Giữ Vững Ngọn Cờ

Loạt bài của Đỗ Văn Phúc để vinh danh ngọn cờ chính nghĩa của Tổ Quốc Việt Nam18

Hình bên: Tháng 5, 2006, hơn 5000 người Việt từ các thành phố của Tiểu Bang Texas đổ về Arlington để biểu tình phản đối trường Đại Học Texas – Arlington cho treo cờ Cộng Sản Việt Nam tại Hall of Flags của trường.

Bài 1

Lá Cờ Vàng: Biểu Tượng của Niềm Tin và Đoàn Kết của Người Việt Nam Yêu Nước

Thế là đã quá rõ ràng, không ai có thể phủ nhận việc lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng chính thức, duy nhất của người Việt Nam yêu nước, nhất là của những người Việt tị nạn Cộng sản.
Trong suốt những ngày sinh hoạt của Đại hội Thanh niên Công giáo Thế giới 2008 diễn ra ở Sydney, Australia từ hôm thứ Ba 15 tháng Bảy – qui tụ hàng trăm ngàn người đến từ khoảng 170 quốc gia – có ít nhất ba ngàn thành viên Việt Nam – 500 lá cờ vàng khổ lớn và hàng ngàn lá cờ nhỏ cầm tay đã tung bay cùng quốc kỳ các nước khác trong khi không thấy bóng dáng lá cờ đỏ nhuốm máu của Cộng sản Việt Nam.
Theo dõi Lễ Khai Mạc tại Whitlam Center và Thánh lễ bế mạc tại Trường Đua Sydney, được chiếu liên tục trên đài truyền hình WMTN, lòng chúng ta không khỏi dâng lên niềm tự hào, xúc động khi nhìn thấy màu vàng thân yêu của lá cờ Tổ quốc hiện diện khắp mọi nơi, lấn át tất cả cờ của 170 nước khác. Ít nhất, trong đời chúng ta, những người tị nạn, cũng đã có một lần đã bật khóc nức nở khi được lần đầu nhìn lại lá cờ vàng tại hải ngoại sau hàng chục năm dài chịu đựng chế độ lao tù, quản chế trong các trại tù lớn nhỏ và ngay ngoài đời thường ở Việt Nam.
Từ ba mươi ba năm qua kể từ khi đất nước rơi vào vòng nô lệ của Cộng Sản, lá cờ Vàng đã biến mất trên quê hương thân yêu. Nhưng gần ba triệu người Việt di tản đã ấp ủ lá cờ trong tim mình khi đến đất nước tạm dung. Dù qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, những bất đồng, tranh chấp về chính trị, chúng ta vẫn coi lá cờ Vàng là biểu tượng duy nhất để từ đó cùng gắn bó với nhau trên con đường đấu tranh chống lại chế độ phi nhân Cộng Sản. Bởi vì lá cờ đó là lá cờ chính thức của Tổ Quốc Việt Nam lưu truyền từ chế độ Phong Kiến nhà Nguyễn, qua hai chế dộ Cộng Hoà. Vì đó là biểu tượng thiêng liêng mà hàng trăm ngàn thanh niên Việt Nam ưu tú đã đổ máu xương để bảo vệ trong hàng thế kỷ qua. Người phụ nữ Việt Nam có thể mặc áo vàng, đỏ, xanh tìm, hồng… nhưng người Mẹ Việt Nam chỉ mặc áo màu Vàng là màu đất quê hương mà bao đời con dân Việt Nam lam lũ, đấu tranh để sinh tồn. Chỉ có người Cộng Sản Việt Nam mới coi những nhà độc tài Lenin, Staline là cha mẹ, ông bà, nên mới khoác chiếc áo đỏ cho bà Mẹ Việt Nam.
Giữa dòng người hành hương mà con số lên đến 350000 người, ba ngàn thanh niên Công giáo Việt Nam đã thực sự cho Hồng Y Phạm Minh Mẫn một câu trả lời rất xác quyết và minh bạch rằng là cờ Vàng không những không làm cản trở sự hiệp thông của thanh niên Công Giáo, mà còn là một biểu tượng của sự đoàn kết và niềm tin trong tương lai, ngay cả đối với các thanh niên từ Việt Nam đến tham dự ngày Đại Hội.
Những phỏng vấn chớp nhoáng đã cho thấy giới trẻ từ Việt Nam đã tỏ ra vô cùng hân hoan khi được cộng đồng Việt tại Úc và thanh niên Việt Nam hải ngoại đón tiếp chân tình, cởi mở. Họ như bừng tỉnh sau những năm tháng bị tuyên truyền của chế độ Cộng Sản. Có em đã nói: “Em biết lá cờ đỏ sao vàng là cờ của đảng CSVN, mà tại sao họ lại gán cho là cờ quốc gia. Như thế là sai trái.” Có em lúc ban đầu đã yêu cầu đừng chụp hình có dính với cờ vàng “Vì sợ sẽ bị rắc rối khi trở về nước.” Nhưng sau cùng thì :”Anh cứ chụp đi, em sẽ giải thích cho họ biết ở đâu cũng thấy cờ vàng cả thì làm sao mà tránh được.”
Có em còn thành thật tiết lộ rằng các em được lệnh mang theo cở đỏ trong cặp, nhưng thấy khí thế của cờ vàng, nên không “dám” phất cờ đỏ. Một nhà báo Việt Cộng đã phải yêu cầu một em giương lá cờ đỏ để chụp một vài tầm ảnh hòng đem về nước tuyên truyền.
Sự “hiệp thông” giữa giới trẻ Việt Nam trong nước và hải ngoại đã diễn ra vô cùng tốt đẹp, đầy cảm thông đúng như ý nghĩa của nó. Cao hơn nữa là sự hiệp thông với Thiên Chuá, khi Đức Giáo Hoàng Benedicto đã làm phép cho lá cờ Vàng và đón nhận một cách trân trọng từ tay một thanh niên Việt Nam. Ngài đã quàng chiếc khăn mang màu quốc kỳ Việt Nam đó vào mình như một sự thừa nhận mặc thị.
Từ biến cố vĩ đại “Đại Hội Thanh Niên Công Giáo Thế Giới”, chúng vui mừng khi thấy thế hệ thứ hai của người Việt tị nạn đã trưởng thành về mặt chính trị, có một ý thức và lập trường minh bạch về lòng ái quốc. Đồng thời chúng ta cũng đặt nhiều kỳ vọng vào giới trẻ trong nước rằng không phải vì sinh ra và lớn lên, bị giáo dục nhồi sọ bởi Cộng Sản mà họ không nhìn ra lẽ phải. Họ đã thực sự mở mắt khi ra hải ngoại, dù trong một thời gian ngắn ngủi. Họ đã thấy cung cách sống tự do, dân chủ, tấm lòng bao dung của người Việt hải ngoại. Đó sẽ là những hạt nhân để nẩy lên mầm tranh đấu cho dân chủ, tự do và nhân quyền, nối tiếp các nhà tranh đấu đang tích cực hoạt động trong nước. Sẽ không có một cường lực nào ngăn cản nổi khi tập thể thanh niên cùng đứng dậy cho quyền sống của mình.

Điểm son trong Đại Hội Thanh Niên Công Giáo Thế Giới này, chúng tôi xin dành tặng cho Cộng Đồng Người Việt tại Úc Châu và tất cả các thanh niên Công Giáo Việt Nam. Chúng tôi cũng ghi nhận sự vận động ráo riết, những phản ứng rất lịch sự, nhưng không kém phần cứng rắn của những người Việt hải ngoại trước lời tuyên bố sai trái của Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Có lẽ do thế, mà ông đã tránh mặt, không đến tham dự Đại Hội Trẻ tại Sydney. Hy vọng từ đây, ông sẽ chiêm nghiệm lại các thái độ và quan điểm của mình để cùng đứng về phiá các tu sĩ và giáo dân đang bị nhà cầm quyền Cộng sản bức hại.

Đây là một bài học đích đáng cho những kẻ manh nha phản bội lý tưởng quốc gia của mình, những kẻ ăn cháo đái bát đối với nền văn minh dân chủ tự do mà họ từng được hưởng, để quay mặt chạy về ve vuốt Cộng Sản chỉ vì chút hư danh hay lợi lộc.

Bài 2:

Cờ Đỏ Đại Diện Cho Ai?
Tại sao việc hạ cờ đỏ không phải là xâm phạm quyền tự do phát biểu?

Viêc trường Đại học UTA treo cờ Việt Cộng tại Neđerman Hall đã bước qua tuần lễ quyết liệt. Sau khi Hội Sinh viên Việt Nam tại UTA và Cộng đồng DFW tổ chức biểu tình, tuần hành phản đối ngày 30 tháng 4 vừa qua, ban Giám hiệu vẫn không thay đổi lập trường. Hàng ngày, trên báo chí, websites, cả Mỹ lẫn Việt đã loan tin rộng rãi và nổ ra nhiều tranh luận đối nghịch. Tuyệt đại đa số người tham dự tranh luận là ủng hộ cuộc đấu tranh của sinh viên để triệt hạ lá cờ đỏ mà theo họ là biểu tương của độc tài, đàn áp, là nguyên nhân của sự bỏ nước ra đi của hơn hai triệu người Việt từ 3 thập niên qua. Trong số người phản bác, ngoài những người thân Cộng (hay chính bọn Việt Cộng?) bên Việt Nam; cũng có vài thanh niên trưởng thành trên đất Hoa Kỳ, thấm nhuần một lý tưởng tự do, nhưng ít thấu hiểu về tình hình chính trị, hoặc chưa sống qua và có kinh nghiệm về những sách lược của Việt Cộng, nên nhìn vấn đề một cách đơn giản.
Trong một cuộc tranh luận qua điện thư giữa một thanh niên tên TTV và anh em cộng đồng Người Việt tại Austin, anh V. đã viết:
“Vâng thưa ông, tôi rất hiểu biết về lịch sử chiến tranh Việt Nam, những nguyên nhân và những nỗi đau đớn mà Cộng sản đã gây ra cho chúng ta.
Nhưng tất cả chỉ là quá khứ. Ông nghĩ thế nào khi Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền Cộng sản khi giữa hai nước đã từng có những điều chua chát trong quá khứ? Đó là vì cả hai nước đều quyết định bỏ quá khứ lại đàng sau để hướng về một quan hệ cộng tác với nhau tươi sáng hơn.
Quý ông đã không công bằng khi so sánh việc cờ VC đối với chúng ta và cờ Đức Quốc Xã đối với người Do Thái. Người Do Thái luôn luôn có sự yểm trợ lớn lao của các nước. Họ có súng đạn và một ý chí quyết chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Trong khi trong cộng đồng chúng ta, chỉ có cuộc chiến bằng miệng, mà ít ai dám trở về Việt Nam chiến đấu. Hậu quả là sau 30 năm, chúng ta vẫn còn ngồi đây đánh võ miệng và hy vọng một ngày nào đó chính quyền Cộng sản sẽ tự nó sụp đổ.”

