Thời Sự Hàng Tuần – Ngày 3 tháng 11, 2018 Hillary là người (đối thủ) trong mộng của TT Trump!

strong>Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

 Thảm sát ở Pittsburg

Ngày thứ Bảy, trong khi những người Do Thái đang cử hành thánh lễ của họ trong một giáo đuờng mang tên Cây Nhân Sinh (Tree of Life Synagogue) ở thành phố Pittsburg, Tiểu Bang Pennsylvania, một tên hung thủ đã bước vào, dùng súng bắn bừa bãi làm chết 11 người và gây thương tích cho 6 người khác. Khi Cảnh sát đến can thiệp, tên này đã bắn trả làm 4 cảnh sát bị thương. Đây là vụ tấn công vào người Do Thái tồi tệ nhất từ trước đến nay tại Hoa Kỳ.

Tên hung thủ tên là Robert Bowers, đã bị bắt giữ và ra trình diện trước toà ngày thứ Hai. Y sẽ bị kết tội đền 29 tội danh và có thể bị xử án tử hình.

Tên Robert Bowers là người mang tâm lý thù hận người Do Thái cũng như có tâm lý chống Tổng Thống Trump và những người ủng hộ Tổng Thống. Y từng bày tỏ rất nhiều lần trên các trang truyền thông xã hội những khuynh hướng này. Một trong những lời của y là cáo buộc tổ chức Do Thái có tên The Hebrew Immigrant Aid Society “du nhập những kẻ xâm lăng để giết dân của chúng ta; mà tôi không thể ngồi yên để nhìn chúng tàn sát đồng bào. Hãy chống mắt mà xem, tôi đang nhập cuộc đây.” (likes to bring invaders in that kill our people, I can’t sit by and watch my people get slaughtered. Screw your optics, I’m going in.)

Khi đến gây tội ác tại giáo đường, trong người y mang theo một súng tiểu liên M-16 và 3 súng ngắn. Những nạn nhân bị tử thương là những người già tuổi từ 65 đến 96. Không có trẻ em hay thanh niên nào bị chết.

Người Do Thái hầu như gặp nạn trên các nước mà họ cư trú, dù đã qua nhiều thế hệ. Một phần vì cá tính của họ có nhiều điểm khó ưa, một phần vì những người Do Thái tài phiệt giàu có thưòng thao túng kinh tế và chính trị của nước họ sinh sống. Tâm lý bài Do Thái có từ hàng ngàn năm qua. Khó có thể tiên liệu được lúc nào, người nào, tổ chức nào sẽ gây ra những vụ thảm sát đối với người Do Thái.

Ai là kẻ khích động bạo lực?

Tổng Thống Trump đã nhanh chóng lên tiếng kết án hành vi giết người này. Ông đã đến Pittsburg để chia sẻ nỗi đau đớn này của cộng đồng Do Thái vào ngày thứ Ba. Một Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang khi được phóng viên CNN hỏi về việc viếng thăm của Tổng Thống, đã trả lời mang tính chất rất kỳ thị. Ông nói rằng những biến cố mới đây xảy ra là do sự khích động của Tổng Thống. Ông ta quên rằng từ hơn hai năm nay, chính những lãnh tụ phe Dân Chủ xúi dục gần hết những cuộc bạo động, đe dọa, nhục mạ, xúc phạm đến Tổng Thống và những người trong hành pháp của ông, những dân biểu, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà, và ngay cả những công dân bày tỏ sự ủng hộ Tổng Thống. Thậm chí họ còn chụp hình với đầu lâu Tổng Thống Trump, với cây súng chỉa vào đầu một Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà. Những việc làm của đám đông mà Tổng Thống và các dân biểu Thượng Nghị Sĩ phải gọi là “mob” vì nó mang tính chất bạo lực, hỗn loạn, và chắc chắn có tổ chức và những ai đó đứng sau lưng thúc đẩy hay bỏ tiền ra. Nếu những câu tuyên bố của Tổng Thống Trump có mang tính cách cứng rắn thì cũng chỉ là phản ứng – lẽ ra không nên có của một Tổng Thống – trước những hành vi liên tiếp của nhóm tả khuynh này.

Đài truyền hình ABC cũng phụ hoạ mà cho rằng những biến cố xảy ra đều do các vị lãnh đạo quốc gia thúc đẩy, ý nói đến Tổng Thống Trump. Nhưng họ quên rằng thời Obama làm Tổng Thống, cũng biết bao nhiêu việc bắn súng giết người, làm loạn, đốt phá. Liệu có phải do Obama xúi dục hay không? Và họ cũng quên rằng ngay cả những vị Cộng Hoà cũng là nạn nhân của vụ bắn súng (Dân Biểu Steve Scalise), hoặc của những tên gửi các bưu kiện có tẩm bột hoá học độc hại như Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz, Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis và gia đình con trai của Tổng Thống là Donald Trump Jr.

