Nạn Khủng Bố tại Hoa Kỳ

Phỏng vấn ông Đỗ Văn Phúc trong chương trình Tiếng Gọi Công Dân, trên đài Phát Thanh Việt Nam, phát đi lúc 4 giờ chiều ngày thứ năm 16 tháng 12, 2015 do ông Đoàn Trọng Hiếu thực hiNorth_face_south_tower_after_plane_strike_9-11ện Muốn nghe trực tiếp, xin vào website www.daiphatthanhvietnam.com, Bấm vào mục Tiếng Gọi Công Dân

Khủng bố là loại hoạt động dùng bạo lực nhắm vào đối phương, không chỉ quân đội và nhà cầm quyền mà còn nhắm vào dân chúng, không chừa một ai, già trẻ, lớn bé, thôn quê hay thành thị. Mục đích là gây sự sợ hãi, làm tê liệt sinh hoạt xã hội, triệt hạ uy tín nhà cầm quyền. Thời chiến tranh Việt Nam, Cộng Sản đã áp dụng khủng bố liên tục 21 năm dài: Các hình thức thường dùng là (1) ám sát cán bộ, quân nhân, giáo chức, nhân viên bệnh xá bằng cách dã man như chặt đầu, bỏ bị thả trôi sông, mổ bụng vân vân (2) đặt mìn trên đường lộ để làm nổ tung những chuyến xe hàng giết hành khách (3) đốt phá trọn làng, thôn, (4) pháo kích vào khu dân cư, trường học, bênh viện, (5) đặt mìn, ném lựu đạn vào nơi dân chúng tụ họp đông,… Theo thống kê, trong 21 năm chiến tranh, có khoảng 40 ngàn dân miền Nam đã bị khủng bố VC giết chết, trong đó, đáng kể là vụ giết chết hơn 6000 người tại Huế trong trận tấn công Tết Mậu Thân.

Ngày nay, Mỹ và các nước Âu Châu đang phải đương đầu với nạn khủng bố của các tổ chức Hồi Giáo cực đoan. Bọn này về mức độ dã man có lẽ còn hơn nhiều so với Cộng Sản. Cộng Sản tuy giết người nhưng biết sợ công luận. Chúng tìm mọi cách che dấu, chối tội trước dư luận quốc tế. Còn bọn Hồi khoe khoang chuyện giết người như là chiến công. Chúng làm phim chiếu lên các phương tiện truyền thông để gây sốc cho nhân loại. Khủng bố có hiệu lực hơn chiến trận. Quân đội có thể suy đoán địch sẽ điều binh lúc nào, thế nào, mức độ nào, còn khủng bố thì nó xảy ra bất cứ đâu. Cơ quan an ninh phải vất vả theo dõi và chắc không thể nào nắm hết tình hình được trong một nước dù lớn hay nhỏ. Ngoài ra còn những Hiến Pháp, luật lệ và công luận, nhiều khi trói tay các cơ quan an ninh vì sợ bị tội vi phạm quyền tự do, sự kỳ thị, sự riêng tư của công dân…

A.- Phân Biệt các loại Khủng Bố, Bạo Hành:

1.- Bạo Hành trong Gia Đình (Domestic Violence) , tức là những tranh chấp, cãi vã, xô xát xảy ra giữa các thành viên trong gia đình mà có thể đưa đến án mạng, thương tích.

2.- Bạo Hành nơi Làm Việc (Workplace Incident), trong trường hợp xô xát xảy ra tại nợi làm việc giữa các đồng sự với nhau. Có khi do người ngoài gây ra, nhưng vì lý do thù oán cá nhân hay bất mãn.

3.- Khủng Bố Nội Địa (Domestic Terrorism): Còn gọi là Homegrown Terrorism. Theo tài liệu của cơ quan FBI, điều 18 USC-2331, chương 113B phân loại và định nghĩa “Khủng Bố Nội Địa” như sau:

Các hành vi vi phạm luật pháp Liên bang hay Tiểu Bang xảy ra trong lãnh thổ Hoa Kỳ gây nguy hiểm đến nhân mạng nhắm vào (1) cưỡng ép, đe doạ dân chúng, (2) gây ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ bằng đe doạ, cưỡng bức, hay (3) tác động đến công việc của chính phủ bằng sự phá hoại, ám sát, bắt cóc

– Điều 18 U.S.C. § 2332b ấn định tội phạm cấp liên bang liên quan đến khủng bố như sau:

Hành vi có tính toán để gây ảnh hưởng đến chính quyền bằng sự cưỡng bức hay đe doạ, hay trả thù nhắm vào chính phủ trong đó có việc tấn công vào các cơ quan hay giết nhân viên chính phủ.

Khủng bố Nội điạ do chính công dân Hoa Kỳ hay người nước ngoài nhập cư gây ra ngay trong nước Mỹ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do một vài người gây ra vì kỳ thị đối với nhóm dân nào đó, tôn giáo nào đó, hay bất mãn với chính quyền, hay có khi chỉ vì trí óc bất thường chỉ thích gây khủng bố để thoả mãn cá tính.

Ngay cả khủng bố Hồi Giáo cũng có thể do một vài người (công dân Mỹ hay không) được gọi là Lone Wolf; hoặc do sự chỉ huy của tổ chức khủng bố từ bên ngoài nước.

Loại khủng bố giết người hàng loạt không nước nào không có.