Nguyên văn: (And yes Sir, I am very much familiar with the history of the VietnamWar, the cause and the pain in which the communists inflicted into all of us.
But it was then, not anymore. Why do think US decided to normalize with the Communist regime when the two countries had had such a sour past before? It’s because they’ve both decided to put the past behind us and look to a brighter working relationship with one another.
You are making an unfair comparison between us and the Jews when they see Nazi flag in their neighborhood. The Jews have always been having great support from foreign countries, they have guns, immunizations and most importantly, guts to fight until their deaths. In our community, we often start this “war-of-words” but few have guts to go back to Vietnam to fight the real war there. As the result, 30 years have past (Yep, you tell me, it’s been awfully long time) and we are still sitting here fighting the war-of-words and hoping someday the Communist regime will all of the sudden disappear from the map)

Như chúng tôi đã viết trong thư gửi ông Viện trưởng UTA Spaniolo, đối với người Mỹ, cuộc chiến Việt Nam đã chính thức chấm dứt từ khi họ ký hiệp định Paris và rút quân về năm 1973, và thực tế chấm dứt từ ngày Cộng sản chiếm Miền Nam. Nhưng đó chỉ là cuộc chiến quân sự mà chúng ta cũng từng cho rằng thực sự chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn hai thập niên giữa hai miền.
Chỉ cần một chút nhân tính (một chút thôi), nếu những người từ miền Bắc sau khi thống nhất, tạo dựng nên một chính quyền công chính để mọi người dân được hưởng phúc lợi, bù dắp những năm dài điêu linh, chết chóc; thì có lẽ trong lòng người miền Nam, họ sẵn sàng để quá khứ lại sau lưng, cùng chính quyền chung lo xây dựng một nước Việt nam giàu mạnh. Và khi đó, những người đã di tản trong cuộc hỗn loạn những ngày cuối tháng 4-75 sẽ tìm cách trở về quê hương đóng góp.
Xin hãy đọc một đoạn trong câu trả lời phỏng vấn của báo Việt Tide tháng 2 vừa qua của nhà văn Dương Thu Hương
“Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài G̣òn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đă hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp v́ nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. C̣òn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . . nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đă thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.”

Nguyễn Khắc Toàn, một chiến binh CS từng vào tiếp thu miền Nam cũng đã bày tỏ sự căm phẫn khi ông nói rằng CS miền Bắc đã đem bom đạn tàn phá hủy một miền Nam tự do, dân chủ có một nền kinh tế khá thịnh vượng, để sau đó 30 năm, người dân Việt Nam trong nước (trong đó có cả một số lớn cán bộ đảng viện CS) lại cố tranh đấu để đi lại con đường của miền Nam ngày xưa.
Trở lại vấn đề lá cờ. Chúng ta không cho rằng lá cờ vàng là cờ Việt Nam Cộng Hoà, nên khi chế độ Cộng hoà suy sụp, thì lá cờ không còn là tiêu biểu nữa. Lá cờ Vàng ba sọc đỏ đã có mặt trước hai nền cộng hoà. Đó là lá cờ đầu tiên của một nước của Việt Nam độc lập mà sự lựa chọn đã dựa trên những truyền thống tiêu biểu chung của dân tộc (trước nó, chỉ là các lá cờ tượng trưng uy quyền của các vị vua thôi). Trong khi đó, lá cờ đỏ là cờ của Việt Minh, do đảng Cộng sản điều khiển. Màu đó chói chang tiêu biểu của tất cả các đảng Cộng sản trên thế giới, nó là hình ảnh của “máu” mà người Cộng sản đã hát trong bài quốc ca của họ “Cờ in máu, chiến thắng mang hồn nước….Đường vinh quang xây xác quân thù”. Nhìn lá cờ đó, người ta ngửi thấy mùi máu của trăm ngàn nông dân vô tôi trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất năm 1953-1954; của ba ngàn thường dân trong Tết Mậu Thân 1968 ở Huế; của hàng trăm em học sinh ngây thơ ở Song Phú, Cai Lậy; của bốn ngàn nguời bị ám sát mỗi năm từ khi khởi đầu cuộc chiến tranh du kích tại miền Nam; mùi máu thịt vương vải của hàng chục ngàn người trên Đại lộ Kinh Hoàng, Quốc lộ 7, mùi hàng vạn xác người Việt trương sình trên biển đông, và là máu của hơn ba triệu đồng bào, quân sĩ miền Bắc chết oan cho một tham vọng ngông cuồng của những người Cộng Sản Việt Nam.
Vậy thì rõ ràng lá cờ đỏ đó, chỉ là tiêu biểu của một chế độ bất nhân của một bọn đểu cáng (theo lời Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tâm, Giáo sư Đại học Bách Khoa Sài Gòn); một bọn Mafia đỏ đang gieo rắc những tội ác nhằm vào đồng bào chúng ta.
Cộng đồng thế giới, trên bình diện chính quyền, chẳng qua phải thừa nhận một thực tế là có một nhà nước (Cộng Sản) trên một lãnh thổ (Việt Nam), và vì những lợi ích kinh tế, ổn định chính trị địa phương, mà thừa nhận nước Cộng hoà XHCH Việt Nam cùng lá cờ đỏ của họ. Nhưng trên bình diện quốc dân, mà tiêu biểu là thông qua Quốc Hội, hầu như tất cả các nước đều lên án Công sản Việt Nam về những vi phạm nhân quyền, dân quyền, những tội ác có tính chất hình sự của tập đoàn cầm quyền (như việc buôn bán phụ nữ ra nước ngoài rất nổi cộm những năm gần đây).
Cứ coi là cuộc chiến Quốc Cộng đã chấm dứt đi. Thì cuộc chiến đang tiếp diễn hiện nay là giữa hai thế lực: một bên là những người Việt yêu nước (trong nước lẫn hải ngoại, thành phần quốc gia lẫn cựu đảng viên cán bộ Cộng Sản) và một bên là một bọn tội phạm đội lốt chính quyền, cố bám vào những giáo điều lỗi thời, phản động và cứng ngắt của chủ thuyết Mác xít-Lê nin nít, cố bám vào các xác khô của một Hồ Chí Minh mà thế giới đã lột mặt nạ và chúng minh chỉ là một tên đại bợm.
Đây không thể là cuộc chiến bằng võ lực như anh bạn TTV suy nghĩ, vì võ lực không còn được cộng đồng quốc tế khuyến khích, và cũng vì dân ta đã trải qua hàng chục năm chinh chiến quá điêu linh không còn sức chịu đựng thêm một lần chiến tranh mà chắc sẽ vô cùng mãnh liệt.
Chúng ta không ngồi chờ cuộc chiến tự nhiên thành; chúng ta đã chiến đấu trong khả năng và hoàn cảnh cho phép. Mọi nỗ lực chính phải là từ những chiến sĩ dân chủ tự do trong nước và phong trào quần chúng Việt Nam mà những tháng qua đã thấy nhiều biểu hiện tích cực và phấn khích. Người dân Việt Nam hiện nay không còn sợ chính quyền như trước đây. Họ đã đứng lên đòi quyền sống, sĩ phu Việt Nam đã liên kết thành phong trào (xin vào www.doithoai.com để theo dõi), du sinh Việt Nam đã thức tỉnh, làm website, viết lời kêu gọi nhau họp bạn để đấu tranh, dù trong số du sinh này không ít các anh em là con cháu các cán bộ cao cấp (Trường hợp Nguyễn Tiến Trung tại Pháp, (http://groups.msn.com/tndcvn/chnhtr.msnw)
Cũng may mắn là không xảy ra cuộc chiến vũ trang; vì nếu có, thì lần này sẽ khốc liệt gấp trăm lần. Lần này, một bên sẽ là các lực lương kháng chiến chống Cộng và toàn thể đồng bào Nam Bắc sẽ đứng về một phía sẽ đánh cật lực với tất cả những căm thù chất chứa hàng nửa thế kỷ qua, với một bên là khoảng một triệu đảng viên cũng sẽ đánh hết lòng cho những đặc quyền đặc lợi mà họ đã hưởng thụ một cách phi lý..
Khi còn trong tình trạng chiến tranh, thì đối phương ắt phải bị để ra ngoài vòng pháp luật. Thử hỏi, có bạn nào về Việt Nam, mang áo có lá cờ vàng một cách công khai? hay là lại được công an Việt Cộng mời đi làm việc ngay. Lẽ ra Cộng sản, với tư cách người thắng trận, phải thực tâm thể hiện sự hoà giải mà họ uốn lưỡi rêu rao hàng chục năm. Họ chỉ muốn hoà giải với đồng Đô la mà chúng ta gửi về, mang về mỗi năm trên dưới ba tỷ. Còn ngoài ra thì vẫn là những nghi kỵ, hận thù giả dối mà phiá chúng ta chưa hề làm gì để họ phải hận thù sâu sắc như thế.
Việc đòi hỏi hạ lá cờ CS tại UTA đối với người Việt hải ngoại và hàng chục triệu người Việt quốc nội là chính đáng. Chừng nào các chính quyền trên thế giới còn truy tố bọn giết người cướp của, buôn lậu, buôn bán phụ nữ, lao động, tổ chức nhà chứa…; thì chừng đó, không thể coi cái chính phủ Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa VN là đại diện chân chính của dân tộc, đất nước Việt Nam. Và lá cờ của chúng chỉ là một biểu hiện của ma quỷ, dối trá tham tàn; không thể đem ra chưng bày trước mắt những người công chính.