Thường sau các biến cố nghiêm trọng, là cơ hội tốt cho sự hàn gắn. Hai phe nếu nghĩ về quyền lợi chung, sự an toàn xã hội, sẽ hoà dịu để cùng nhau tìm biện pháp hoá giải. Nhưng phe Dân Chủ không làm thế. Hôm Chủ Nhật, trong một buổi tiếp xúc với cử tri Tennessee của ứng cử viên Thượng Viện là đương kim dân biểu Cộng Hoà Marsha Blackburn, bà đã kêu gọi bỏ ra một phút để mặc niệm các nạn nhân bị thảm sát tại Pittsburg. Phút giây thiêng liêng bị phá đám bởi một số người phe Dân Chủ đột nhập vào.  Nhìn trong video quay được ở buổi meeting, thấy những người này đã vung nắm đấm la hét. Một số họ thuốc nhóm “black lives matter”. Bà Blackburn nghi rằng nhóm người này là do sự điều khiển của ứng cử viên Dân Chủ đối lập Phil Bredesen, một cựu Thống Đốc Tennessee. Phân bộ đảng Dân Chủ tại Tennessee chối bỏ điều này.

Cũng như trong ngày cử hành tang lễ cho những nạn nhân, các vị lãnh đạo đã kêu gọi người tham dự xin hãy dành giờ phút thiêng liêng liêng này để nhớ đến những người chết mà hãy gác qua một bên các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, vẫn có những nhóm người lợi dụng dịp này trưng ra những khẩu hiệu nhằm gây thêm chia rẽ.

Sự mau miệng của truyền thông phe tả

Sau những vụ mới xảy ra, nhất là sau vụ tên Cesar Sayoc gửi hơn một tá những bưu kiện chứa bom tự chế đến các nhân vật hàng đầu đảng Dân Chủ; việc đầu tiên của truyền thông phe tả là hùa nhau kết luận các hành vi này do sự khích động của Tổng Thống Trump.

Tên Sayoc này là một người ủng hộ Tổng Thống Trump, y có một danh sách cả trăm người mà y sẽ gửi bom đến. Y đã ra trước toà hôm thứ hai, với hàng chục tội danh và có thể bị kết án đến 50 năm tù.

Ngay sau vụ thư bom, hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng Thống Trump đã cho hay ông sẽ lên tiếng cao giọng hơn. Ông dùng chữ ‘tone up’. Chưa hiểu thế nào, nhưng ký giả Jonathan Karl của đài ABC đã vin vào đó để cho rằng ông Trump thúc đẩy việc bắn súng chết 11 nguời ở Pittsburg! Theo nguyên văn của Karl như sau: “Ông ta (Trump) hàm ý điều gì? Liệu ông ta có biết rằng những lời ông ta có thể khích động những kẻ chuyên quấy rối để thực hiện những điều táo bạo không?

Theo lời giải thích của bà Sarah Huckabee Sanders, Tổng Thống Trump đang tìm những phương cách để hàn gắn lại, đưa quần chúng lại gần nhau. Việc đầu tiên mà Tổng Thống đã làm sau các vụ thư bom và nổ súng là lên án nặng nề các tên hung thủ và các hành vi tội ác đó.

Cũng nhân đây, nói qua việc quen miệng đổ thừa của phe Dân Chủ.

Ai cũng biết tình trạng vệ sinh, an toàn của các thành phố tại California rất bê bối. Hàng cây số dài trên những con đường phố hay trục lộ giao thông bị tràn ngập bởi những người vô gia cư. Họ cắm lều, sống bừa bãi làm mất trật tự, gây ô nhiễm môi sinh mà các thành phố tỏ ra bất lực. Con số người vô gia cư sống bên đuờng hiện nay gia tăng thêm 50%. Ngày nay còn tạo thêm nguy cơ những bệnh truyền nhiễm chết người như bệnh dịch hạch…

Nhưng những người có thẩm quyền tại các thành phố đó không chịu nhận lấy trách nhiệm về mình. Họ lại đổ thừa cho chính phủ của Tổng Thống Trump.

Trong cuộc phỏng vấn ông Thị Trưởng Los Angeles là Eric Garcetti do phóng viên Jake Tapper của đài CNN thực hiện, ông Garcetti trả lời ông không có kế hoạch gì để đối phó với tình hình trên nhưng lại cho rằng đó là phần việc của chính phủ trung ương từ Washington. Ông còn nêu ra các tệ nạn tại các thành phố khác như San Francisco và Seattle…

Thưa quý vị, các thành phố đang đối phó với các tệ nạn nêu trên đều thuộc các tiểu bang do đảng Dân Chủ làm chủ từ nhiều năm nay. Do chủ trương “thành phố bao che” (Sanctuary city), chính họ là nguyên nhân đưa đến tệ nạn. Và trách nhiệm trong phạm vi thành phố là của các vị Thị Trưởng, các Hội Đồng Thành Phố chứ không thể là của chính quyền liên bang!