Có thể nói việc bạo hành bằng súng đạn gần như xảy ra hàng ngày trên đất Mỹ và cũng không thiếu tại các nước khác. Tổng Thống Obama đã tỏ ra thiển cận khi cho rằng nó chỉ xảy ra ở Mỹ mà thôi. “I mean, I say this every time we go one of these mass shootings, this just doesn’t happen in other countries”. Câu nói này có mục đích chính trị khi đảng Dân Chủ đang chủ trương giới hạn gắt gao việc sở hữu súng đạn, mà Tu Chính Án số 2 của Hiến Pháp Hoa Kỳ đã cho phép người công dân được quyền mang súng “A well regulated militia being necessary to the security of a free state, the right of the people to keep and bear arms shall not be infringed

Vài ngày sau khi Obama tuyên bố bọn ISIS đã bị ngăn chặn, thì xảy ra nạn thảm sát 130 người ở Paris. Để trả lời cho câu nói của Obama : “ISIS không là mối nguy hiện nay cho nước Mỹ” (ISIS doesn’t pose existential threat to US), thì lập tức xảy ra vụ 2 vợ chồng Hồi Giáo nổ súng bắn chết 14 người ở San Bernardino.

Dân chúng Mỹ thắc mắc tại sao Tổng Thống Obama và Bộ Trưởng Tư Pháp Loretta Lynch cứ né tránh chỉ ra đích danh  Khủng Bố Hồi Giáo, Hồi Giáo Cực Đoan (vụ Hassan ở Fort Hood, vụ Chattanooga, vụ San Bernardino…)

Tại sao Obama nhanh nhẩu lên tiếng, bay đi thăm nơi xảy ra các vụ giết người do người Mỹ da trắng (Oregon, Colorado Springs, Charleston…), nhưng im lặng trước các vụ Islam bắn người Mỹ?

B – Khủng Bố trên đất Mỹ:

Mỗi năm, có hàng chục vụ khủng bố các loại xảy ra tại Hoa Kỳ do cá nhân hay các tổ chức. Chúng ta có thể kể đến các tổ chức và cá nhân nổi bật như sau:

– Ku Klux Klan (KKK). Hoạt động từ năm 1865, là tổ chức cực đoan của người da trắng chống di dân và người da đen. Thời Chiến Tranh Lạnh, họ chống cả Cộng Sản. Thành viên có khi lên tới 6 triệu (1924).  Đến thập niên 1970 thì tàn lụi dần. Nay tuy đã không thấy công khai nhưng chưa hẳn chấm dứt.

– Tả Phái – Leftism. Coi như bắt đầu khi một tên gốc Nga Leon Czolgosz ở New York ám sát TT William McKinley ngày 6 tháng 9, 1901. Sau đó là hàng loạt các vụ đánh bom vào toà soạn báo Los Angeles Times, Sở Cảnh sát, phố Wall Street, và các cơ quan chính phủ, quốc hội … kéo dài cho đến vụ tấn công vào Trụ sở Thượng Viện Mỹ ngày 67 tháng 11, năm 1983 để phản đối Hoa Kỳ tấn công Grenada.

– Tổ Chức coi người Da Trắng là Tối Thượng -White supremacy

Quy tụ những người da trắng tư cho chủng tộc mình là đứng trên tất cả các sắc dân khác. Năm 1951 có hàng loạt vụ đánh đập đến chết, nổ bom tại Florida chống lại người Do Thái và da màu. Mới nhất là vụ tên thanh niên Dylan Roof, 21 tuổi bắn chết 9 người da đen đang cầu nguyện trong nhà thờ ở Charleston, South Carolina ngày 17 tháng 6, 2015.

– Bài Do Thái – Antisemitism

Ngày 12 tháng 10-1958: Đánh bom vào một buổi lễ lớn của tín đồ Do Thái ở Atlanta, Georgia. Gần nhất là vụ xâm nhập bắn chết 3 người Do Thái tại Trung Tâm sinh hoạt Cộng Đồng Jewish Kansas City và Village Shalom ở Overland Park, Kansas.

– Nhóm Quốc Gia Puerto Rican Nationalism

Hoạt động từ năm 1954 nhắm vào chính quyền và các khu buôn bán ở Mỹ. Ngày 3/8/1977 đánh bóm vào nơi cư ngụ của nhân viên Bộ Quốc Phòng. Ngày 15/3/1980 tấn công vào trung tâm vận động tranh cử của TT Jimmy Carter ở Chicago, và của TT George H.W. Bush ở New York City.  Ngày 31/12/1982 đánh bom vào trụ sở FBI và Toà Án ở Brooklyn, NY.

– Chiến Binh Palestinian [Black September]

Coi như bắt đầu bằng vụ đánh bom (nhưng thất bại) ở New York khi Thủ Tướng Do Thái đến thăm thành phố này. Sau đó là hàng loạt vụ ám sát, đánh bom nhằm vào người Do Thái, nhưng có khi giết luôn nhân viên công lực Mỹ. Vụ cuối cùng ghi nhận là thảm sát trên chuyến xe lửa ở Long Island nhắm vào hành khách da trắng tháng 12, 1993 và vụ âm mưu phá toà nhà của công ty Sears năm 2006.

– Cực Đoan Do Thái (Jewish extremism)

– Các Khủng Bố Chống Chính Quyền và Chống Khuynh Hướng Liberal (Anti-government, and anti-liberal)

Các vụ điển hình là vụ Timothy McVeigh và Terry Nichols đánh bom Cơ Quan Liên Bang tại Oklahoma City vào ngày 19 tháng 4, 1995 làm chết 168 người. Vụ Eric Robert Rudolph đánh bom vào Vận động trường Atlanta trong kỳ Thế Vận Hội 1996. Jim David Adkisson xả súng bắn vào nhà thờ Unitarian Universalist Church ở Knoxville, Tennessee. Và hàng chục vụ khác có gây tử vong.

– Công Giáo Cực Đoan – Christian extremism

Thường là chống lại sự Phá Thai, hiện tượng Đồng Tính. 1993: Michael F. Griffin giết David Gunn. Reverend Paul Jennings Hill giết John Britton và James Barrett. Eric Rudolph đặt bom vào nhiều nới tập trung dân đồng tính như ở Atlanta’s Olympic Centennial Park và các bệnh viện phá thai. 1998: James Kopp bắn giết người nhiều bệnh viện phá thai ở Mỹ và Canada. Scott Roeder giết George Tiller in Kansas.