Bài 3:

Những phản ứng quanh việc ông Spaniolo hạ 123 lá cờ các nước tại UTA

Ngay sau khi 123 lá cờ các quốc gia bị ông Spaniolo ra lệnh tháo gỡ từ Nedderman Hall, các sinh viên ngoại quốc và cả sinh viên Mỹ phản đối kịch liệt. Họ xem Hall of Flags này là nơi để họ có thể nhìn lên và tự hào về quốc gia của mình. Vì thế, một sinh viên là Jesse Dearing đã mở ra một website “Save The Hall of Flags” trong đó có một forum để những người tham dự có thể đưa ra ý kiến của mình về sự vụ, và đồng thời đạo đạt nguyện vọng lên ban Giám đốc trường:
http://www.savethehallofflags.org/2006/05/11/welcome/#comments,
http://www.savethehallofflags.org/petition/
Nhiều sinh viên Việt Nam cả hai phía và vài nhân vật trong cộng đồng từng là sinh viên UT cũng lên tiếng để bênh vực cho lập trường của mình.
Trước hết xin cho phép tôi được dùng ba chữ “cờ Việt Nam” để nói về lá cờ vàng ba sọc đỏ; và ba chữ “cờ Viêt Cộng” khi nói về lá cờ đỏ sao vàng. Vì quả đúng thế, cờ Việt Nam là quốc kỳ của dân Việt có từ trước, qua các thời kỳ lịch sử cho đến nay; còn lá cờ Việt Cộng chỉ đại diện cho những người Cộng sản thôi.
(http://www.vpac-usa.org/flag/The%20National%20Flag%20of%20VN.pdf). Mới đây, một phát giác mới cho hay lá cờ đỏ sao vàng mà Hồ Chí Minh và đồng bọn phất lên trong ngày 19 tháng 8 năm 1945 là một lá cờ địa phương (Phúc Châu) của Cộng sản Trung hoa.
web:.http://www.worldstatesmen.org/China.html
Mục đích của sinh viên và cộng đồng Việt Nam là giải thích mục tiêu tranh đấu để chỉ loại lá cờ Việt Cộng, đã đưa đến hành vi sai lầm của ông Spaniolo là hạ hết thảy 123 lá cờ, gây nên làn sóng phẫn nộ của các sinh viên Mỹ (cờ Hoa Kỳ và Tiểu bang Texas cũng bị vạ lây), và sinh viên ngoại quốc. Sinh viên ngoại quốc đã đổ lỗi cho sinh viên và cộng đồng Việt nam.
Các khuynh hướng tranh luận trên trang web có thể chia làm 4 thành phần:
1.- Đa số sinh viên ngoại quốc theo học tại UTA và một số sinh viên Mỹ, kêu gọi ủng hộ việc treo lại tất cả các lá cờ tại Nedderman Hall, xem đó là hình ảnh quen thuộc, truyền thống và niềm tự hào của họ.
2.- Một số đồng ý treo tất cả các cờ, ngoại trừ hai lá cờ Vàng của chúng ta và cờ đỏ của Việt Cộng, xem đó là nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp.
3.- Các sinh viên người Việt gốc Mỹ, ủng hộ việc treo lại các lá cờ, ngoại trừ cờ Việt Cộng.
4.- Sinh viên từ Việt Nam qua, chỉ tham dự diễn đàn chừng vài ba người. Họ không nêu rõ ràng sự lựa chọn nào: ủng hộ hay chống lại việc treo tất cả cờ (kể cả cờ Việt Nam (cờ vàng 3 sọc đỏ), hay cờ Việt Cộng)
Điểm đặc biệt là hai diễn đàn này đã trở thành nơi đấu tranh chính trị của hai nhóm Việt Nam.
Sinh viên Mỹ gốc Việt và Cộng đồng Việt Nam đã tỏ ra rất lịch sự trong đối thoại qua cách sử dụng ngôn ngữ ôn hoà và mang tính chất giải thích thuyết phục. Họ đưa ra những sự kiện cụ thể về lịch sử, tình hình chính trị trong nước để chứng minh rằng lá cờ đỏ chỉ là biểu tượng của đảng Cộng sản, nay là một nhóm Mafia đang tác yêu tác quái trên đất nước để thỏa mãn tham vọng và mưu lơi riêng.
Nhóm những sinh viên Mỹ gốc Việt và các thành viên trong cộng đồng Việt Nam đã xác định họ chỉ phản đối lá cờ đò, và không muốn thấy cờ các nước khác bị hạ xuống. Việc quyết định hạ tất cả các cờ là do ông Spaniolo sau khi thấy sức mạnh và ý chí của cộng đồng Việt Nam.
Sự sai lầm của ông Spaniolo là đã để cho lá cờ Việt Cộng được treo lên trong Ngày Hội Sinh viên Quốc Tế, trong khi cấm các sinh viên Mỹ gốc Việt trưng bày cờ Vàng trong lễ hội này. Sau đó, ông Spaniolo và ông Michael Moore đã có thái độ thách thức, trịch thượng khi họp với phái đoàn Sinh viên và Cộng đồng Việt Nam. Có thể coi hành vi và lời nói của Michael Moore là thiếu lễ độ, không tương xứng với tư cách một giáo sư phó viện trưởng.
Trong khi đó, vài người trong nhóm sinh viên từ VN chỉ biết lập đi lập lại các quan điểm và lý luận mà chúng ta thường nghe từ các cấp trong ngụy quyền Cộng sản.
Một sinh viên VN – Shrek Nguyen – kể rằng mức tăng trưởng của Việt Nam gần đây lên đến mức 8% một năm; rằng ngụy quyền CS học hỏi từ sai lầm để sửa sai như tất cả các chính quyền khác… “Vietnam is just like any other developing countries. It’s still growing up, for sure there will be problems, mistakes and controversies within the country. But don’t you think we are learning from our mistakes and trying to avoid, getting rid of those problems. Nobody can deny the fact that “Vietnam achieved around 8% annual GDP growth from 1990 to 1997 and continued at around 7% from 2000 to 2002, making it the world’s second-fastest growing economy” (Comment by shrek_nguyen — May 14, 2006 @ 3:28 pm)
Những luận điểm này năm 2000, đại sứ Việt Cộng Lê Văn Bằng đã từng đưa ra trong cuộc Hội thảo kêu gọi đầu tư do trường Đại học Texas tại Austin tổ chức và đã bị cộng đồng VN tại Austin bẻ gãy khi Chủ tịch hội Cựu Quân Nhân VNCH đặt câu hỏi: “Ai là người thụ hưởng sự phát triển kinh tế đó? Nhân dân VN mà lợi tức trung bình chưa tới 400 đô la một năm, hay các dảng viên CS mà tài sản lên tới hàng tỷ đô la?”
Cái sai lầm mà sinh viên này nói Cộng sản đang học hỏi, sửa đổi, đã xảy ra hàng nửa thế kỷ từ khi họ nắm quyền cho đến nay. Họ còn học hỏi và thay dổi cho đến bao giờ trong khi vẫn ngoan cố giữ nguyên sự chỉ đạo kinh tế, chính trị của một đảng cầm quyền. Mà cái đảng này lại dựa trên một học thuyết Mác xít đã lỗi thời bị nhân loại vứt bỏ vào sọt rác từ gần 20 năm qua.
Không đủ lý lẽ để đối thoại và vì các sự kiện do Sinh viên Mỹ gốc Việt đưa ra quá cụ thể, một sinh viên VC ký tên Peaceforall, bắt đầu dùng giả thuyết: “ Nếu đưa súng cho Tom Hà (Hà Thúc Thanh, Cộng đồng Dallas) và Michael Đỗ (Đỗ Văn Phúc, Cộng đồng Austin), chắc hẳn hai ông này sẽ bắn giết…; Nếu… Nếu…” Những giả thuyết mà theo tục ngữ Việt, “suy bụng ta ra bụng người.” Vì chắc chắn những hành vi mà đám Việt Cộng con này sẽ làm khi có điều kiện, nên tưởng rằng ai cũng như mình. Dần dà, một vài chú bé đã bắt đầu sử dụng ngôn ngữ tục tỉu, không thích ứng trong một diễn đàn đại học. Những chú này đã học hỏi từ môi trường giáo dục của Cộng sản nên mới biểu lộ bản chất thực của mình sau khi thua lý. Cũng chính anh này đã vu khống Tom Hà và Michael Đỗ cho người đi dò la chỗ ở của sinh viên Việt Nam du học. “You organized some Viet people to find international Viet students’ apartment’s addresses” (Comment by peaceforall — May 16, 2006 @ 3:58 pm)
Đây chính là hành vi mà công an Cộng sản thực hiện với những người dân bị nghi ngờ, chứ không ai làm trong xã hội cởi mở như tại Hoa Kỳ. Đe doạ và sử dụng bạo lực là sở trường của người Cộng Sản.
Cô Dung Nguyễn, sinh viên từ Việt Nam len lỏi vào ISO và được bầu làm Chủ tịch Hội Sinh Viên Quốc Tế tại UTA (ISO), ngay trong câu phát biểu đầu tiên đã biểu lộ thái độ trịch thượng thường thấy ở đám cán bộ Cộng sản: ”Này cái bọn người Mỹ gốc Việt chỉ là đám ngụy biện. Các người bỏ đất nước ra đi để tìm hưởng thụ, nay đòi làm người yêu nước. Hãy câm mồm lại và vẫy cờ Mỹ.” (Input 142)
(Those Vietnamese-American are just hypocrite. Youre leaving your own country for better life for yourself, and now you want to be patriotric? Just shut up and waive the American flag)
(Comment by ngtdung. May 14, 2006 @ 11:04 pm)
Thái độ thiếu giáo dục, thiếu dân chủ này liền bị nhiều người lên tiếng phê bình. Một sinh viên tên Tracy chỉnh ngay: “Cô không được quyền buộc người khác phải câm miệng. Như thế là vô lễ.”
(You do not have a right to tell anyone to shut up, so disrespectful. And people, this is not the time for ya’ll to blame on anyone. If you want the flags back, then write something to the president, because he’ll be the one that make the decision.
Comment by Tracy, May 15, 2006 @ 12:06 am )

Sinh viên Yoshi Hitachi, một cố vấn trong ISO đã có một đoạn góp ý dài và rất ôn tồn, có căn bản lý luận (input 123). Yoshi cho rằng việc ông Spaniolo cho hạ tất cả các cờ là hợp lý, vì hai lá cờ VN và VC đã tạo ra sự tranh chấp mà không thể giải quyết được cách nào khác. Yoshi dẫn chứng một số sử liệu và hoàn cảnh của người Việt hiện nay để chứng minh rằng cờ đỏ không thể tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam.
(Being an international student, I got shocked when I hear that news. However, I personally agree with the president’s decision to remove all flags. This flag dispute is too much controversial for the president to favor in either side. Removing all flags simply reveals his neutrality towards a very debatable affair. There was no other way out to solve this dispute. … Concerning the Vietnamese students on campus who feel strong opposition to that Communist flag and the degree of controversy, the school should not hang that red communist flag. That’s too much to Vietnamese students here to take.
Those Vietnamese people escaped from their country, the Communist regime and, they settled down in the United States as their second home, and how do you think they feel when they see that red flag chasing after them all the way from Vietnam. In the president’s statement, president Spaniolo says “The flags represent countries of origin, not governments.” This is not true when it comes to Vietnamese flag
What does Vietnamese “Red flag with yellow star” represent? The yellow star in the middle is nothing but a symbol of Communism. Red is a color of people’s blood and communist revolution. Five points of stars are symbolizing workers, soldiers, merchants, peasants, and intellectuals. And, more importantly, this Communist flag is not the flag representing Vietnamese people! On the other hand, the yellow flag and red stripes had been used by Vietnamese historical dynasties and governments for a long time from the ancient time. Yellow is a symbol of Viet people, and three red stripes are the symbols of the country of Vietnam.)

