Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes soạn cuốn Tự Điển đầu tiên. Sự áp dụng còn hạn chế trong hơn hai thế kỷ sau đó vì triều đình nhà Nguyễn vẫn còn duy trì Hán tự trong công việc triều chính, và trong dân gian thì chưa phát triển nền giáo dục phổ thông để xóa nạn mù chữ. Chữ Quốc Ngữ chỉ thực sự thịnh hành từ sau năm 1879, khi nhà cầm quyền thực dân Pháp ban lệnh bắt buộc dùng nó trong các chương trình giáo dục. Cũng cần biết là trước đó mười năm, chữ Quốc Ngữ đã thay thế hoàn toàn chữ Hán trong hành chánh công quyền. Từ đó đến nay, cũng đã có nhiều lần biến cải; nhiều chữ không còn giống như chữ thời ông Pina.

Continue reading Cải Cách Chữ Quốc Ngữ

Chia Sẻ hay Chia Xẻ?

Những từ ngữ thường bị nhầm lẫn!

Đỗ Văn Phúc

Ngôn ngữ học không phải là sở trường của tôi!

Thế này là “chia sẻ”

Trước 1975, tôi cũng từng làm chủ bút tờ báo của đơn vị mà thật ra chỉ ở tầm mức một bản tin hàng tuần nội bộ. Tôi cũng viết lách lai rai những bài tùy bút, bình luận cho vài nhật báo ở Sài Gòn, nhưng chưa hề tự thắc mắc rằng mình có viết đúng văn phạm hay không. Học sinh Việt Nam trước 1975 được dạy khá kỹ về chính tả từ những năm tiểu học. Lên trung học thì nặng phần bình giải các tác phẩm. Nhưng có lẽ đa số chúng tôi, học sinh ban B, đều coi nhẹ môn Việt văn, vì hệ số thi không cao bằng các môn toán, lý hoá.

Continue reading Chia Sẻ hay Chia Xẻ?

Huyền thoại, huyền sử! Tại sao người ta sính dùng hai chữ này?

Đỗ Văn Phúc

Chúng tôi đã nhiều lần bàn về cách dùng hai chữ “huyền thoại”, “huyền sử” nhưng vẫn đọc thấy nhan nhản trên nhiều trang báo giấy, điện báo, truyền thông xã hội và ngay cả trong những cuốn sách có giá trị, công phu.

This image has an empty alt attribute; its file name is lac-long-quan-va-au-co.jpg

Trước 1975 thì có bản nhạc “Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc” của nhạc sĩ Phạm Duy. Rồi trên báo chí “Trận An Lộc huyền thoại, huyền thoại Đỗ Cao Trí vân vân”.

Dường như hai chữ “huyền thoại” nghe thanh tao quá, hay quá nên rất nhiều người sính dùng khi muốn diễn đạt những nhân vật, những sự kiện tuyệt vời (wonderful, marvelous, outstanding), xuất chúng, phi thường (extraordinary).

Continue reading Huyền thoại, huyền sử! Tại sao người ta sính dùng hai chữ này?

Tượng và Tượng Đài

Đỗ Văn Phúc

Mới đây, qua vụ “Tượng Đài Chiến Thắng Cổ Thanh Quảng Trị”, có vài vị nêu lên rằng hai chữ “Tượng Đài” là của Việt Cộng; còn VNCH chỉ gọi là “Tượng” thôi. Vị này lý luận rằng hai chữ Tượng Đài không có trong tự điển của Khai Trí, nhưng lại có trong tự điển bên Việt Nam. Thế là vị này cho rằng hai chữ “tượng đài” do Việt Cộng chế ra.

Chúng ta không nên quá câu nệ phân biệt từ ngữ Việt Cộng, từ ngữ VNCH… Tất cả là từ ngữ của dân tộc qua nhiều đời, thăng trầm mà biến đổi, thêm bớt. Chúng ta thấy do sự tiến hoá trong đời sống xã hội mà có thêm nhiều từ ngữ mới.

Continue reading Tượng và Tượng Đài

Luận hai chữ Tri thức và Trí thức

Đỗ Văn Phúc

Trong đại chúng thường không phân biệt rõ ràng giữa hai chữ “Tri thức” và “Trí thức”. Hễ thấy ai có bằng cấp, đỗ đạt thì xếp họ vào thành phần trí thức.

Thời xa xưa, dân Việt Nam đại đa số làm nghề nông, sinh sống hầu hết ở nông thôn. Số người đi học rất hiếm hoi. Vì thế, học sinh được xếp đứng đầu trong năm giới: sĩ, nông, công, thương, binh! Thời xa xưa đó, phải chờ ba năm mới có một cuộc thi Hương để chọn các Cử Nhân. Một năm sau có kỳ thi Hội, thi Đình để chọn các Tiến Sĩ. Con số người đỗ trong mỗi cuộc thi không tới một phần trăm số người ứng thí. Cả nước chỉ sản xuất mỗi ba năm chừng chục vị tiến sĩ!

Vì thế, những người có học vị Tiến Sĩ, Cử Nhân hay Tú Tài ngày xưa được xem là thành phần ưu tú, được trọng vọng, ưu đãi nhất trong xã hội.