– Mặt Trận Thống Nhất Hoàng Cơ Minh. Tuy chỉ là tép riu so với các nhóm khủng bố khác, nhưng cũng được các nhà báo Mỹ Front Line theo dõi, và mới đây được quay thành phim Terror in Little Saigon do đài PBS vừa trình chiếu. Cuốn phim gây xôn xao trong cộng đồng Việt Tị nạn Cộng Sản.

– Hồi Giáo Cực Đoan – Islamic Terrorism. Khủng bố Hồi Giáo là những hành vi khủng bố do những người, hay nhóm người Hồi Giáo vì các động lực và mục tiêu của đạo Islam được diễn dịch từ kinh Qur’an và Hadith, dùng lời dạy trong kinh sách này để biện minh cho sự sử dụng bạo lực như tàn sát tập thể, diệt chủng, lạm dụng trẻ em, thực thi nô lệ. Từ hàng chục năm nay, khủng bố Hồi Giáo xảy ra trên toàn cầu nhắm vào những người thuộc tôn giáo khác, và ngay cả người Hồi Giáo không cùng môn phái với họ. Họ gây chiến tranh trong nội bộ Hồi Giáo như đang diễn ra ở Trung Đông.

Qua lần trước, chúng tôi đã trình bày sơ qua về các tổ chức khủng bố Hồi Giáo cực đoan. Mạnh nhất hiện nay là ISIS, kế đó là al-Qaeda. Taliban chỉ hoạt động trong nội địa Afghanistan. Ngoài ra còn hàng chục tổ chức khác như al-Nusra ở Syria, Muslim Brotherhood ở Egypt, Boko Haram ở Nigeria, Hamas ở Palestine…

 C.- Khủng Bố Hồi Giáo: Mối Đe Dọa Thường Trực.

Bây giờ chúng ta đi vào chủ đề chính là các hoạt động khủng bố Hồi Giáo trên đất Mỹ mà đã xảy ra cũng từ rất lâu, nhưng bùng nổ mạnh kể từ sau vụ đặt bom ở World Trade Center, New York năm 1993, rồi đến năm 2001, 19 tên không tặc al-Qaeda đã cướp các phi cơ hành khách của Mỹ đâm thẳng vào 3 nơi, trong đó có toà tháp đôi ở World Trade Center này, làm chết 2977 thường dân vô tội.

 1.- Dân Muslim trên đất Mỹ

Con số dân Hồi Giáo tại Mỹ gồm dân Mỹ cải đạo, di dân từ các nước Hồi Giáo. Con số này dao động từ 5 đến 8 triệu, tùy theo các thống kê khác nhau. Di dân vào Mỹ mỗi năm. Từ 2000 đến 2010, có 14 triệu di dân hợp pháp vào Hoa Kỳ. Từ 2010 đến nay, trung bình mỗi năm có 1,031,712 người. Con số di dân từ các nước Hồi Giáo hay có dân Hồi giáo từ 1986 đến 2012 là 2,655,281 chia ra như sau:

Từ các nước Trung Đông và Pakistan, Bangladesh, Indonesia: 1,568,031; Từ các nước Đông Âu: 333,967; và các nuớc Bắc Phi:  753,283. Nâng số dân các nước Hồi Giáo sinh sống trên đất Mỹ năm 2013 là 2,844,318 ngưòi.  Xin nhớ rằng những người từ Đông Âu và vài nuớc Hồi Giáo có thể có nhiều người Thiên Chúa Giáo.

Với các số liệu trên, chúng ta có thể biết rằng trước năm 1986, tổng số dân các nước Hồi Giáo ở Mỹ rất ít, chỉ có dưới 200 ngàn mà thôi.

Một thống kê trên http://www.muslimpopulation.com/America/ cho biết dân Muslim tại Mỹ năm 2014 là 6.67 triệu, chiếm 2.11% tổng dân số và trên đà gia tăng mạnh.

Từ Quốc Gia gốc Dân số tại USA năm 2013 Đến USA từ 1986-2012
Afghanistan 67,169 59,480
 Iran 363,972 358,586
 Iraq 200,894 153,897
 Jordan 65,618 104,168
 Lebanon 124,256 113,727
 Saudi Arabia 88,894 Không rõ
 Syria 78,934 68,864
 Turkey 109,667 85,415
 Indonesia 94,600 61,493
 Pakistan 342,603 347,237
 Bangladesh 203,179 215,164
 Egypt 176,443 153,755
 Ethiopia 195,805 202,518
 Kenya 110,678 92,891
 Morocco 63,798 76,622
 Nigeria 234,465 227,497
 Albania 81,047 84,031
 Armenia 79,122 62,201
 Belarus 50,934 58,254
 Bosnia and Herzegovina 112,240 129,481
Total 2,844,318 2,655,281

Trong cuốn sách nhan đề ISIS Exposed, tác giả Erck Stakelbeck đã gọi khu dân tị nạn Hồi Giáo Somalia ở Twin Cities là The Islamic State of Minnesota. Đây là khu định cư của hơn 100 ngàn dân tị nạn từ Somalia, là căn cứ yểm trợ cho nhóm Khủng Bố Hezbollah. Từ năm 2007, đã có hàng chục thanh niên nam nữ Somalia từ Twin Cities dùng thông hành Mỹ để đến các vùng kiểm soát bởi khủng bố và gia nhập al-Qaeda, al-Shabaab. Sau năm 2012, thì chúng gia nhập ISIS.