Đài CNN bị tổ trác

Sáng thứ Hai, đài truyền hình CNN mời ông Rabbi (giáo sĩ Do Thái Giáo) Jeffrey Myers lên đài để phỏng vấn. Ông Rabbi này là vị chủ lễ tại nhà thờ Cây Nhân Sinh ở Pittsburg nơi vừa xảy ra vụ tên Robert Bowers xách súng bắn chết 11 người dự lễ thánh tại đây. Mục đích của CNN là muốn mượn lời ông Myers để đổ lỗi về vụ này cho Tổng Thống Trump. Khi người phụ trách chương trình là cô Alisyn Camerota hỏi ông Meyers có gán trách nhiệm cho ai trong vụ này ngoài tên hung thủ,  ông đã trả lời minh bạch chỉ có tên hung thủ gây án chứ ông không đổ thêm lỗi cho ai. Theo ông, sự hận thù không phân biệt về khác biệt tôn giáo, đảng phái hay màu da… Việc thảm sát này về hình thức, phương pháp không mang màu sắc chính trị.

Cô Camerota còn gặng hỏi: “Thế ai châm ngòi cho nó? Người ta cũng gieo hạt giống hận thù chứ?” Ông Meyers đã trả lời bằng một câu bất ngờ: “Tôi nghĩ rằng cô đã đặt ra một trong những câu hỏi lớn mà chỉ có những người thông minh hơn tôi mới có thể trả lời. Tôi xin nhắc lại điều trong Kinh Thánh sau khi xẩy ra trận Đại Hồng Thủy và con thuyền của Noah, Đức Chúa Trời đã ân hận mà nói với Noah rằng ‘Ta biết được con người đã có khuynh hướng ác từ thời kỳ còn trẻ.’ Cô nên hiểu rằng đó là điều mà chính Chúa Trời cũng kinh sợ khi phải nói ra cho chúng ta biết.”

Nghe câu trả lời có vẻ khó hiểu? Nhưng ý của ông Meyers là không lên án những lời tuyên bố có tính hận thù hay nguy hiểm từ cả hai phiá: Tổng Thống, hành pháp Trump và cả phía truyền thông. Mà phải hiểu từ trong bài học của Kinh Thánh rằng lòng hận thù, cái ác nó ẩn dấu ngay trong linh hồn của con người cũng như niềm hy vọng mà Chúa Trời sẽ ban cho vào đúng một thời điểm nào đó như ngày Phán Xét.

Lời của Chúa Trời cũng phù hợp với những lời trong giáo lý nhà Phật, rằng trong mỗi người đều có ẩn chứa thất tình: hỷ, nộ, ái, ố, dục, lạc, ai.

Theo ông, lời trong Kinh Thánh cho thấy sự hiện diện của lòng thù hận có trong tất cả mọi người, cũng như những đức tính khác. Ông cho dẫn chứng là sau biến cố này, có hàng ngàn thư từ, điện thư, điện thoại của nhiều người tín ngưỡng khác đã gửi về để chia sẻ và an ủi. Có hai nhóm người Hồi Giáo đã quyên góp 100 ngàn đô la để giúp gia đình các nạn nhân.

Sau cùng, ông khuyến cáo giới truyền thông nên nhấn mạnh vào những điều tích cực thì hay hơn là đeo đuổi những điều tiêu cực. Ông kết luận: “Cái thiện sẽ luôn luôn thắng điều ác.”

Như không đủ khả năng hiểu được ngụ ý của Giáo Sĩ Meyers, hay chưa vừa lòng vì chưa đạt được mục đích. Cô Camarota hỏi thẳng ông Meyers có kết tội Tổng Thống Trump hay không? Ông có phản đối việc Tổng Thống Trump sẽ đến tham dự buổi lễ cầu hồn cho các nạn nhân hay không? Ông Meyers trả lời: “Chúng tôi luôn sẵn sàng đón tiếp Tổng Thống Trump. Ông ấy là Tổng Thống của chúng ta. Ông sẽ luôn được tiếp đón.”

Câu hỏi sau cùng của cô Camerota có lẽ do từ phản ứng của một nhóm mang tên là “Bend the Arc” khi nhóm này tung ra một kiến nghị cho rằng Tổng Thống Trump không nên đến dự lễ cầu nguyện vào ngày Thứ Bảy trừ phi ông lên tiếng bác bỏ chủ trương “Da Trắng Tối thượng” mà theo nhóm Bend the Arc là có liên hệ trực tiếp đến vụ nổ súng giết người nói trên.

Sau khi trả lời đài CNN, Giáo Sĩ Meyers đã nhận nhiều thư hăm dọa từ bọn liberal!