Yoshi cho rằng chỉ có một tổ chức để đại diện sinh viên Việt Nam là VSA, đám sinh viên từ Việt Nam không tập hợp thành tổ chức nào cả. Vì thế lẽ ra ISO phải tham khảo vớí VSA để tiến hành ngày Hội Quốc tế. Theo Yoshi đã tỏ ra rất nhậy bén khi nói rằng lẽ ra ISO phải biết việc treo lá cờ Cộng sản sẽ đưa đến những phản đối, vì chẳng lẽ các sinh Viên Mỹ gốc Việt lại trình bày về văn hoá nước mình dưới một lá cờ mà họ và gia đình đã có những kỷ niệm đau xót.
(Are there two Vietnamese organizations on campus? No. there is no such a group of Vietnamese international students. So, who is the one representing Vietnam during I-week? Vietnamese Student Association! And, they have a right to choose which flag to display during I-week. Or, you say VSA cannot represent Vietnam during I-week because those people are Vietnamese Americans and not Vietnamese international students who you think supposedly know Vietnamese culture and traditions? ISO just denied VSA’s request to display their flag just because that is not “internationally-recognized” without thinking how those Vietnamese students feel if they are forced to introduce their own culture and tradition under the flag that they don’t want it to represent them.)

Dựa trên bản nội lệ của ISO, và những chuyện xảy ra trước ngày hội Sinh Viên Quốc tế, cô đã chứng minh rằng các thành viên lãnh đạo của ISO đã có toan tính không đẹp đối với lá cờ Vàng.
(Why ISO adopted the same policy from the previous year without any discussion with VSA. You guys knew that VSA would join this year, and those flag issues would be a big issue, which tells us that ISO had no intention to solve this issue from the beginning with VSA. And ISO had just been so insensitive to this issue from the beginning and hidden in a very questionable silence until the President Spaniolo finally allowed the VSA to show their Vietnamese Freedom and Heritage Flag at the Global Extravaganza night. And, now, ISO start blaming Vietnamese American students on their leading the removal of all flags from Nedderman Hall? It sounds very irresponsible to me. Why didn’t ISO do research on the history of Vietnam flag before International week?)
Comment by Y. Hitachi — May 14, 2006 @ 7:03 pm
Như để chứng minh rằng chế độ Cộng sản hiện nay đã cởi mở cho mọi lớp, mọi thành phần, vài sinh viên từ Việt Nam đã tạo ra lý lịch của mình là con cháu của những sĩ quan cao cấp Việt Nam Cộng Hoà (thậm chí có người khai có ông nội là cấp tướng!!!???).
You accused most of Vietnamese international students are children of high ranking Communist party members is totally absurd and baseless. Most of Vietnamese international students at UTA are from the South and have parents jailed in “re-education” camp for years after the civil war. We are children of normal Vietnamese parents who worked hard and sacrified so much to give their children the opportunity to gain higher education at UTA.” (input 46, Savethehallofflag)
Nào là cha, ông họ cũng từng đi tù cải tạo, gia sản của họ cũng từng bị Cộng sản tịch thu, cướp đoạt. Nhưng cha ông họ không giáo dục cho họ hận thù. Đúng, những người Miền Nam không bao giờ giáo dục hận thù. Chỉ có chủ nghĩa Cộng sản là đặt trên nền tảng hận thù, thứ hận thù do họ tạo ra để xô đẩy dân chúng vào cuộc chém giết. Họ giáo dục hận thù cho trẻ em từ tuổi mẫu giáo. Hận thù giai cấp, nghèo và giàu, người có quyền và người dân thường… Đối với họ, những ai không theo họ đều là kẻ thù cần tiêu diệt tận gốc. Chiến thuật của họ là lựa ra một đối tượng chính để diệt trước trong khi tranh thủ những dối tượng khác làm đồng minh tạm thời. Trong từng bước, họ dần dà loại hẳn các đối tượng mà đến khi bị Cộng sản chĩa mũi giùi vào thì đã quá muộn. Kinh nghiệm trong chiến dịch cải cách ruộng đất (1953-1954) và chiến dịch cải tạo Công Thương Nghiệp sau 1975.
Một vài người đã phân tích về thành phần sinh viên Việt Nam du học. Tiền chi phí cho đại học Mỹ đối với một sinh viên ngoại quốc lên đến trên 30000 đô la một năm. Với chi phí này, ngay cả các gia đình trung lưu của Mỹ cũng không kham nổi. Đó là mức thu nhập hàng năm trung bình của một gia đình Mỹ bình thường. Nhưng đó là thu nhập 60 năm của một gia đình trung lưu Việt Nam. Thử hỏi trong xã hội Việt Nam ngày nay, khi mà một kỹ sư làm cho công ty ngoại quốc chỉ mong có 200 đô la một tháng, ai có đủ khả năng gửi con ra nước ngoài du học nếu không phải là con cán bộ Cộng sản mà đồng tiền có được do cướp đoạt của nhân dân? Hoặc những người không đảng viên nhưng biết câu kết làm ăn với bọn CS làm giàu bất chính trên sự khổ đau của đồng bào?
Nhưng dù sao, các em vẫn được coi là ngây thơ, trong trắng; và cộng đồng Việt Nam chẳng vì các em từ Việt Nam qua, hay là con cái cán bộ Cộng sản, mà có thái độ không đẹp với các em. Vì trong những năm qua, từ khi có sinh viên Việt Nam ra nước ngoài du học, nhiều thanh niên đã nhìn thấy sự khác biệt giữa hai xã hội Cộng sản và Tự do, nên đã sống dậy ý thức dân tộc, họ đã từ từ tập họp, lên tiếng phản đối Cộng sản Việt nam về những vi phạm dân chủ, nhân quyền. Không ít những sinh viên này là con em các cán bộ cao cấp Cộng sản có nhiều đặc quyền đặc lợi đang chờ họ khi tốt nghiệp trở về. Họ đã chối bỏ những đặc quyền đó và ngay cả sẵn sàng chấp nhận những nguy hiểm khi dấn thân vào con đường đấu tranh cho dân tộc. Cao quý thay các thanh niên Việt Nam yêu nước.
Một sinh viên Việt du học, trong phần tái bút (input 131), đã viết bằng tiếng Việt kêu gọi các thanh niên việt tại Mỹ “Các bạn VSA hãy cố gắng tập trung học tốt, không nên đua đòi chơi bời theo những thói quen xấu cua giới trẻ Mỹ…” (Comment by hero — May 15, 2006 @ 5:27 am)
Chết chửa, thì ra mình ở Mỹ từ lâu mà không hay rằng giới trẻ Mỹ hư hỏng. Thế thì làm sao họ đưa được nước Mỹ lên địa vị siêu cường độc tôn như hiện nay!!! Vậy chắc giới trẻ tại Việt Nam tốt đẹp lắm, dưới sự dạy dỗ của Đảng, Đoàn, lời bác Hồ… Cho nên, những ca sĩ, tài tử, người mẫu, sinh viên học sinh thi nhau đi làm gái điếm mà không hề mặc cảm. Cho nên, các thanh niên chơi bời, hút sách, cướp giật, hiếp dâm, đánh thầy cô xảy ra như cơm bửa. Tội nghiệp những con ngựa bị che mắt chỉ thấy những gì trước mặt mình để đi đúng một con đường mà người chủ đã cầm cương chỉ lối.
Khi đề cập đến những tội ác tày đình của Cộng sản, một vài người ngoại quốc có nhắc đến những vi phạm dân chủ, những hành vi sai trái của chính quyền, quân đội miền Nam trong thời chiến. Chẳng lẽ họ ngây thơ đến độ không biết những điều này cũng xảy ra ngay tại các nước Âu Mỹ, là thiên đàng dân chủ của nhân loại? Sự khác biệt là một bên là hành vi cá biệt và sẽ phải trả lời trước công lý; một bên là tội ác có hệ thống do chính nhà cầm quyền gây ra để phục vụ mục tiêu chính trị quân sự. Đối với Cộng sản :”Cứu cánh biện minh cho phương tiện.”
Một sinh viên VNCS đã xuyên tạc các câu phát biểu: “Sau khi đọc các phát biểu của những người như Michael Do, bây giờ tôi cũng thấy mình là con quỷ đẫm máu bởi vì tôi sinh ra ở VN, yêu nước VN và yêu lá cờ đỏ.” (After reading the statements of people like Michael Do, now I know I am really a bloody devil just because I am were born in Vietnam, I love Vietnam and I love the Vietnam’s national red flag. (Input 95, Comment by simo — May 26, 2006 @ 5:10 am)
Câu trả lời rất rõ ràng để giải thích hai quan niệm yêu nước khác biệt giữa người Quốc gia và người Cộng sản: “Simo, I respect your opinion. You were born and grown up in Vietnam under Communism, have gone through the “Red Scalf Children group” and “Ho Chi Minh Communist Youth”. You must be indoctrinated by the Communist party that: ”Yêu Nước Là Yêu Chủ Nghĩa Xã Hội.” (To love the country is first to love the Socialism). Red flag is the symbol of Vietnam Communists. It smells blood of innocent people. I don’t blame you.
To us, who are non-communists, to love the country means to love the people (bring good life and happiness to them); to love the country is to love the motherland (not to give a piece of land to outsider, as Viet Communists have offered land to the Red China); to love the country is to develop its economy to catch up with other countries (not to let it fall in the rank of poorest nations as Vietnam Communists do today).
So, your conclusion about yourself may be right. But remember, we only oppose the Communists and their supporters. We love the Vietnamese people and are struggling for their freedom and human rights. (Comment by Michael Do — May 26, 2006 @ 8:37 pm )
Dĩ nhiên, nhiều người Mỹ cho rằng sinh viên Mỹ gốc Việt và cộng đồng Việt Nam đã vi phạm quyền tự do phát biểu của thiểu số khi không chấp nhận treo lá cờ đỏ tại các cơ sở tại Mỹ.
Chính chúng tôi cũng vô cùng áy náy khi phải tham gia những cuộc đấu tranh kiểu này. Nhưng như chúng tôi đã trình bày trong các bài viết trước đây; cuộc chiến Việt Nam lẽ ra đã chấm dứt từ tháng 4 năm 1975 nếu Cộng sản thực hiện đúng những điều hứa hẹn của họ khi mở màn chiến tranh là đưa dân tộc đến thực sự độc lập, ấm no, hạnh phúc. Họ trái lại, đã thi hành những chính sách tàn bạo, thâm độc để trả thù, cướp bóc tài sản miền Nam. Những hành vi phi nhân này đã dẫn đến sự ra đi của hàng triệu người Việt, cộng với chính sách sai lầm hiện nay của họ đã đưa đến sự tiếp tục cuộc chiến dưới một hình thức mới. Đã là chiến tranh, dù hình thái nào, thì một bên sẽ coi bên kia là ngoài vòng pháp luật. Cộng sản không chấp nhận người Việt quốc gia lên tiếng trong nước, sẵn sàng bỏ tù những ai dám cầm lá cờ vàng. Thì tại Hoa Kỳ, khó lòng mà chúng ta lại chấp nhận lá cờ đỏ.
Giữa người Mỹ và chúng ta còn nhiều khác biệt về ý thức và kinh nghiệm với Cộng Sản. Những ai không từng sống trong xã hội Cộng Sản thì khó hiểu dược những mưu chước thủ đoạn thâm độc của chúng. Trong thời gian còn bị tù đày trong các trại tập trung, ngay cả khi chúng tôi từ trong những xà lim kiên giam ra ngoài nhà tù tập thể, những anh em bạn tù cũng không chịu tin những điều kiện chúng tôi phải chịu đựng trong xà lim. Con người, khi được sinh ra, lớn lên, giáo dục trong một môi trường tốt không thể hình dung được những tội ác của một bầy lang sói.
Vì thế, chúng tôi đã dùng hai websites của UTA để thuyết phục các bạn ngoại quốc và dần dần đã có những bạn tỏ sự đồng cảm như ý kiến của cô Cindy Anderson sau đây:.
Hello Dr. Spaniolo,
I was shocked when you ordered to pull down all 123 flags of nations. We would like to support and remove Vietnamese Communist flag. My father was a POW and locked up in Hanoi, Vietnam for 6 years. Four police communist officers hit my father at the same time, and he was broken his arm. You betrayed all POWs and the 58,000 American soldiers that sacrified their lives in VN. I am sure that you got the profit of Vietnam government that why you tried to protect them because all the governments of Asia are corruption. The war was over for 31 years ago but you are the first one who declared the war between north and south Vietnamese at UTA right now. Do not mess with Texan POWs.
I would like to hear from you. Please email me. Thanks
Cindy Anderson, Grad. UTA (input 134, Petitions)