2.- Nguyên Nhân Tham Gia Khủng Bố:

– Một trong những nguyên nhân chung của bạo lực và khủng bố là nền văn hoá bạo lực. Nước Mỹ chuộng văn hoá bạo lực, nó làm cho con người trở nên hung bạo. Đa số phim ảnh miêu tả cảnh đánh đấm giết nhau đủ kiểu, và thường quay với xảo thuật để thấy như thật. Các trò chơi cho trẻ em cũng nhắm vào cảnh giết chóc, truy đuổi với những nhân vật rất hung tợn. Ngày trước, thiếu niên dùng thì giờ đọc sách để mở mang kiến thức. Hiện nay từ khi mở mắt cho đến quá giờ đi ngủ, các em say mê với những trò chơi trên laptop, ipad; chơi ham đến quên ăn quên ngủ, mà các bậc cha mẹ thì bận công ăn việc làm ít khi để mắt đến con cái. Các em lớn lên cá tính thế nào, sẽ trở nên loại người nào, chắc ai cũng biết trước.

– Sự trầm cảm, bị cô lập, bức hiếp. Ở Colorado, có một thiếu nữ Mỹ trắng  19 tuổi là Shannon Conley đã bị bắt tại phi trường Denver khi sắp lên máy bay đi Syria để gia nhập ISIS. Cô này được miêu tả là cô gái cô đơn, có nhiều rối loạn trong đời sống. Cô thú nhận là đã yêu một tên khủng bố jihadist qua facebook.

– Mất Phương Hướng cuộc đời, Đi Tìm Căn Cước. Các người Mỹ theo khủng bố Islam thường là người Mỹ gốc Bắc Phi, Mỹ gốc các nước Hồi Giáo. Do văn hoá quá cách biệt, những thanh niên Hồi ở các quốc gia dân chủ thưòng có mặc cảm bị kỳ thị, bị cô lập. Do đó, dễ bị các tổ chức khủng bố khai thác để tuyển mộ thành viên. Lợi dụng tình cảnh xâu xé ở Trung Đông, bọn Hồi cực đoan sẽ thuyết phục rằng: “Những người anh em Hồi Giáo đang bị đàn áp. Chỉ có chúng tôi là sẽ sẵn sàng giúp các bạn. Tại sao không gia nhập cuộc chiến?

Theo nhà nghiên cứu Richard Barrett của nhóm The Soufan Group thì nhiều thiếu niên bị lạc lỏng, vong thân, không tìm được vị trí của mình trong đời sống xã hội, và họ tin rằng ISIS có câu trả lời cho họ mà thôi. (many of the teens lack a sense of belonging where they live, and they believe ISIS can give it to them)

Con số chiến binh ngoại quốc (từ các nước ngoải khu vực Trung Đông) chiến đấu trong hàng ngũ ISIS là khoảng 7000 người. Từ 2011, có từ 100 đến 200 người Mỹ đi Syria với nhiều lý do. Cơ quan an ninh đang lo ngại không rõ trong số này có bao nhiêu người sẽ gia nhập hoạt động cho khủng bố. Do thiếu tin tức nên khó biết con số chính xác, nhưng người ta ước chừng vài chục người nếu kể những người tham gia trong hai tổ chức ISIS hoặc al-Qaeda.

Có ít nhất 2 công dân Mỹ trong phe ISIS đã bị giết trong khi chiến đấu. Một da đen tên là Douglas McAuthur McCain; tên thứ hai là Abdirahmaan Muhumed, dân Mỹ gốc Somalia.

Vào tháng 5-2015, tên đánh bom tự sát tại Syria là một thanh niên quốc tịch Mỹ 22 tuổi từ Florida.  Tháng 11 vừa qua,  cơ quan an ninh tại Germany đã bắt giữ ba cô gái Mỹ gốc Sudan ở Colorado khi chúng sửa soạn lên máy bay đi Syria gia nhập  ISIS. Tại thành phố Minneapolis-St. Paul, vào tháng 8 vừa qua, cũng có 4 cô gái gốc Somalia trốn gia đình đi Syria tham gia ISIS.

– Tuyên truyền tinh xảo của ISIS: ISIS từ lâu đã tuyển mộ được nhiều chuyên viên về truyền thông trên mạng để xây dựng một mạng lưới tuyên truyền rất tinh xảo. Chúng dùng kỹ thuật lắp ghép, tạo hình để tung ra những Video không thua gì phim ảnh Hollywood để phô trương sức mạnh, những chiến thắng dồn dập, những hình ảnh bạo lực của kẻ mạnh, và những hứa hẹn về cuộc sống mới trong vùng chúng kiểm soát. Đối với những thanh niên, chúng hứa hẹn vinh quang, cuộc chiến anh dũng, sống trong tình chiến hữu, được thưởng cho những người vợ và cung cấp nơi ăn chốn ở.

3.- Cá Nhân (lonewolf) và Tổ Chức Khủng Bố Hình Thành Như Thế Nào?

3.1.- Nằm Vùng (Sleeping Cells), Xâm Nhập (Infiltration): nói đến những người được tổ chức khủng bố gài vào trong nước Mỹ để chờ dịp được lệnh hoạt động. Theo cách nói của chúng ta, đó là bọn nằm vùng như cán binh VC sau Hiệp Định Geneve không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam trà trộn trong dân để chờ cơ hội. Bọn này có thể là những người Mỹ Hồi Giáo cực doan (radical) hay bọn Hồi đến Mỹ qua các thành phần du lịch, du học rồi trốn ở lại hoặc các vị hôn thê, vị hôn phu được bảo lãnh. Cơ quan an ninh Mỹ thú nhận không thể theo dõi kiểm soát hết được thành phần này một khi họ đã vào đất Mỹ.

Cựu Giám Đốc CIA Michael Hayden coi nạn khủng bố nội địa là mối nguy lớn nhất hiện nay đối với nhân dân Mỹ. Từ năm 1993 đến 2001, bọn khủng bố Islam gia tăng cường độ tấn công trên đất Mỹ. Hầu hết các cuộc khủng bố là do bọn Islam, ngoại trừ vụ đánh bom vào cơ quan Liên Bang tại Oklahoma City năm 1995.