Sáng thứ Tư, lúc 9:30 giờ, cũng trên đài CNN, cô ký giả Poppy Harlow mời cựu Thượng Nghị Sĩ Norm Coleman (Cộng Hoà, Minnesota) là một người gốc Do Thái để phỏng vấn. Cô Harlow cũng muốn gài ông Coleman để lên án Tổng Thống Trump, nhưng không thành. Vì ông Coleman cho biết việc bài Do Thái không phải là mới mẻ gì. Ông còn nhắc lại lời tên Louis Farrakhan (một người da đen liberal rất cực đoan và là thủ lãnh của tổ chức Nation of Islam, bạn thân của Barack Obama) ví người Do Thái là những con mối. Farrakhan nói trong ngày 14 tháng 10 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 23 “Ngày Million Man March”. Nguyên văn:”Đối với những người trong cộng đồng Do Thái không ưa tôi – xin cám ơn đã nêu tên tôi khắp mọi nơi – Tôi không nổi sùng với các ông đâu, bởi vì các ông ngu xuẫn lắm. Đừng gọi tôi là người chống Do Thái (anti-Semite) mà là người chống mối (anti-Termite)” (To the members of the Jewish community that don’t like me — thank you very much for putting my name all over the planet…I’m not mad at you, ‘cuz you’re so stupid,… Call me an anti-Semite? Stop it! I’m anti-termite.) Những lời xấc xược, kỳ thị này cũng được Farrakhan post lên trang tweeter của anh ta!

Bạn bè Dân Chủ quay sang ủng hộ Cộng Hoà

Có hai hiệp hội từng ủng hộ bà Hillary Clinton hết mình trong thời kỳ bầu cử Tổng Thống năm 2016, thì nay đang đứng về phía ứng cử viên Cộng Hoà Jason Lewis khi ông này ra tái tranh cử chức Dân Biểu nhiệm kỳ thứ hai tại Minnesota. Đó là Công Đoàn Thợ Mộc và phân bộ 49 của Công Đoàn Quốc Tế của những Kỹ Sư Điều Hành (the Carpenters’ Union và the International Union of Operating Engineers Local 49.)

Đối thủ của ông Lewis là bà Angie Craig, một cựu nhân viên cao cấp ngành bảo hiểm y tế.

Ông Lewis và bà Craig có rất nhiều dị biệt trong mọi chính sách.

Theo ông Adam Duininck, phát ngôn viên Nghiệp Đoàn Thợ Mộc, Ông Lewis được khen ngợi vì trong nhiệm kỳ đầu tiên tại Quốc Hội, đã liên tiếp bỏ phiếu thuận ủng hộ việc tăng lương và thay đổi học trình để khuyến khích các học viên tìm việc trong các ngành kỹ nghệ xây dựng

Còn ông Jason George của Phân bộ 49 cũng nhấn mạnh việc ông Lewis có những nỗ lực xây dựng sự hiểu biết các nghiệp đoàn, hiểu những khó khăn của họ; đã vững chãi trong việc ủng hộ tăng lương. Ông nói: “Tuy chúng tôi không luôn luôn đồng ý với nhau về mọi vấn đề, nhưng chúng tôi biết vào lúc nào để yểm trợ cho công ăn việc làm của mình. Ông Lewis đã đứng về phía chúng tôi, và đó là lý do mà chúng tôi quay sang ủng hộ ông ta.”

Lewis hứa hẹn sẽ ưu tiên cho việc tăng trưởng kinh tế nếu ông đắc cử, cũng như ủng hộ Tổng Thống Trump trong vấn đề di dân, xâybức tường biên giới. Ngược lại, bà Craig lý luận rằng việc giảm thuế chỉ làm lợi cho người giàu có và bà chủ trưong mở lối cho tất cả di dân bất hợp pháp được vào quốc tịch.

Trong mấy tháng qua, khi tiếp xúc với nhiều bạn bè, chúng tôi cũng nhận thấy khuynh hướng nhiều người trước bầu cho Dân Chủ nay tỏ ý sẽ ủng hộ đảng Cộng Hoà với nhiều lý do, trong đó lý do mạnh nhất là việc hành pháp Trump cứng rắn với Trung Cộng và kết án chủ nghĩa Cộng Sản cũng như chủ nghĩa Xã Hội. Bản thân tôi, từ hai thập niên 1990, 2000, khi sinh hoạt cộng đồng, đã tổ chức yểm trợ cho các ứng cử viên Dân Chủ như bà Jackie Goodman (Hội Đồng Thành Phố), Dân biểu Liên Bang Lloyd Doggetts, Dân Biểu Tiểu Bang Hubert Vo… Nhưng nay thì good bye Dân Chủ cho đến khi nào họ trở lại vị trí trung hoà (moderate)!