Mấy tuần tranh luận trên hai trang webs chưa đem lại kết quả gì, nhưng cũng đủ cho người theo dõi thấy lý luận vững chắc, thái độ dứng đắn, chửng chạc, tôn trọng người đối thoại của sinh viên Mỹ gốc Việt và thành viên cộng đồng Việt Nam cũng như thái độ xấc láo, lý luận một chiều của đám Việt Cộng.. Với thiện ý tối đa, sinh viên và cộng đồng Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với ban giám đốc UTA để tìm một biện pháp tốt đẹp làm mà UTA và các sinh viên ngoại quốc mong chờ.

Bài 4

Kinh Nghiệm Qua Vụ Cờ Vàng tại UTA, Texas

Cuốn băng Video vừa qua của Asia để vinh danh nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã gây xúc động mãnh liệt trong quần chúng, đặc biệt đối với những người lính già từng cầm súng chiến đâu trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại 30 năm trước đây. Cám ơn Asia đã dựng lại hình ảnh oai hùng, gương hy sinh sáng ngời mà hàng triệu người trai trẻ thế hệ chúng tôi đã kinh qua để bảo vệ màu cờ. Xem phim, cảm nhận lại hình ảnh của chính mình, của đồng đội mình, những giọt nước mắt cứ chảy hoài trên má khi nhớ đến Lê Huấn, Nguyễn Đình Bảo, Nguyễn Văn Đương, Phạm Phú Quốc, Trần Thế Vinh, Lưu Trọng Kiệt, Lê Hằng Minh… và hàng trăm ngàn đồng đội vô danh đã ngã xuống trên khắp bốn vùng chiến thuật.
Lá cờ vàng của Tổ Quốc, chúng ta đã không giữ dược trên quê hương Việt Nam dấu yêu, phải ấp ủ mang theo trên bước đường tị nạn, vẫn mãi mãi là biểu tượng thiêng liêng của một dân tộc Việt hiền hoà, bất khuất. Ba mươi năm, ước mơ đem về dựng lại trên non sông hoa gấm vẫn còn sống động trong ý chí và hành động của hàng triệu người Việt tha hương. Một Lữ Anh Thư (đúng là một anh thư nước Việt) đã phát động phong trào “Cờ Vàng” khởi đầu từ tiểu bang Virginia, sau đó lan truyền trên khắp hàng chục Tiểu bang, thành phố của Hoa Kỳ, bay qua tận trời Âu, Úc đã làm cho ngọn cờ được chính quyền các nơi thừa nhận là biểu tương chính thức duy nhất của người Việt Quốc gia. Nơi đâu có người Việt tị nạn, là nơi đó, được thấy lá cờ Vàng ngạo nghễ tung bay.
Nhưng cuộc chiến mà thế giới tưởng rằng đã chấm dứt sau ngày 30 tháng tư năm bảy lăm, ba mươi mốt năm qua, vẫn còn là cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai thế lực Dân chủ Tự do, Nhân quyền trong và ngoài nước, và chế độ áp bức độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy chuyển từ vũ trang qua hình thái chính trị, ngoại giao, cuộc chiến không vì thế mà bớt phần căng thẳng. Công sản vẫn theo đuổi chúng ta qua đến tận các nước tự do qua nghị quyết 36 để hòng lấn đất dành dân. Mở đầu bằng vụ Trần Trường ở ngay thủ đô tị nạn Little Saigon, California, rồi đến các phái đoàn văn công, triển lãm, Duyên dáng Việt Nam, hàng loạt vụ treo cờ tại các cơ sở đại học… Chúng ta ngay trên quê hương tạm dung vẫn chưa yên ngủ được vì luôn phải đối phó với hàng trăm mưu ma chước quỷ của Cộng sản.
Vụ treo lá cờ máu tại Đại học Texas ở Arlington (UTA) – nơi có dân số người Việt tị nạn cao hàng thứ 3 trên thế giới – vừa qua đang ở giai đoạn quyết liệt và đem lại cho chúng ta vài thắng lợi nhất định nhưng chưa vừa ý. Nhưng ít ra cũng đem lại cho cộng đồng người Việt một bài học quý báu về việc đối phó, ngăn ngừa sự việc trong tương lai.
Để quý độc giả khỏi bỡ ngỡ, chúng tôi xin tường trình vắn tắt diễn biến tại UTA
Trong khoảng hai mươi sinh viên từ Việt Nam qua du học, cô Dung Nguyễn đã tích cực hoạt động và được bầu làm Chủ tịch của Văn Phòng Sinh Viên Quốc Tế (International Students Office, ISO). Đầu tháng 4 năm nay (2006), cô đã yêu cầu nhà trường cho treo lá cờ đỏ tại sảnh đường Nedderman Hall của trường Kỹ sư (Nơi đây đã có lá cờ Vàng của Việt Nam do các sinh viên Việt Nam treo từ nhiều năm qua). Sau đó, trong tuần lễ “Sinh hoạt Văn hoá Quốc tế” do ISO tổ chúc, cô ngăn cấm việc các sinh viên Việt Nam (khoảng hơn hai ngàn con em của chúng ta) treo cờ vàng. Ban giám đốc trường viện lý do lá cờ đỏ là cờ chính thức của nước VN. Từ đó đã nổ ra vụ phản đối kịch liệt của sinh viên và cộng đồng người Việt tại Dallas Fort Worth. Thư từ, điện thư gửi tới tấp đến ông James Spaniolo, giám đốc trường để phân tích, thuyết phục. Ngày 7 tháng 4, ông Spaniolo thừa nhận lá cờ Vàng truyền thống và chấp thuận cho treo cờ vàng song song với cờ các quốc gia khác trong các lễ hội. Tuy nhiên ông vẫn không chịu hạ lá cờ đỏ.
Sau đây là nguyên văn một đoạn trong thư của ông Spaniolo gửi ông Đỗ Văn Phúc, đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Austin (cũng tích cực tham gia vào phong trào phản kháng):
In recognition of this resolution and the fact that there are a significant number of Vietnamese-Americans who have chosen to make Arlington their home, we have decided to incorporate the Vietnamese Heritage and Freedom flag (cờ Vàng ba sọc đỏ của Việt Nam, chú thích của tác giả) in all our future ceremonies. For example, the Global Extravaganza, which occurs tomorrow as part of International Week and includes a display of flags, will include the Vietnamese Heritage and Freedom flag. This flag has been and will continue to be displayed in Nedderman Hall in the Hall of Flags. Although we do not intend to remove the official Vietnamese flag (cờ Việt Công, chú thích của tác giả) recognized by the United States and the United Nations from our ceremonies, we will add the Vietnamese Heritage and Freedom flag.

Không mãn nguyện với sự giải quyết trên của ông Spaniolo, Cộng đồng người Việt tại Dallas, Fort Worth, Austin và các em sinh viên đã họp khẩn cấp ngày 15 tháng tư tại trụ sở mới khai trương của CĐ Fort Worth, có sự tham gia của rất nhiều đoàn thể, để thảo luận và bàn phương sách đối phó tiếp tục cho đến khi hạ được lá cờ máu. Một cuộc biểu tình tuần hành có sự tham gia của hơn năm ngàn người đã diễn ra trong khuôn viên trường Đại học UT Arlington đã đưa đến quyết định của nhà trường là triệt hạ hết 123 lá cờ các nước trong sảnh đương Nedderman.
Trong thư đề ngày 10 tháng 5, ông Viện trưởng Spaniolo đã giải thích:
Recently, a heated controversy emerged when Vietnamese-American students and their community strongly protested the flag of the Socialist Republic of Vietnam, viewing it as a political symbol. As a result, I have removed all 123 flags from the Hall of Flags. A cooling off period is needed for thoughtful reflection. In the fall I will establish a committee to explore alternative means to celebrate the diversity of our student body. Our ultimate goal remains fostering a strong sense of community among all our students, including all our international students. We must never forget that a public university is a special institution that respects all individuals and embraces diversity.”
Qua các trình bày diễn tiến chi tiết của các em sinh viên, chúng tôi đã ghi nhận và rút ra các bài học sau:
1.- Sự việc hơn hai ngàn sinh viên con em người Việt tị nạn đã để cho ISO bị chỉ hai mươi sinh viên VC thao túng: Các em gái đã khóc nức nở than rằng phụ huynh đã ngăn cản các em tham gia vào những sinh hoạt tại trường. Có em nói: “Cha mẹ các cháu bảo rằng đi học thì lo học thôi.” Có em khác thì cho rằng nhiều sinh viên VN đã không coi chuyện một lá cờ hay hai lá cờ là quan trọng. Họ lý giải một cách ngây thơ “Chiến tranh VN là việc của cha mẹ, không liên quan gì đến chúng tôi.” Chúng tôi không hiểu cha mẹ các cháu nghĩ thế nào! Họ đã quên những kinh nghiệm máu xương từ cuộc chiến trước đây khi mà dân chúng miền Nam đã thờ ơ với những sinh hoạt chính trị, để cho bọn nằm vùng CS xâm nhập vào các tổ chức tôn giáo, sinh viên làm tên Trọng Thủy ngay trong hậu phương chúng ta đã dẫn đến nhanh chóng ngày 30 tháng tư uất hận. Lẽ ra các cựu quân cán chính phải giáo dục con em mình một tinh thần quốc gia hay ít lắm là nhiêm vụ công dân để khuyến khích các em tham gia tích cực vào mọi sinh hoạt tại học đường. Mục tiêu chúng ta khi ra đi khỏi nước không phải chỉ vì lo cho con em một tương lai tươi sáng về vật chất, bằng cấp, địa vị, tài chánh. Chúng ta có một trọng trách cao quý hơn, đó là góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam tự do, thăng tiến. Hay là chính những người tị nạn ngày nay đã tự đặt mình vào hàng ngũ những di dân kinh tế? Hay vì nhiều người đã đi về Việt Nam như đi chợ và quen nhìn lá cờ đỏ nên không còn xốn xang khi thấy nó trên mảnh đất tự do này?
Một vấn đề các em nêu ra là khi sinh hoạt với các em, các cha anh đã không ở lại với các em cho đến cùng, thường bỏ ra về sớm, để các em một mình đối phó. Một em khóc òa trong buổi họp: “Cháu xin các chú, các bác, đến với chúng cháu cùng một lúc, và ra về với các cháu cùng một lúc, đừng để các cháu bơ vơ.” Chúng tôi nhớ đến lần kỷ niệm 30 tháng tư năm 2004 tại thành phố Austin, các cháu sinh viên đã mời các chú các bác nhất là trong hàng ngũ các cựu quân nhân, đến tham dự cùng các cháu trong đêm thắp nến tại khuôn viên trường Đại Học. Lần đó chỉ có sự tham dự khoảng 5 người để được các cháu trân trọng gắn một bông hoa cảm tạ. Họ đi đâu hết rồi cà?
2.- Về phía cộng đồng, chúng ta vẫn cứ ở vị thế phòng thủ nhiều hơn là tấn công. Thói thường, khi ở vị trí tấn công thì tinh thần vô cùng phấn khích, tích cực; nhưng rơi vào thế bị động phòng thủ, sẽ dễ sinh ra nản lòng. Chúng ta đã ở thế tấn công qua phong trào công nhận cờ vàng, do đó chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt những thành công rực rỡ. Nhưng chúng ta đã ở thế phòng thủ hơi nhiều, tuy thành công nhưng dễ sinh ra mệt mỏi. Trên chiến trường hải ngoại mà chúng ta có nhiều uy thế, chúng ta nên dành lại hoàn toàn thế chủ động. Chúng ta có rất nhiều uy thế: lá phiếu cử tri, tiền đóng thuế, thành tựu góp phần phát triển kinh tế địa phương… chúng ta có quyền đòi hỏi các dân cử địa phương đứng về phiá chúng ta. Việc công nhận cờ vàng tại Tiểu bang Texas, khách quan mà nói, là do sự thúc đẩy nhiệt tình của Liên hội Cựu Chiến binh Hoa kỳ mà cộng đồng Việt Nam tại Austin có nhiều quan hệ gắn bó. Vị thế tấn công đòi hỏi chúng ta phải len lỏi vào các cơ quan công luận Hoa Kỳ, không để họ làm sai lạc ý nghĩa đấu tranh của chúng ta. Dĩ nhiên chúng tôi không quên các cơ quan công luận của Việt Nam trong việc thông tin, giáo dục quần chúng.