Ngày 11 tháng 9, 2001, 2977  thường dân, nhân viên cấp cứu, lính cứu hoả, cảnh sát, và quân đội đã bị chết do vụ đánh bom tự sát của 19 tên không tặc al-Qaeda gốc Saudi.  Tính từ vụ 11/9/1001 đến tháng 7 năm 2011 có 52 vụ khủng bố trên lẽnh thổ Hoa Kỳ do bọn Jihadists thưc hiện hay dự mưu..

Từ 2007, có trên 50 công dân và thường trú nhân Hoa Kỳ bị bắt giữ vì có ý đồ gia nhập bọn khủng bố nước ngoài, trong đó có al-Qaeda và al-Shabaab. Chỉ trong năm 2013, có 9 người Mỹ tham gia tổ chức khủng bố, giúp cho chúng hiểu biết tường tận về nội tình nước Mỹ.

Ngoài tên Anwar al-Awlaki có nhắc đến ở trên, một công dân Mỹ khác là Adnan Shukrijumah được coi là thành viên người Mỹ cao cấp nhất trong tổ chức al-Qaeda. Tên này sinh ra ở Saudi, lớn lên ở Trinidad, và di dân đến Florida khi còn thiếu niên và rời Mỹ năm 2001. Tên này tổ chức các vụ khủng bố nhắm vào Mỹ và Anh Quốc để rồi bị giết tại Pakistan vào cuối năm 2014.

3.2.- Radicalization: Những công dân Mỹ Hồi Giáo bình thường hoặc những người không Hồi Giáo khác bị hấp dẫn bời những tuyên truyền trên mạng hay qua bạn bè Hồi Giáo, họ theo đạo Islam và bị kích thích bởi những hứa hẹn của các tổ chức Hồi cực đoan để trở thành tên khủng bố. Đây là trường hợp của Syed Farook (công dân Hoa Kỳ gốc Saudi), sinh đẻ lớn lên ở Mỹ, làm công chức cho quận San Bernardino,  nhưng đã đi Saudi Arabia để cưới Tashfeen Malik là người Pakistan rồi bảo lãnh theo trường hợp vị hôn thê. Và kết quả là họ đã thực hiện vụ khủng bố ngày 2 tháng 12 vừa qua tại San Bernardino. Qua điều tra, cho biết chính Syed đã bị nhiễm độc cực đoan trước khi làm quen với Tashfeen. Và hai tên này đã dự trù sau vụ này sẽ nhắm vào các mục tiêu lớn có thể làm chết hàng trăm người.

Tại Mỹ, có hàng ngàn nhà thờ Hồi Giáo (Mosques), trong đó không thiếu những nơi đã và đang là cơ sở tuyên truyền tuyển mộ cho khủng bố. Khi các cơ quan an ninh gài cameras để theo dõi, họ phản đối coi là vi phạm sự riêng tư. Cuối cùng phải tháo gỡ cameras để bọn imams tự tung tự tác trong khuôn khổ nhà thờ của họ.

4.- Môi Trường để Khích Động, Tuyên Truyền tạo ra những người Hồi Giáo cực đoan

4.1 – Nhà Tù: Hoa Kỳ là nước có số lượng tù nhân cao nhất thế giới. Đây là môi trường thích hợp để tuyên truyền, xúi dục bạo động, và dễ thuyết phục êm tai làm cho người tù trở thành cực đoan. Đa số tù thiếu tin tức để tìm hiểu và phân biệt giữa khuynh hướng ôn hoà và cực đoan. Bọn imams Hồi Giáo sẽ lợi dụng sự thiếu thốn về phương tiện và điều kiện thực hành tôn giáo trong nhà tù để gieo rắc vào trong đầu những sự bất mãn, thù oán dẫn đến tư tưởng bạo động. Cũng do hệ thống nhà tù không đủ nhân vật lực để ngăn ngừa sự phát tán những luồng tin và tuyên truyền cực đoan. Tại nhà tù New Folsom, California, có nhóm tù nhân cực đoan Jami’iy yat Ul-Isla Saheeh (JIS) tuy ở trong tù, nhưng đã điều khiển tấn công hàng loạt vào chính quyền địa phương và các mục tiêu Do Thái. Tháng 7, 2005, bọn này dính líu đến hàng tá những vụ cướp các trạm xăng ở Los Angeles để kiếm tiền cho các hoạt động khủng bố. Nhưng chính phủ vì lý do nào đó, đã không xem đây là mối nguy Hồi Giáo cực đoan đối với an ninh quốc gia

 4.2 – Các Nhà Thờ Hồi Giáo (Mosques)

Nhiều nhà thờ Hồi Giáo là nơi vận động, tuyên truyền cho khuynh hướng cực đoan và bạo động. Nhóm The North American Islamic Trust (NAIT), có quan hệ với tổ chức Muslim Brotherhood, làm chủ 300 cơ sở gồm nhà thờ và trường học Hồi Giáo. Trên trang web của nhóm này có ghi mục tiêu: “NAIT không quản lý hay can thiệp vào sinh hoạt hàng ngày của những cơ sở này, nhưng yểm trợ và cố vấn cho họ về những hoạt động cho phù hợp với luật Sharia” (NAIT does not administer these institutions or interfere in their daily management, but is available to support and advise them regarding their operation in conformity with the Shari’ah.) Tổ chức này có ảnh hưởng lớn đến rất nhiều cơ sở Hồi khác trên đất Mỹ

Vì tôn trọng tự do tín ngưỡng, chính phủ Mỹ không có chính sách gì về các nhà thờ Hồi Giáo và cũng không có biện pháp để theo dõi các hoạt động của họ.