Liệu Cộng Hoà có giữ được Quốc Hội không?

Có xác xuất thế nào về việc đảng Cộng Hoà sẽ tiếp tục giữa vai trò đa số tại quốc hội lưỡng viện?

Theo một phân tích của Nate Silver, cơ may của đảng Cộng Hoà vẫn còn cao.

Tại Thượng Viện, hiện có 50 ghế Cộng Hoà khá an toàn, Cộng Hoà có thể kiếm thêm 3 hay 4 trong số 6 vé đang tranh nhau trong kỳ bầu cử thứ Ba tuần tới. Silver cho rằng Cộng Hoà 80% cơ hội thắng đến 4 ghế, và chỉ 10% là thắng ít hơn 4 ghế. Như thế, Cộng Hoà có xác suất 82.4% sẽ giữ đa số ở Thượng Viện; trong khi đảng Dân Chủ chỉ có 17.6% khả năng lật ngược thế cờ. Kết quả dự đoán sẽ là 52 Cộng Hoà, 48 Dân Chủ

Vì lẽ có thể thua ở Thượng Viện, đảng Dân Chủ quay sang nỗ lực giành thêm ghế ở Hạ Viện hòng nằm vai trò đa số.

Nhìn chung cho đến nay, thì cơ hội của Dân Chủ có vẻ khả quan. Cuộc thăm dò của tổ chức Real Clear Politics cho thấy Dân Chủ có thể có 205 ghế an toàn trong đó có 14 ghế có khuynh hướng xanh và 18 ghế thiên về Dân Chủ. Phía Cộng Hoà có 199 ghế an toàn trong đó có 19 ghế khuynh hướng đỏ và 26 thiên về Cộng Hoà. Nếu thăm dò này đúng, thì phe Dân Chủ cần thêm 13 ghế trong số 31 ghế chưa quyết định (toss up) để có 218 ghế, chiếm đa số trong Hạ Viện. Trong khi đó phe Cộng Hoà cần có đến 19 ghế. Nhưng nên ghi nhớ rằng trong 31 ghế toss up đó, có 29 ghế hiện do dân biểu Cộng Hoà làm chủ.

Theo các con số thăm dò mới nhất, phe Dân Chủ có xác suất 84% nằm đa số Hạ Viện trong khi phe Cộng Hoà chỉ có 16%. Vào 2 tuần trước thì con số này của phe Dân Chủ thấp hơn 10 điểm.

Theo Silver, phe Dân Chủ sẽ có 234 ghế Hạ Viện và phe Cộng Hoà sẽ có 201 ghế.

Chỉ còn 3 ngày nữa thôi, chúng ta sẽ thấy các dự đoán này có chính xác không.

Mấy ngày bỏ phiếu sớm, có tin từ Texas và Georgia rằng sự gian lận đã xảy ra. Nhiều cử tri than phiền rằng họ bỏ một dọc cho ứng cử viên đảng này, nhưng kết quả các đánh dấu của họ nhảy qua ứng cử viên đảng kia. Vì thế, xin quý vị hãy kiểm soát một lần chót sự lựa chọn của mình trước khi bấm nút sau cùng (submit) để kết thúc.

Tổng Thống Trump thách Hillary ra ứng cử năm 2020.

Suốt cuộc đời bà Hillary Rothdam Clinton danh vọng tràn trề. Từ phu nhân của Giám Đốc Tư Pháp tiểu bang Arkansas, lên đệ nhất phu nhân tiểu bang, 8 năm đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, 6 năm Thượng Nghị Sĩ, 4 năm Bộ trưởng Ngoại Giao.

Tài chánh thì có lẽ cũng thuộc hàng tỷ phú sau khi hai vợ chồng câu kết bán Uranium cho Nga, ăn cắp tiền cứu trợ nạn nhân động đất Haiti, mở ra Clinton Foudation nhận hàng trăm triệu tiền hối lộ từ các nước khác.

Nhưng bà vẫn thấy chưa thoả mãn, giấc mơ quyền lực vẫn chưa ngừng.

Sau hai lần tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ thất bại, mà cay đắng nhất là lần mới đây, năm 2016 trước đối thủ Trump chưa hề có kinh nghiệm chính trường, ít ai biết tiếng.  Ngay trong buổi tối cuối cùng đóng cửa phòng phiếu, đinh ninh 100% sẽ nắm ngôi Tổng Thống Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đã vội ký tên lên bìa tờ tuần báo Times có đăng bức ảnh đẹp nhất của bà với hàng chữ Madam President để tặng bạn bè.