Continue reading Luận hai chữ Tri thức và Trí thức

Nói Chuyện Tác Phẩm và Tác Quyền

Đỗ Văn Phúc

Nói đến chữ “Tác” tức là làm ra bất cứ thứ gì. Tác giả là người làm ra một vật gì mà chưa ai trước đó đã làm. Bài này xin gói gọn trong các tác phẩm văn học: sách, truyện, tranh ảnh.

Tên tác giả luôn ở trang bià các truyện dịch

Một nhà văn phải vận dụng trí não nghĩ ra cốt truyện độc đáo với những nhân vật mà diễn biến tâm lý, hành vi lồng trong các tình tiết éo le, sôi nổi sao cho hấp dẫn người đọc. Có vị sáng tác mạnh, cho ra đời hàng loạt tác phẩm; nhưng cũng có vị trọn đời chỉ có một vài tác phẩm và thường là tác phẩm nổi tiếng trên thế giới.

Continue reading Nói Chuyện Tác Phẩm và Tác Quyền

Những Cách Dùng Chữ Sai Nên Tránh

Đỗ Văn Phúc

Cảnh giác trước sự xâm nhập ngôn từ sai trái du nhập từ nước Việt Nam Cộng Sản.

Ngôn từ, yếu tố giao tiếp căn bản của con người, là một phần quan trọng của văn hoá. Miền Nam chúng ta kế thừa một nền văn hoá cổ truyền, nhân bản và hữu lý. Ngôn từ dùng trong đại chúng hay văn học đều có lề luật, dù nó được thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh sinh hoạt xã hội. Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, họ đem vào nhiều từ ngữ, cách dùng chữ, đặt câu quái dị. Những vị cao niên có giải thích rằng ở miến bắc vào những thập niên 1950, khi đám bần nông ngoi lên nắm chính quyền; họ thường học đòi nói văn chương mà không hiểu biết nghĩa lý gì. Chế độ Cộng Sản chỉ biết áp bức chứ không có khả năng xây dựng. Đặc biệt về văn hoá, họ như đoàn quân man rợ, đã triệt hạ cả một nền tảng văn hoá dân tộc mà ngôn từ cũng không là ngoại lệ.

Continue reading Những Cách Dùng Chữ Sai Nên Tránh

Các Dấu Dùng trong Câu Văn (Punctuation Marks)

Đỗ Văn Phúc trình bày

Thời Việt Nam Cộng Hòa, những người viết văn làm báo hay nhân viên hành chánh khá giỏi về văn phạm. Các vị chủ bút báo chí chọn bài rất kỹ. Ngoài việc xét bài có nội dung hay, bổ ích, sống động, các vị còn coi trọng văn phong và văn phạm. Vì thế, những tác giả ít nhiều đều viết khá chính xác về ngữ pháp. Dĩ nhiên không tránh khỏi ngoại lệ là có những bài viết sai văn phạm, nhưng do có nội dung quá hấp dẫn và quá sống động nên vẫn được sử dụng.

Continue reading Các Dấu Dùng trong Câu Văn (Punctuation Marks)

Cách Dùng Chữ Hoa (Capital, Upper Case)

This image has an empty alt attribute; its file name is capitalletter.jpg

Đỗ Văn Phúc

Qua nhiều năm, thấy nhiều vị viết sử dụng chữ hoa trong các bài vở, văn thư một cách không đúng nguyên tắc nên phải tìm tòi và lên tiếng. Mục đích chỉ là cố gắng chừng nào hay chừng đó để bảo tồn văn hoá Việt.
Những nguyên tắc dưới đây, ngoài những điều học từ văn phạm Việt Nam, chúng tôi cũng tham khảo thêm trong các sách văn phạm của Hoa Kỳ.

Continue reading Cách Dùng Chữ Hoa (Capital, Upper Case)

Lại chuyện ngôn ngữ: ‘Giải mã’ hay ‘Giải thích/Giải độc’?

Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh

Đỗ Văn Phúc

Những lúc về sau này, chúng tôi đọc thấy nhiều tựa đề các bài bình luận phân tích thời sự thường bắt đầu bằng hai chữ ‘giải mã’. Trên nhiều trang web hay các diễn đàn, thấy có các bài: “Giải mã Mỹ rút quân khỏi Syria” hay “Giải mã việc Đại Tướng James Mattis từ chức”, “MC Quyền Linh giải mã các hiện tượng”, “Giải mã giấc mơ thấy quan tài” vân vân.

Continue reading Lại chuyện ngôn ngữ: ‘Giải mã’ hay ‘Giải thích/Giải độc’?

Lại Chuyện Chữ Nghĩa

Đỗ Văn Phúc

Sắp đến ngày mừng lễ Chúa Giáng Sinh!This image has an empty alt attribute; its file name is LB08P4.jpg

Trong chiến tranh, vào những ngày lễ trọng như Tết, Chúa Giáng Sinh, quân ta thường tôn trọng lệnh hưu chiến để đồng bào có cơ hội cử hành thánh lễ và an tâm hưởng thụ những giờ phút thiêng liêng đầm ấm.

Vậy chúng tôi cũng theo lệ đó mà tránh bớt những bài xã luận chính trị với lời lẽ “chém đinh chặt sắt” để nói về những đề tài nhẹ nhàng hơn. Thí dụ như vấn đề “ngôn từ Việt Cộng” mà lâu nay cũng có nhiều vị từng lên tiếng báo động rằng đã xâm nhập quá sâu trong sinh hoạt văn hóa hải ngoại.

Continue reading Lại Chuyện Chữ Nghĩa