4.3 -Truyền thông Internet

Khác xa với bọn Taliban chỉ gồm những dân quê thất học Afghanistan, Tổ chức khủng bố ISIS quy tụ được nhiều tài năng về tin học để sử dụng các phương tiện Social Media là vũ khí điều hợp, tuyên truyền, tuyển mộ và huấn luyện. Al-Qaeda vùng bán đảo Arab (Al-Qaeda in the Arabian Peninsula (AQAP) đã phát hành tạp chí bằng Anh Ngữ trên mạng có tên Inspire nhắm vào đối tượng là các thanh niên Tây Phương. Trong tạp chí này còn dạy cách làm bom, cách di chuyển từ nước này qua nước nọ mà không bị phát giác, cách ngụy hoá các thư từ, và đặc biệt, danh sách những người cần phải ám sát. Tên Tổng Biên Tập là Samir Khan, một công dân Hoa Kỳ ở Yemen. Anwar al-Awlaki một thành viên cao cấp của al-Qaeda, được ví như là một Bin Laden trên mạng, cũng là một công dân Mỹ, sinh đẻ tại Tiểu Bang New Mexico. Tên này từng là imam ở một mosque ở Falls Church, Virginia. Anwar al-Awlaki và Samir Khan đã bị giết bởi hoả tiễn tinh khôn từ một phi cơ không người lái (drone) của Mỹ năm 2011 ở một vùng phía nam Yemen.

Một nhóm khác mệnh danh là Cách Mạng Muslim (Revolution Muslin) do hai tên Yousef al-Khattab và Younes Abdullah Mohammed thành lập. Hai tên này mới cải đạo Islam. Mục đích của nhóm là “thiết lập luật lệ Islam trên nước Mỹ, tiêu diệt nước Do Thái, và truyền đạt thông điệp của al-Qaeda cho quần chúng.”

Các websites và Facebook để liên lạc giữa bọn khủng bố này đã bị cơ quan an ninh xoá bỏ sau khi chúng kêu gọi giết chết những thành viên Quốc Hội Anh.  Trang web revolutionmuslim.com nay chuyển qua một trang khác mang tên Islam Policy điều hành bởi tên Younes Abdullah Mohammed. Điều nguy hiểm của những truyền thông mạng là chúng tạo cơ hội cho những người trở thành cực đoan tham gia sâu hơn vào các hành vi khủng bố, và kết hợp bọn này trong phạm vi Hoa Kỳ và thế giới.

4.4.- Phản Ứng của Cộng Đồng Muslim tại Mỹ

Không phải ai Muslim đều ủng hộ bọn khủng bố. Đã có nhiều người Mỹ gốc Muslim lên tiếng chống lại những hoạt động khủng bố. Tiến Sĩ Zuhdi Jasser, Chủ Tịch Nghị Hội Dân Chủ của Hồi Giáo tại Hoa Kỳ đã nói trước cuộc điều trần tại Hạ Viện (2010) như sau:

“Đối với tôi, phải để cho trẻ em Mỹ gốc Muslim biết rằng tín ngưỡng là một quyền không tách rời của công dân, và dạy cho chúng rằng các nguyên tắc đã dựng nên nước Mỹ không những không mâu thuẫn với tín ngưỡng mà còn giúp củng cố nó. .. Vì những lý do đó, mục tiêu của chúng tôi là cổ vũ cho những nguyên tắc của Hiến Pháp Hoa Kỳ, các quyền tự do và sự phân biệt giữa tôn giáo và nhà nước.”

Shaykh Muhammad Hisham Kabbani, chủ tịch của Hội ồng Tối Cao Islam tại Mỹ (the Islamic Supreme Council of America) cũng cảnh giác nạn khủng bố Hồi Giáo Cực Đoan ngay truớc biến cố 9/11.

Một trí thức Anh gốc Pakistan, Nữ Bác sĩ Quanta Ahmed, giảng dạy tại Đại Học State University of New York, thì phàn nàn việc truyền thông và công chúng Mỹ thiếu sự nghiên cứu sâu rộng về người Muslim mà chỉ thấy kỳ thị, nghi ngờ tất cả người Mỹ Hồi Giáo. Từ đó gây ra những mặc cảm trong số dân Mỹ gốc Hồi Giáo.

Theo bà, người Muslim tại Mỹ rất đa dạng. Họ đến từ 68 quốc gia khác nhau và có đến hơn 70 giáo phái (sects), vì thế rất khó nhận dạng và từ đó, làm gia tăng nhu cầu điều tra, cảnh giác về họ. Theo thăm dò của Pew năm 2011, mức độ mộ đạo của người Hồi Giáo ở Mỹ cũng khác nhau. Có đến hơn một nữa số người Mỹ gốc Hồi Giáo không đi dự thánh lễ hàng tuần.  Và họ đều xác nhận  rằng đời sống ở Hoa Kỳ tốt hơn tại các nước Hồi Giáo, xét về những quyền tự do của con người.

5.- Các Vấn Đề Khó Khăn

5.1.- Chưa được hành pháp coi là mối nguy trầm trọng.

Khi được tham khảo, có gần 70% số người phê bình rằng Obama không có sách lược chống khủng bố.

Xin nhắc lại, tổng thống Hoa Kỳ Obama và Bộ Trưởng Tư Pháp Loretta Lynch đã rất nhiều lần không nhìn nhận những vụ khủng bố xảy ra trên đất Mỹ là Khủng Bố mà coi là sự lạm dụng vũ khí. Họ lái sang vấn đề sử dụng vũ khí, hay cao lắm là bạo lực trong nước nhằm áp dụng sự cải cách trong Tu Chính Án số 2. Ngay cả sau khi cơ quan FBI tìm ra bằng chúng cặp vợ chồng Syed Farook và Tashfeen Malik tuyên thệ trung thành với tổ chức ISIS, cũng như tìm ra cả kho vũ khí, chất nổ trong nhà hai tên này, Tổng Thống Obama vẫn bướng bỉnh cho rằng không có bằng chứng gì về liên hệ của bọn này với tổ chức khủng bố Islam! Có người giải thích rằng Obama không muốn gây tình trạng kinh sợ trong dân chúng để tiếp tục nhận dân tị nạn Syria; nhưng nhiều nhà chính trị gia, bình luận gia thì cho rằng tình hình đã nghiêm trong, không thể né tránh. Nhất là hiện có tin cho hay bọn ISIS tìm cách trà trộn vào dòng người tị nạn cũng như thừa khả năng làm ra các thông hành giả của Syria để qua mặt các cơ quan an ninh biên giới.