Nhưng tẽn tò thay, cả nước reo hò trước thắng lợi của ông Donald Trump. Toà báo Times vội vàng cho người đi khắp thành phố, thu hồi bản in tờ báo từ các trạm phát hành và sạp bán báo. Hai năm qua, dù có rất nhiều người, kể cả phe Dân Chủ khuyên bà nên rút vào bóng tối để an vui tuổi già; bà vẫn còn nuôi mộng làm Tổng Thống. Đó là để thực hiện ước mơ của anh chồng dâm loạn muốn được sống trong toà Bạch Cung cho đến ngày chết để hưởng hết vinh quang tuyệt đỉnh.

Tổng Thống Trump, khi nghe tin bà Clinton có thể mon men ra ứng cử năm 2020 đã tuyên bố một cách khôi hài rằng: “Tôi cũng thích bà ta, cũng thích bà ta. Tôi sẽ vui sướng với bà ta! Tôi không thấy có ai khác mà tôi sẽ thú vị tranh cử cùng…”

Đó là để trả lời câu hỏi của cô Laura Inghram của đài Fox News rằng ai sẽ là người đối thủ trong mộng khi ra tranh cử năm 2020. Tổng Thống Trump còn nhận xét thêm rằng: “Bà ta rất thông minh và cứng cỏi hơn nhiều người. Bà ta có thể vận động tài chánh dễ hơn nhiều người. Và nếu bà ra ứng cử, thì đây sẽ là một màn tranh cử cật lực, chết bỏ.”

Chính Phillippe Reines, một phụ tá lâu năm thân thiết của bà tung ra tin bà Clinton ra ứng cử năm 2020. Nhưng theo nhiều nguồn tin, bà Clinton đã phủ nhận việc tái tranh cử, mà theo bào là để tạm ngưng “pause”. Bà ta nói: “Ừ, tôi cũng muốn làm Tổng Thống. Hy vọng rằng khi chúng ta có một người Dân Chủ ngồi trong toà Bạch Cung vào đầu năm 2021, chúng ta sẽ có nhiều việc để làm…

Khi bị thúc ép rằng bà sẽ đóng vai trò gì trong mùa tranh cử 2020, bà trả lời: “Tôi chưa có suy nghĩ gì về việc này, nhưng chờ cho đến khi có kết quả cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 6 tháng 11 này để xem thế nào đã. Nhưng tôi sẽ làm hết mình để có một Tổng Thống Dân Chủ trong Bạch Cung vào tháng 1 năm 2021.”

Bà Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren mà nhiều người tin sẽ ra tranh cử năm 2020 nay đã thấy xẹp ve sau khi việc thử nghiệm DNA cho thấy bà đã dối trá, mạo nhận mình có gốc tích thổ dân da đỏ. Trước đây, Tổng Thống Trump gọi đùa bà là Pocahonta. Sau vụ này, ông nói ông không còn lý do gọi bà như thế nữa. Lúc này ngưiờ ta đang nói đến cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Eric Holders, là người cách đây chừng hai tuần tuyên bố láo lếu rằng: “Khi họ (Cộng Hoà) xuống thấp, thì chúng ta đá đít họ.” (When they go low, we kick them. That’s what this new Democratic Party is about). Không biết lão già thân Cộng Bernie Sanders có còn ý định nữa không? Hay là đã quá già để làm Tổng Thống?

Nhiều người lên tiếng đã đến thời điểm cần có một nữ Tổng Thống (cũng như việc phân phối, tuyển một các cơ quan cần có sự cân bằng giữa nam và nữ, giữa các sắc dân…)

Trong một bài bình luận rất hay của ông Vĩnh Tường, ông mỉa mai rằng chức vụ Tổng Thống là dành cho người có tài, có uy tín, khả năng làm dân giàu nước mạnh; chứ đâu phải là một món quà, một ân huệ mà phải chia sẻ theo tỷ lệ cho công bằng giữa nam nữ, sắc dân… 

Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp Ước về Hoả Tiễn Liên Lục Địa

Tổng Thống Trump, trong một tuyên bố bất ngờ, đã cho hay Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi Hiệp Ước về hạn chế hoả tiễn liên lục địa đã ký với Liên Sô giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô Mikhail Sergeyevich Gorbachev vào tháng 7 năm 1991. Nội dung hiệp ước này là các điều khoản nhằm giới hạn việc phát triển các loại hoả tiễn và vũ khí nguyên tử vào thời điểm chiến tranh lạnh, tránh cho nhân loại thảm họa diệt vong nếu hai nước xảy ra xung đột.

Tên của hiệp ước này là The Strategic Arms Reduction Treaty (START). Đó là kết quả của nhiều lần thương thảo giữa hai nước qua những kế hoạch gọi là “the Strategic Arms Limitation Talks” (SALT 1) khởi đầu từ năm 1969 mà kết quả sơ khởi là con số giới hạn 1054 hoả tiễn liên lục địa (ICBM) và 656 ống phóng từ tiềm thủy đỉnh (SLBM – Submarine Launch Ballistic Missile) về phía Hoa Kỳ so với 1607 ICBM và 740 SLBM về phía Liên Sô. Qua lần thảo luận thứ hai SALT 2, thì đề cập thêm đến các phương tiện ném bom như các phóng pháp cơ chiến lược và giới hạn cho mỗi bên là 2250 (vừa bệ phóng ICBM, vừa ống phóng SLBM, và phóng pháo cơ.)