3.- Đối phó với các cơ sở giáo dục như tại UTA, chúng ta nên nhớ rằng họ tuy thuộc cấp Tiểu bang, nhưng có quy chế tự trị. Các vị trong ban giám đốc đếu rành rọt về pháp luật, có liên hệ rộng rãi với cơ quan truyền thông đại chúng, và trong đó có nhiều vị còn nặng tư tưởng kỳ thị, còn nhiều vị trước đây từng ở phong trào phản chiến… Vì thế, chúng ta phải nghiên cứu kỳ từng cá nhân, từng cá tính để tìm ra phương sách thích ứng. Khi họ đã nêu ra vấn đề hợp pháp của lá cờ, thì chúng ta không thể áp lực bằng lý luận cứng ngắt, mà phải thuyết phục về tâm lý, về lợi ích hỗ tưởng. Ví dụ tại UTA, con số 2000 sinh viên Việt Nam tại Mỹ, đem lên bàn cân so với con số 24 sinh viên từ Việt Nam sẽ đem đến cho họ một tính toán hơn thiệt nếu để mất lòng một bên nào. Người Mỹ vốn thực tế, đạo đức tình cảm chỉ là mặt nạ che chắn cho những mưu tính lợi nhuận. Chiến tranh Việt Nam đã chứng minh điều này. Tóm trong một câu : Give and take. Phải có bánh ít trao đi thì mới mong có bánh quy trao lại. Công đồng cần vận đông người Việt tham gia hơn vào việc bầu cử, đóng góp tích cực về tài chánh thì mới tạo nên sức mạnh cho tiếng nói của mình.

4.- Riêng trong vụ UTA, khi nghe các cháu sinh viên tường trình việc cô Dung Nguyễn không cho treo cờ Việt Nam (Cờ vàng), chúng tôi đã nêu ra vấn đề “quyền tự do phát biểu” (First Amendment). Ngưòi Mỹ đã từng thắng kiện khi nêu ra quyền tự do phát biểu, dù trong nhiều trường hợp mà người Việt chúng ta thấy phi lý và buồn cười. Ai có quyền cấm chúng ta treo lá cờ vàng? Cứ để cho 20 sinh viên VC treo cờ đỏ, 2000 sinh viên VN chúng ta cứ ngang nhiên treo lá cờ vàng và thách thức ai dám gỡ xuống. Hiện nay Cộng đồng Dallas-Fort Worth đã nghĩ đến giải pháp đưa ban Giám đốc UTA ra toà về việc ngăn cấm treo cờ vàng tại UTA. Đến lúc chúng ta ý thức và sử dụng đúng đắn quyền công dân của chúng ta trong xã hội dân chủ Hoa Kỳ, không để cho một thiểu số kỳ thị chủng tộc coi thường và bắt nạt chúng ta.

5.- Đối với các du học sinh từ Việt Nam, tuy chúng ta áp dụng sự mềm dẻo, săn đón, hướng dẫn; nhưng không nên quên rằng đa số họ là con cháu của các cán bộ VC, khi đi du học đã mang theo một sứ mạng chính trị của đảng CS. Trong thư của cháu Kelly Đinh thuộc UTA, cháu đã kể lại việc làm thân với các du học sinh, kể chuyện sinh hoạt cộng đồng cho họ nghe. Và hậu quả, họ đã có những toan tính kỹ càng để đến khi thực thi, thì không còn khe hở cho cộng đồng kịp tay can thiệp. Chúng ta nên nhớ, mỗi em du sinh đều ít nhiều nhận chỉ thị của nhà cầm quyền VC để thực thi cái nghị quyết 36 đối với Cộng đồng VN tại hải ngoại. Chúng ta vẫn sẵn sàng mở vòng tay tiếp đón các em, nhưng phải giáo dục con em chúng ta những biện pháp đề phòng vì con em chúng ta, lớn lên trong một xã hội tự do, rất ngây thơ về chính trị.

Sự việc tại UTA đã kết thúc qua việc ông Spaniolo cho hạ tất cả 123 lá cờ treo trong sảnh đường Nedderman để tạo mối bất hoà giữa các sinh viên ngoại quốc và Cộng đồng cùng sinh viên Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, trong tương lai có thể sẽ còn nhiều vụ UTA khác. Vì thế, chúng tôi cần sự quan tâm của các cộng đồng VN trên toàn nước Mỹ. Nếu ngày trước, hơn hai trăm ngàn thanh niên VN ưu tú đã đổ máu xương cho ngọn cờ; thì ngày nay xin đừng tiếc chút công sức để cho lá cờ vàng chúng ta phải lùi bước trước lá cờ đỏ đẫm máu hàng triệu sinh linh.

Bài 5

Xin chớ nhập nhằng giữa lá cờ Vàng và cờ Đỏ.

Cảnh giác trước một loại truyên truyền xám của Việt Cộng: Hoà hợp để chống Ngoại Xâm

Chúng tôi thực không muốn cứ lặp đi lặp lại những điều đã viết rất nhiều lần trong mấy năm qua, và cũng đã được nhiều nhà bình luận nói đến trên nhiều báo chí, diễn đàn…
Nhưng mới đây, nhân vụ Trung Cộng chiếm đóng hai đảo Hoàng sa và Trường Sa, mà đã nổ ra những cuộc biểu tình chống đối của thanh niên trong nước và đồng bào hải ngoại, đã có vài tờ báo hải ngoại đăng những bài đặt vấn đề:
Trước hiểm họa ngoại xâm, người Việt phải đoàn kết, vì nợ nước mà quên thù nhà. Cũng có tờ báo đưa ra trưng cầu độc giả: Nếu có sinh viên du học VN biểu tình với lá cờ đỏ, chúng ta có tham gia không? Nhiều vị lưu tâm đến chính trị cũng gửì điện thư, điện thoại hỏi ý kiến chúng tôi về vụ cờ vàng, cờ đỏ…
Chúng tôi đã đọc trên báo nhiều bài phản ứng hợp tình hợp lý, nhưng vẫn thấy chưa đủ. Vì ngoài cái họa ngoại xâm của Trung Cộng, người Việt hải ngoại còn đang đối phó gắt gao với cái họa xâm nhập của Cộng Sản Việt Nam; người Việt trong nước cũng gọi Cộng sản là Nội xâm. Quân dân ta trước đây, khi bị Bắc Việt xâm lăng, đã ở trong thế thụ động và đã thất bại không bảo vệ được miền Nam. Chúng ta đã đổ lỗi cho bạn đồng minh Hoa Kỳ. Ngày nay, tại những miền đất tự do, hơn ba triệu người Việt tị nạn cũng đang ở thế thụ động trước các đợt xâm lăng kinh tế, văn hoá, tuyên vận của Cộng Sản. Mà lần này thì không thể đổ tội cho ai, nếu không can đảm tự nhận những sai lầm của mình trong hầu hết các lãnh vực. Ngoài ra cũng phải kể đến bọn nội tuyến, bọn đón gió trở cờ, bọn Việt gian hám lợi đang thập thò khắp mọi xó xỉnh, tìm cơ hội phá hoại chúng ta.