Trong hoàn cảnh lo âu, cảnh giác về bọn khủng bố ISIS, TT Obama vẫn không chịu thừa nhận khủng bố là mối nguy hàng đầu của thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, khi ông tuyên bố: “Mối đe dọa lớn nhất trên thế giới hiện nay là sự thay đổi khí hậu” (Today, there is no grater threat to our planet than Climate Change). Có ít nhất 23 lần, Obama đã quả quyết những câu tương tự. Phụ hoạ với Obama, ứng cử viên Dân Chủ Bernie Sander và Ngoại trưởng John Kerry cho rằng có sự liên đới giữa khí hậu thay đổi và hiện tượng khủng bố. http://www.breitbart.com/big-government/2015/11/14/22-times-obama-admin-declared-climate-change-greater-threat-terrorism/

Hèn chi từ khi nhậm chức Tổng Thống, năm 2009, Obama đã ra lệnh giải tán trại giam Gitmo (Guantanamo Bay Detention Camp), nơi giam giữ gần một ngàn tên khủng bố nguy hiểm nhất mà quân đội đổ nhiều máu và công sức để bắt giữ từ các chiến trường Afghanistan, Iraq. Obama đã dùng lệnh hành chánh ra lệnh thả bọn tù này mà không thông qua Quốc Hội. Hầu hết bọn tù thả ra đã quay trở về tham gia hàng ngũ khủng bố ISIS, al-Qaeda. Việc Obama trao đổi 5 tên khủng bố cao cấp Taliban vào tháng 5 năm 2014 để đổi lấy anh Trung sĩ đào ngũ Robert Bowdrie Bergdahl đã gây bất bình cho dân chúng Hoa Kỳ.

5.2.- Tinh thần thượng tôn pháp luật.

Tinh thần thượng tôn pháp luật là một ưu điểm lớn nhất, nhưng từ đó cũng gây ra những trở ngại một khi tình hình căng thẳng, cần có sự uyển chuyển. Xã hội Hoa Kỳ đôi khi cứng ngắt, quá nguyên tắc trong thi hành luật pháp. Hiến Pháp, Luật Pháp được soạn ra trong một bối cảnh xã hội mà khi có sự biến đổi hay nẩy sinh tình hình cấp bách, nó không kịp thay đổi để đối phó. Sau khi bị khủng bố tấn công nặng nề vào New York, các biện pháp đã được đề ra, như đặt camera những nơi cần thiết (góc đường, nhà thờ Hồi Giáo…), đặt máy theo dõi điện thoại những kẻ tình nghi, sưu tầm tin tức kẻ tình nghi vân vân. Nhưng không thể thi hành chu đáo vì bị vài tổ chức (như American Civil Liberties Union) phàn nàn, hay kiện lên Tối Cao Pháp Viện với lý do xâm phạm đời tư, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo… Chờ cho được Quốc Hội trình lên, bàn cãi, thông qua dự luật mới hay tu chính, thì đã muộn. Vả lại, hiện nay, sự phân chia giữa hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ, giữa hành pháp và lập pháp là khá trầm trọng. Vì thế, khó đi đến một sự đồng ý trong các vấn đề nhạy bén.

5.3.- Cơ Quan An Ninh chưa có sự phối hợp đúng mức.

Ngoài Tổng Thống Hoa Kỳ, thì các cơ quan trách nhiệm quan trọng là Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI Federal Bureau of Investigation), Bộ An Ninh Nội Địa (Department of Homeland Security (DHS), Và Trung Tâm Chống Khủng Bố (National Counterterrorism Center, NCTC) cũng đã lên tiếng nhưng có khá nhiều điểm bất đồng với Tổng Thống Obama. Quý vị còn nhớ, chỉ một vài giờ sau biến cố San Bernardino, FBI tại địa phương đã tuyên bố trước báo chí rằng đây là một vụ khủng bố, trong khi Obama lên truyền hình lại kêu gọi xét lại vấn đề Vũ Khí (Gun Control). Điều này có nghĩa rằng Obama chỉ coi đây là một vụ Domestic Violence.

Từ sau vụ 9/11, các cơ quan an ninh chính phủ đã cùng làm việc để tăng cường việc chia sẻ tin tức tình báo giữa trung ương với địa phương và ngay cả trong dân chúng. Họ mở ra chiến dịch “If You See Something, Say Something” để nâng cao mức cảnh giác trong công chúng và hợp tác với các sở Cảnh Sát cũng như Bộ Nội An. Chính văn phòng Tổng Thống cũng ra một sách lược chống khủng bố gọi là Empowering Local Partners to Prevent Violent Extremism in the United States để vận động sự tham gia của quần chúng.

Trong đó đề cập: “Chúng ta phải chủ động, tích cực chống lại các luồng tư tưởng cực đoan mà bọn khủng bố sử dụng tuyên truyền và tuyển mộ thành viên bằng cách chúng ta thách đố chúng biện minh cho những hành vi bạo động và bằng cách chúng ta phải đề cao một cách tích cực những viễn ảnh đoàn kết trong lý tưởng của nước Mỹ.” (We must actively and aggressively counter the range of ideologies violent extremists employ to radicalize and recruit individuals by challenging justifications for violence and by actively promoting the unifying and inclusive visions of our American ideals)” và cũng thách thức những sự tuyên truyền cực đoan qua hành động và lời nói để ngăn chặn bọn cực đoan và bọn ủng hộ chúng không khích động, tài trợ và tuyển mộ các thành viên hay lập ra tổ chức khủng bố để xâm hại nước Mỹ.