Qua tháng 6, 1992, Tổng Thống George H. W. Bush và Tổng Thống Nga Boris Yeltsin tiến hành thảo luận về hiệp ước START 2 ký vào tháng 1 năm 1993 trong đó kêu gọi mỗi bên giảm kho đầu đạn xuống còn từ 3000 đến 3500 và ngăn cản việc phát triển các loại hoả tiễn mang nhiều đầu đạn dùng cho căn cứ trên đất liền.

Vào tháng 3 năm 1997, Tổng Thống Bill Clinton và Tổng Thống Boris Yeltsin  lại thảo luận đợt START 3 để giảm các hoả tiễn xuống từ 2000 đến 2500, nhưng cuộc họp bất thành.

Sau nhiều lần họp giữa Tổng Thống George W. Bush và Tổng Thống Nga Vladimir Putin, 24 tháng 4, 2002, hai vị ký Hiệp Ước Moscow Treaty hay còn gọi là Strategic Offensive Reductions Treaty (SORT) giảm kho vũ khí xuống còn từ 1700 đến 2200. Qua ngày 5 tháng 2, 2011, một hiệp ước mới New START ra đời thay thế SORT, trong đó mỗi bên chỉ được quyền có 1550 đầu đạn nguyên tử chiến lược bố trí trên 700 hệ thống ICBM hay SLBM hay phi cơ ném bom. Hiệp ước New START có thời hiệu áp dụng từ 5 tháng 2, 2018 và hết hạn ngày 5 tháng 2, 2021.

Như vậy, nay Hoa Kỳ rtú ra khỏi hiệp ước, tức là giữ toàn quyền thử nghiệm và sản xuất các vũ khí nguyên tử.

Liệu có phải đây là một khuynh hướng hiếu chiến của Tổng Thống Trump hay không?

Nhiều chuyên viên nghiên cứu về bang giao quốc tế và quốc phòng cho rằng đây là một ngón đòn mới của Tổng Thống Trump nhắm vào hai đối thủ Nga và Trung Cộng.

Nếu Nga thấy không muốn thua thiệt trước Hoa Kỳ, họ phải lao đầu vào cuộc chạy đua vũ trang mới. Mà hậu quả cũng như thời Star War của Tổng Thống Reagan, Nga sẽ kiệt quệ về kinh tế vì không có tiềm năng dồi dào như Hoa Kỳ. Còn đối với Trung Cộng, vì nước này không ký vào hiệp ước nào, không bị ràng buộc bởi sự hạn chế nào, nên họ tha hồ sản xuất vũ khí nguyên tử. Và cho dù có ràưng buộc, họ cũng tìm cách che đậy. Vì thế, Hoa Kỳ không thể để cho mình bị hạn chế bởi một hiệp ớc với Nga mà để cho Trung Cộng qua mặt.

Đoàn lữ hành Honduras được tăng cường

Con số 7000 người trong đoàn lữ hành phát xuất từ Honduras nay được tăng cường thêm nhiều đoàn nhỏ từ Guatemala và El Salvador. Từ hàng chục năm nay, các thành viên băng đảng tội phạm nguy hiểm M-13 mà chúng ta nghe đến đều từ xứ El Salvador trốn vào Hoa Kỳ.

Các chính quyền Honduras, Guatemala, Mexico chỉ cho nhân viên cảnh sát ngăn chặn lấy lệ dù Tổng Thống Trump đã đe doạ sẽ cắt hết các khoản viện trợ nếu họ không ngăn chặn di dân.

Bộ Quốc Phòng Mỹ loan báo đã có kế hoạch tăng cường hơn 5000 binh sĩ ra biên giới. Đây là việc huy động binh sĩ trong nước lớn nhất từ trước đến nay. Phía Tiểu Bang California, với chính sách mở toang biên giới và bao che di dân bất hợp pháp, đã từ chối không đưa vệ binh tăng cường biên giới. Tin mới nhất ngày thứ Năm cho hay, Tổng Thống Trump loan báo sẽ bãi bỏ tình trạng ‘bắt rồi thả’ (catch and release). Những người bất hợp pháp sau khi bị bắt, sẽ giam cho đến khi trục xuất chứ không thả họ ra ngoài xã hội Mỹ. Theo luật lệ hiện hành, di dân bất hợp pháp từ Mexico sẽ bị trục xuất ngay lập tức; còn di dân bất hợp pháp các nước Trung Mỹ nếu có trẻ con đi theo thì phải thả ra sau 20 ngày giam giữ. Cũng vì những thủ tục của toà rườm ra và kéo dài, những người này được thả ra ngoài xã hội Mỹ. Sau đó, đa số những người này trốn không ra toà và ở lậu trong những khu gia cư. Thế là huề cả làng.