Mơ màng, hoặc ngây thơ, hoặc giả bộ ngây thơ, người ta đã đưa ra luận cứ: Quên thù nhà để lo việc nước
Đúng thế, khi có những cơ nguy to lớn có thể làm sụp đổ vận mệnh nước nhà, người Việt ta thường đoàn kết, hy sinh thù nhà, những dị biệt cá nhân, đoàn thể, để cùng chung sức đối phó với ngoại nhân. Mối hận sâu sắc giữa Trần Thủ Độ và Trần Hưng Đạo sau vụ âm mưu của Trần Thủ Độ cưỡng duyên Thuận Thiên Công chuá (vợ Trần Liễu, phụ thân của Trần Hưng Đạo) cho vua Trần Thái Tôn đã gây mối hận sâu sắc giữa hai gia đình Vua và gia đình Trần Hưng Đạo. Nhưng trước thế tiến công của quân Nguyên Mông, Đại Vương Trần Hưng Đạo đã dẹp mối thù nhà qua một bên để dốc lòng chiến đấu, ba lần chiến thắng quân Nguyên, giữ vững cõi bờ nước Nam.
Nhưng tấm gương quên thù nhà đó – vốn phát xuất từ truyền thống yêu nước của dân tộc – không thể đem ra áp dụng vào hoàn cảnh hiện nay giữa người Quốc gia và phe Cộng sản. Làm như thế là nhập nhằng đánh lận con đen, một thứ tuyên truyền xám nhằm cổ vũ sự hoà hợp giữa hai thế lực đối nghịch hoàn toàn từ bản chất đến cương lĩnh hành động. Người cổ vũ cho việc “quên thù nhà” đó hẳn không đến nỗi ngây thơ mà không hiểu rằng người Việt Quốc gia không chống lại đảng Cộng sản vì oán thù và quyền lợi cá nhân. Nội dung chính yếu của sự nghiệp đấu tranh chống Cộng sản là đem lại Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho toàn dân. Những người quốc gia chắc chắn có những mất mát đau thương do đảng Cộng sản gây ra hàng chục năm trước đây. Nhưng những mất mát đau thương đó có nghĩa lý gì với những khổ đau mà đồng bào Việt Nam hiện nay phải gánh chịu trong nước; những mất mát đau thương đó có đáng gì so với nguy cơ của tiền đồ dân tộc mỗi ngày một suy thoái, phá sản do chính sách bạo tàn, phản động của tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản.
Vì thế, trong phạm trù hai chữ yêu nước hiện nay là phải bao gồm cả việc bảo vệ giang sơn tổ quốc đồng thời với việc vãn hồi dân chủ tự do. Hai việc này không thể thành công một khi đất nuớc còn trong tay đảng Cộng sản.

Thanh niên tại quốc nội đã ý thức hiểm họa mất nước mà đứng lên. Họ đã liên tục biểu tình lên án Trung Quốc và đòi nhà cầm quyền Cộng Sản thức tỉnh. Dĩ nhiên họ có những hạn chế về khả năng và nhận thức, họ cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài phải việc phải đi dưới lá cờ đỏ sao vàng mà họ ngộ nhận là cờ Tổ quốc Việt Nam. Họ đã sinh ra, lớn lên dưới ngọn cờ đó; mà thông tin Cộng sản đã bưng bít những sự kiện lịch sử để họ biết rằng đã có một lá cờ Vàng biểu trưng của nuớc Việt Nam và đã trở nên chính thức trước cộng đồng thế giới từ năm 1949. Ngay cả những cuộc biểu tình yêu nước đó cũng bị nhà cẩm quyền Cộng Sản đàn áp.

Những ai còn tin tưởng sẽ thỏa hiệp được với Cộng sản, xin nhớ rằng những người Cộng sản đã bao lần tráo trở:
1.- Khi Hồ Chí Minh còn bôn ba bên Thương Hải, Trung Hoa, ông đã nhận sự giúp đỡ của cụ Phan Bội Châu để hoạt động. Sau đó, Hồ đã bán cụ Phan cho mật thám Pháp để lấy tiền hoạt động riêng cho đảng Cộng sản.
2.- Trong kháng chiến chống Pháp, Cộng sản còn yếu kém, không có uy tín với quốc dân, Hồ đã lập ra Mặt Trận Việt Minh và quy tụ nhiều thành phần, đảng phái quốc gia. Nhờ đó, kháng chiến mới thắng lợi. Rồi ngay trong ngày cướp chính quyền 19-8-1945, Hồ đã cho công an truy lùng thủ tiêu những thành viên các đảng Quốc gia; họ cũng thủ tiêu luôn những người Cộng sản mà theo họ có ý kiến bất đồng.
3.- Khi sắp kết thúc chiến tranh, Hồ đã phát động phong trào cải cách ruộng đất, triệt hạ các tầng lớp địa chủ, trung nông, là những nguời đã theo và ủng hộ cho kháng chiến tích cực.
4.- Chưa đầy một năm sau ngày chiếm trọn miền Nam, đảng Cộng sản đã vội vàng xoá sổ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để đảng Cộng Sản toàn quyền độc tôn trên khắp lãnh thổ đã thống nhất.
Phạm vi của bài viết này không cho phép dẫn chứng hết các chi tiết. Quý vị có thể tìm thấy nhan nhản trên các trang báo, trang web.

Những ai còn tin rằng Cộng Sản yêu nước, xin hãy nhớ: Cộng Sản vốn không có tinh thần dân tộc. Họ theo chủ nghĩa quốc tế.
Đảng Cộng sản là một đảng mang tính quốc tế (Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!, Quốc Tế Cộng Sản). Chính Hồ Chí Minh đã từng tuyên bố: “Đảng CSVN là một bộ phận không tách rời được của khối Đệ Tam Quốc Tế.” Vì thế, tổ quốc đối với họ là thứ tổ quốc xã hội chủ nghĩa do Nga Sô và Trung Hoa lãnh đạo. Trước và trong chiến tranh Việt Nam, họ phục vụ quyền lợi của Đệ Tam Quốc Tế để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản xuống khu vực Đông Nam Á.
Do đó, họ sẵn sàng làm tay sai cho bất cứ quyền lực nào giúp họ đạt được mục tiêu chính trị. Hồ Chí Minh đã từng kêu gọi “Đế Quốc Tư Bản Mỹ” giúp đỡ khi phải đương đầu với Pháp (Thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Truman). Cũng Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã ký tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa năm 1958. Mục đích là đổi lấy vũ khí, quân dụng phục vụ chiến tranh xâm lược miền Nam. Khi quan thầy Nga Sô sụp đổ, họ phải trở lại thần phục Bắc Kinh, đảng Cộng Sản đã nhượng nhiều đất biên giới và lãnh hải cho Trung Quốc.

Vì thế, để khôi phục lãnh thổ, không phải chỉ có việc đối phó với Trung Quốc là đủ. Người Việt Nam còn phải giành lấy quyền làm chủ trên quê hương. Có như thế, mới đủ khả năng động viên toàn nhân vật lực cho một cuộc chiến đấu mà sẽ rất cam go với tên khổng lồ Trung Quốc (nếu xảy ra khi các biện pháp ngoại giao, chính trị thất bại).
Các bản tuyên cáo của các đoàn thể đảng phái Quốc Gia gần đây đều nhấn mạnh hàng đầu việc lên án ngụy quyền Cộng Sản bán nước – là nguyên nhân chính dẫn đến việc Trung Cộng xâm chiếm đất đai. Đó là việc làm rất đúng.
Trong thời gian chiến dịch cờ Vàng, chúng ta đã chứng minh cờ Vàng là Quốc Kỳ của nước Việt Nam, trong khi cờ Đỏ sao vàng là cờ của đảng Cộng Sản. Cờ Vàng đại diện cho nguyện vọng tha thiết về Dân chủ Tự do của dân tộc Việt; còn cờ đỏ biểu trưng cho bạo tàn, khủng bố, gian manh, nô lệ…
Nếu chúng ta chấp nhận rằng giữa Thiện và Ác không thể có sự nhân nhượng, Thiện và Ác không thể song hành; thì việc giương lá cờ Vàng chính nghĩa đi bên lá cờ Đỏ gian tà là điều hoàn toàn mâu thuẫn, không thể chấp nhận được.
Du sinh Việt Nam có thể giuơng lá cờ đỏ biểu tình trước toà Đại sứ hay Lãnh sự Trung Cộng ở các nước. Chúng ta buộc phải tôn trọng quyền của họ. Nhưng chúng ta không hùa theo trong dòng người cờ đỏ đó. Chúng ta đã và sẽ làm theo lối chúng ta: giương lá Cờ Vàng và những khẩu hiệu vừa lên án Cộng sản Việt Nam vừa chống đối Trung Cộng. (2008)

___________________________________________________________________________

Chuyện Hạ Cờ Việt Cộng tại Trường Đại Học Texas ở Austin

Sự việc các trường học thường trưng bày cờ các quốc gia là thông thường. Tại các trường tiểu học và trung học, thì mục đích là giúp cho học sinh hiểu biết về địa lý, văn hoá, lịch sử các nước trên thế giới. Tại các đại học, thì để làm biểu tượng của quốc gia có sinh viên đang theo học tại trường. Trong thời đại toàn cầu hiện nay, việc trao đổi sinh viên giữa các đại học đang được phát triển giữa các quốc gia có quan hệ ngoại giao.

Vì thế, chúng ta đã thấy có hàng ngàn sinh viên từ Việt Nam sang Mỹ du học, và ngược lại cũng có hàng trăm sinh viên từ Mỹ ghi danh học tại các đại học bên Việt Nam. Ngoài chương trình trao đổi sinh viên, các đại học Mỹ còn mở thêm chương trình trao đổi giáo trình, giáo sư. Việc này dẫn đến việc các giáo chức từ Việt Nam qua Mỹ giảng dạy, và dĩ nhiên, đem theo những tài liệu mang màu sắc chính trị Cộng Sản. Chúng tôi đã đọc thấy trên trang web của trường Đại Học Temple… hàng tá những bài viết về lịch sử, văn hoá Việt Nam theo quan điểm sử học của Cộng Sản bóp méo, xuyên tạc sự thật để phục vụ mục tiêu chính trị từng giai đoạn của họ.

Trường Đại Học Texas tại Austin (University of Texas at Austin, UT Austin) là trường lớn nhất trong hệ thống UT gồm cả chục trường khác tại các thành phố lớn của tiểu bang. Nơi đây luôn có con số sinh viên trên 50000, là campus đông sinh viên nhất Hoa Kỳ. Về giá trị bằng cấp, UT/Austin luôn đứng trong số 10 trường Đại Học công lập hàng đầu,  Sinh viên người Mỹ gốc Việt theo học khá đông, có thể lên tới số vài ngàn. Đa số các em là con cháu của người Việt tị nạn, mà đa số là các cựu quân nhân, cựu tù nhân chính trị Việt Nam, các thuyền nhân. Các em đã thành lập Hội Sinh Viên VN tại UT (Vietnamese Students Association, VSA), trong nhiều năm đã đóng góp tích cực vào các sinh hoạt cộng đồng, và thường được Cộng Đồng giao phó đứng ra tổ chức Ngày Quốc Hận 30-4 hàng năm.

Dĩ nhiên cũng có một số nhỏ các du học sinh từ Việt Nam qua. Họ là con em của các cán bộ giàu có nhờ bóc lột, tham nhũng. Một số nhỏ là con em những gia đình rất giàu, mà việc làm ăn chắc không khỏi có quan hệ với các cán bộ CS.

Từ những năm giữa thập niên 1990, người viết bài này đã có những tiếp xúc với các giới chức cao cấp của trường UT để yêu cầu mở thêm các lớp về văn hoá, ngôn ngữ Việt Nam. Nhưng do ngân sách giới hạn, và số sinh viên ghi tên không nhiều, nên chần chờ mãi cho đến những năm gần đây mới có lớp học tiếng Việt. Có lẽ do việc trao đổi giữa UT với trường Đại Học nào đó bên Hà Nội, họ đã mời các giảng viên từ Việt Nam qua để dạy.