Việc này không dễ làm. Dân chúng thì ngại bị phê bình là kỳ thị và thành kiến (Profiling). Các giới chức liên quan như an ninh cảnh sát thì e ngại bị buộc tội và ra toà (như vụ cậu bé gốc Phi Hồi Giáo đem chiếc hộp mà cậu ta khai là đồng hồ tự chế đến trường học. Thầy giáo cùng cảnh sát của trường đã bị khiển trách vì nghi ngờ và có phản ứng). Giới chức cao cấp thì sợ bị báo chí hay các tổ chức bảo vệ nhân quyền buộc tội.

Điều may mắn nhất là hiện nay, gần như tất cả các vị cao cấp lãnh đạo về an ninh, tình báo đề lên tiếng cảnh báo về Khủng bố Hồi Giáo, dù họ nói ngược lại điều tuyên bố của chief (TT Obama và Top Cop Loretta Lynch)

Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các cơ quan an ninh Liên bang, Tiểu bang và các thành phố chưa được chặt chẽ. Bộ Nội An có chính sách ngăn cấm các nhân viên Sở Di Trú (INS) truy tìm tài liệu trong các trang mạng xã hội (Social Media) về những ngoại quốc khi họ xin visa để vào Hoa Kỳ. Ông John Cohen, cựu Phụ Tá Bộ Trưởng Bộ Nội An đã than phiền: “Các nhân viên di trú, an ninh, cảnh sát ghi nhận tầm quan trọng phải xâm nhập vào các trang mạng để có thể phát giác ra bọn cực đoan có dính líu đến tổ chức khủng bố hay ủng hộ các tổ chức đó.” (Immigration, security, law enforcement officials recognized at the time that it was important to more extensively review public social media postings because they offered potential insights into whether somebody was an extremist or potentially connected to a terrorist organization or a supporter of the movement). Bằng chứng là Tashfeen Malik đã từng bày tỏ, trao đổi với Syed Farook qua facebook về thánh chiến Jihad, nhưng cơ quan an ninh đã không phát hiện được và họ đã cấp thông hành vị hôn phu cho vào Mỹ tháng Năm, 2014. Nghị Sĩ Charles Schumer thuộc đảng Dân Chủ đã nói: “Nếu Sở Di Trú có thể tìm kiếm trong mạng xã hội về Tashfeen Malik, những người vô tội ở San Bernardino đã không bị  chết oan uổng”. Trong năm 2014, chính phủ đã cấp Visa cho gần 10 triệu người ngoại quốc vào Mỹ. Thật là một con số đáng ngại.

Mới đây, Thống Đốc Tiểu Bang và Sở Cảnh Sát New York đã kêu gọi các cơ quan an ninh liên bang trao đổi tin tức về những kẻ tình nghi khủng bố để không bán nhầm sung cho bọn chúng.

5.4.- Thiếu phương tiện, nhân vật lực, thủ tục còn nhiều sơ hở. Chính các vị lãnh đạo giới an ninh, tình báo cũng thú nhận rằng họ không đủ tài nguyên nhân vật lực để theo dõi, điều tra và tiến hành đầy đủ các thủ tục nhằm ngăn ngừa khủng bố trà trộn trong những người di dân, tị nạn.

Tin mới nhất: Saudi Arabia đã lập liên minh gồm 34 nước Hồi Giáo chống Khủng Bố (Saudi Arabia,  Jordan, the United Arab Emirates, Pakistan, Bahrain, Bangladesh, Benin, Turkey, Chad, Togo, Tunisia, Djibouti, Senegal, Sudan, Sierra Leone, Somalia, Gabon, Guinea, the Palestinians, Comoros, Qatar, Cote d’Ivoire, Kuwait, Lebanon, Libya, Maldives, Mali, Malaysia, Egypt, Morocco, Mauritania, Niger, Nigeria and Yemen.)

 

6.- Phụ lục: Các vụ khủng bố đáng kể xảy ra trên đất Mỹ.

1977 Hanafi Siege

1993 World Trade Center bombing

1994 Brooklyn Bridge shooting

1997 Murder of Prison Guard by Haneef Bilal

2000 New York terror attack

2000 millennium attack plots

2001 September 11 attacks

2002 Los Angeles Airport shooting

2002 José Padilla (Abdullah al-Muhajir) Plot

2002 Buffalo Six

2004 financial buildings plot

2005 Los Angeles bomb plot

2006 Hudson River bomb plot

2006 Sears Tower plot

2006 Toledo terror plot

2006 transatlantic aircraft plot

2006 UNC SUV attack

2007 Fort Dix attack plot

2007 John F. Kennedy International Airport attack plot

2009 Little Rock recruiting office shooting

2009 Bronx terrorism plot

2009 Dallas Car Bomb Plot by Hosam Maher Husein Smadi

2009 New York City Subway and United Kingdom plot

2009 Fort Hood shooting

2009 Colleen LaRose arrested (not made public until March 2010)

2010 King Salmon, Alaska local meteorologist and wife assassination plots

2010 Alleged Washington Metro bomb plot

2011 Alleged Saudi Arabian student bomb plots

2011 Manhattan terrorism plot

2011 Lone Wolf New York City, Bayonne,NJ pipe bombs plot.

2012 Car bomb plot in Florida

2013 Boston Marathon bombing

2013 Wichita Airport bombing plot

2015 Boston beheading plot

2015 Curtis Culwell Center attack

2015 San Bernardino shooting