Đây là một điều không thể chấp nhận được đối với chúng ta, khi để cho con cháu chúng ta bị giáo dục bởi người của đối phương trong khi cộng đồng tị nạn không thiếu những trí thức có đủ trình độ để làm việc đó. Ngoài ra còn kể đến cái bằng cấp vô giá trị của Việt Nam dưới chế độ CS, khi mà tiêu chuẩn vào đại học mang năng tính chất lý lịch, hối lộ, học giùm, thi giùm, mua bán bằng cấp… và phẩm chất giáo dục thì đã được Trường Đại Học Harvard đánh giá rất tệ trong bản nghiên cứu của họ.

Trung tuần tháng 3, 2011, một cô sinh viên tình cớ phát hiện trên trang web của Trung Tâm Ngôn Ngữ Texas (Texas Language Center) thuộc phân khoa Liberal Arts, có chưng lá cờ Việt Cộng ngay đầu trang, mà trong trang có liệt kê hai lớp Việt Ngữ do ông Ngô Hoàng, khai có bằng Tiến sĩ Ngôn Ngữ Học từ cái gọi là Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Cô sinh viên gọi về báo cho cha mẹ cô là những nhà hoạt động Cộng Đồng tại Dallas.Sau đó, ngày 18/3/2011, quý vị này đã gửi điện thư khẩn, báo cho Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt tại Austin.

Qua hai ngày, chưa thấy ông Chủ Tịch CĐ Austin lên tiếng mà chỉ nhận một điện thư từ Phó Chủ Tịch yêu cầu ông Ủy Viên đặc trách Nhân Quyền lo giùm. Vì phải theo đúng thủ tục, từ khi nhận thư khẩn báo, cho đến khi tổ chức được cuộc họp rồi bàn luận, thảo văn thư, góp ý, đúc kết phải cả tuần lễ, mười ngày. Một đồng bào tị nạn đã tự động đứng ra viết thư gửi các giới chức của Trường và đồng thời đưa lên web một thỉnh nguyện thư để những ai quan tâm có thể ký vào. Nội dung hai bức thư là giải thích về hoàn cảnh chính trị của người Mỹ gốc Việt, và yêu cầu nhà trường cho gở bỏ lá cờ Cộng Sản, cũng như xét lại việc mướn thầy từ chế độ CS đối nghịch để dạy cho con cái của những nạn nhân chế độ CS.

Trong vòng một tuần, thư thỉnh nguyện trên trang gopetition đã có gần 1100 người ký. Ngoài ra còn có sự can thiệp của Dân Biểu Texas Hubert Võ, và thêm nhiều lá thư khác cũng được gửi tới tấp vào trường.

Trong cuộc họp của Cộng Đồng Austin lúc 6 giờ chiều thứ Năm 26/3/2011 có sự tham dự của đại diện nhiều đoàn thể, các em trong Hội Sinh Viên VSA, đã có một cô sinh viên yêu cầu giữ lớp học vì theo họ:”Thấy Ngô Hoàng không hề nói đến chính trị gì cả.” Một số sinh viên khác nhìn thấy cái hại lâu dài, đã ủng hộ quan điểm của tác giả bài này là thà không có lớp Việt Ngữ còn hơn có nó mà lại do người bên phe Cộng Sản dạy.Vì chỉ có 20 phút ấn định cho đề tài này, nên không có thêm nhiều ý kiến. Sau cùng ông Chủ Tịch Cộng Đồng Phan Vũ Thụy đề nghị giao trọng trách cho Hội VSA liên lạc nhà trường để gở lá cờ, như họ từng thành công trong lần trước đây không lâu.  Trong khi đó, thì giao cho ông Châu Kim Khánh soạn lá thư để các hội đoàn đóng góp và đúc kết, gửi cho các giới chức trường UT.

Trong lúc bản văn của Cộng Đồng còn ở giai đoạn góp ý, chiều 29 tháng 3, 2011, là cờ Cộng Sản trên trang web bị xoá bỏ, thay vào đó là tấm bản đồ Việt Nam.

Chiều ngày thứ Hai, 4 tháng 4, 2011, một phái đoàn của Cộng Đồng Austin được các giới chức UT mời vào gặp. Các vị này sẽ cám ơn trường UT về việc hạ cờ, đặt vấn đề về giáo trình, về thầy giáo từ Việt Nam, để thỉnh cầu trường tuyển dụng giáo sư trong Cộng Đồng hải ngoại. Khi bài này viết ra, chúng tôi chưa rõ kết quả thế nào..

Cuộc vận động hạ cờ VC lần này đã được sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào khắp nơi, kể cả từ các nước Úc, Anh, Pháp, Đức, Hoà Lan… Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị gồm 41 Khu Hội cũng tiếp sức bằng văn thư gửi đến trường. Khu Hội Cựu Tù Nhân Nam Cali và Đài Radio Bolsa, các diễn đàn đều có các mục phát thanh, thông báo rộng khắp. Các tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ, Cộng đồng bạn cũng bày tỏ sự quan tâm, nhưng không thể can dự vì bị ràng buộc bởi Hiến Chương khi chưa có sự yêu cầu của Cộng Đồng chủ nhà.

Tưởng cần nhắc lại vài sự việc có liên quan đến lá cờ CS tại các trường UT:

Chiều ngày  tháng 5, 1998, được khẩn báo rằng trong ngày lễ Tốt nghiệp tại UT Austin hôm sau, sẽ có đoàn diễn hành mang theo cờ các quốc gia, trong đó có cở CSVN. Chúng tôi đã tức tốc vào trường gặp ban Tổ Chức, giải thích rằng nếu muốn trương cờ đại diện cho sinh viên VN, thì nên chọn cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, vì số sinh viên Việt tị nạn nhiều gấp hàng trăm lần số sinh viên Việt du học. Sau một hồi thảo luận, chúng tôi đã hạ một tối hậu thư: Nếu ngày mai, thấy có lá cờ VC, chúng tôi sẽ kêu gọi các sinh viên Mỹ gốc Việt đứng dậy phản đối. Nhờ vậy, lá cờ VC đã không thấy xuất hiện.

Ngày 30 tháng 4, 2007, một cuộc biểu tình vĩ đại chưa từng có tại khuôn viên trường Đại Học UT ở Arlington. Có khoảng 5000 người từ Dallas, Fort Worth, các thành phố Houston, Austin, New Orlean, từ các tiểu bang xa về tham dự. Mục đích phản đối việc UT Arlington treo lá cờ VC tại Sảnh Đuờng Phân Khoa Kỹ Sư (Hall of Flags). Lá cờ này treo lên là do sự vận động của một nhóm du sinh Việt Nam do cô Dung Nguyễn lãnh đạo. Cô Dung Nguyễn này đã xâm nhập vào tận Hội Sinh Viên Quốc Tế và đang giữ chức Chủ Tịch hội này. Cuộc thương thảo giữa Hội Sinh Viên Việt Nam (nguời Mỹ Gốc Việt), các Cộng Đồng Dallas-Fort Worth và Ban Giám Đốc trường thất bại đã nổ ra vụ biểu tình trên, kết quả là cả trăm lá cờ của tất cả các nước đều bị lấy xuống.

Tại UT Austin, Hội Sinh Viên VSA cũng đã thương thuyết với nhà trường để hạ lá cờ VC treo ở khu nội trú sinh viên cách đây vài tháng. Ngoài ra, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Austin qua các nhiệm kỳ cũng đã thành công trong việc hạ cờ VC tại các nhà thờ Tin Lành, các trường Trung, Tiểu Học địa phương.

Được biết, ngày 11 tháng 11 năm 2004, Tiểu Bang Texas, Hạt Travis, và Thành Phố Austin đã ban hành Nghị Quyết thừa nhận lá cờ Vàng truyền thống của cộng đồng người Việt. Ông Dân Biểu Hubert Võ cũng đã vận động thành công một sắc luật khuyến cáo các trường học trong Tiểu bang không treo cờ Cộng Sản VN. Chính ông đã áp lực với trường UT Arlington để góp phần quan trọng trong việc hạ cờ đỏ năm 2007.

Austin2Austin1

Trang Webtrước và sau ngày 29/3/2011

Diễn tiến đấu tranh hạ cờ VC do ông Phúc chủ xướng

  • Giữa tháng 3/2011, một nữ sinh viên báo cho phụ huynh rằng có lá cờ Việt Cộng trên trang web của lớp Việt Ngữ (do thầy Hoàng Ngô (từ Việt Nam qua dạy) thuộc Phân Khoa Á Châu Học của trường Đại Học Texas/ Austin (UT Austin)
  • Ngày 18/3/2011, phụ huynh của cô sinh viên báo cho Cộng Đồng Austin
  • Ngày 19/3/2011, ông Đỗ Văn Phúc gửi thư phản đối đến trường UT.
  • Ngày 24/3/2011 ông Đỗ Văn Phúc gửi Petition online. Trong vòng 1 tuần có 1100 chữ ký.
  • Ngày 26/3/2011, ông Thomas Garza, Giám Đốc Trung Tâm Ngôn Ngữ gửi thư cho ông Đỗ Văn Phúc giải thích lòng vòng và chưa chịu lấy cờ xuống.
  • Ngày 27/3/2011, ông Đỗ Văn Phúc gửi email cho ông Garza giải thích cặn kẻ lý do yêu cầu hạ cờ VC.
  • Chiều 29/3/2011, lá cờ đã bị lấy xuống; thay vào đó là bản đồ Việt Nam.
  • Ngày 30/3/2011, ông Đỗ Văn Phúc gửi thư cám ơn trường UT.
  • Ngày 1/4/2011, ông Phúc gửi thư cám ơn đồng hương đã tcíh cực ký tên vào Petition.
  • Ngày 3/4/2011, Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN gửi thư cám ơn trường UT.

Trong khi đó, thì hoạt động của Cộng Đồng diễn ra như sau:

  • Ngày 20/3/2011, ông Phó Chủ Tịch Cộng Đồng gửi email giao việc này cho vị Ủy viên Nhân Quyền phụ trách.
  • Chiều ngày thứ Năm 26/3/2011, Cộng Đồng Austin họp với sự tham dự của đại diện nhiều đoàn thể để tìm cách giải quyết. Chủ Tịch Cộng Đồng Phan Vũ Thụy đề nghị giao trọng trách cho Hội VSA liên lạc nhà trường để gở lá cờ và giao cho ông Châu Kim Khánh soạn lá thư để các hội đoàn đóng góp và đúc kết, gửi cho các giới chức trường UT. Cho đến cuối tháng 3, lá thư vẫn còn trong vòng bản thảo, góp ý trong khi lá cờ đã bị lấy xuống chiều ngày 29.
  • Chiều March 29, lá cờ đã bị lấy xuống; thay vào đó là bản đồ Việt Nam.
  • Chiều ngày thứ Hai, 4 tháng 4, 2011, một phái đoàn của Cộng Đồng Austin được các giới chức UT mời vào gặp (sáu ngày sau khi lá c ờđã bị lấy xuống).