Tổng Thống cũng nói con số binh sĩ huy động ra biên giới có thể lên đến 15 ngàn và nếu nhóm di dân bạo động, binh sĩ sẽ phản ứng.

Việc ngăn cản di dân bất hợp pháp không chỉ mang tính chất an sinh xã hội, mà còn là an ninh quốc gia. Vì ngoài việc trà trộn của bọn tội phạm, buôn bán ma túy, băng đảng trộm cắp, giết người, buôn người; phải kể đến bọn khủng bố Hồi cực đoan từ các nước Trung Đông, Nam Á, Bắc Phi.

Một vài hiện tượng đáng nói. Đó là nhiều người trong đám di dân bất hợp pháp đến Mỹ không vì yêu thích nước Mỹ. Chúng tôi thấy có những nhóm sơn hình chữ vạn của Đức Quốc Xã lên lá cờ sao sọc và châm lửa đốt. Nhiều đoàn di dân vẫn mang theo lá cờ nước họ. Nếu họ còn lưu luyến với nước họ, thì tại sao lại bỏ ra đi? Có phải chỉ vì muốn đến Hoa Kỳ tận hưởng những phúc lợi xã hội mà những công dân chúng ta phải nai lưng ra làm việc và đóng thuế?

Và việc giải quyết nhóm di dân bất hợp pháp này sẽ có một ảnh hưởng sâu rộng trong tương lai. Do những bất đồng trong chính sách di dân giữa hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ, Tổng Thống Trump đã không thực hiện được bức tường biên giới, Quốc Hội đã không thông qua được luật cải tổ về di dân. Nhưng người bất hợp pháp cứ tiếp tục tràn vào mỗi ngày một đông và lại được phe Dân Chủ che chở. Bảy ngàn người đang tiến đến biên giới là hậu quả của tình hình tồi tệ mấy năm nay. Nếu cứ dễ dãi, thì không phải chỉ có 7000, mà sẽ là 70 ngàn, bảy trăm ngàn khác từ tất cả các nước Trung và Nam Mỹ. Dòng người sẽ bất tận. Và nước Mỹ sẽ không còn như hiện nay mà sẽ là một trại tế bần khổng lồ với hàng triệu người ăn bám. Nước Mỹ sẽ trở thành một chiến trường của bọn băng đảng giết người như ngoé. Thanh niên Mỹ sẽ lâm vào tệ nạn cần sa ma túy tràn ngập, mà hiện nay đang ở trên đà báo nguy với con số hơn 70 ngàn người chết mỗi năm vì dùng ma tuý quá độ.

Vài tin ngắn. 

Tin Hoa Kỳ: Tổng Thống Trump lên tiếng sẽ dùng sắc lệnh hành chánh để chấm dứt tình trạng cấp quốc tịch đương nhiên cho những đứa trẻ sinh ra trên đất Mỹ trong những trường hợp cha hoặc mẹ không phải là công dân hay thường trú. Đó là hiện tượng xảy ra từ thập niên này khi những bà bầu từ Hoa Lục khai báo gian lận, che đậy bụng bầu để vào nước Mỹ sinh con và những trẻ này, theo Tu Chính Án 14, đương nhiên mang quốc tịch Mỹ. Mỗi năm, cảnh sát Hoa Kỳ phát giác ra hàng ngàn vụ như thế. Nhưng cứ chiếu đúng luật nên chỉ có thể phạt người sản phụ hay những tổ chức chuyên gian lận lo cho các bà mà không thể tước đoạt quốc tịch của đứa bé. 

Tin Turkey: Công tố viên của Turkey vừa cho báo chí hay rằng việc giết chết nhà báo Saudi Jamal Khashoggi là việc làm có chủ mưu, có tính toán của nhà cầm quyền vương quốc Saudi Arabia. Theo ông, ông Khashoggi bị giết ngay lúc vừa mới bước vào toà lãnh sự Saudi ở Istanbul chứ không phải do tra tấn, đánh nhau. Cũng theo ông, bọn giết người đã chặt ông ra nhiều khúc để thủ tiêu. Cho đến nay vẫn chưa tìm ra các phần thi thể của ông.

Tin Cộng Đồng: Trong hai tuần qua, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ đã phối hợp với Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ để thăm viếng nạn nhân bão lụt Harvey và Michael tại các tiểu bang Carolina và Florida. Hai Chủ Tịch Chấp Hành của hai bên là bà Trà My Nguyễn và ông Phan Thông Hưng đã cùng phái đoàn đến thành phố Charlotte để cùng đi với bà Nguyễn Thu Hương, Chủ Tịch Cộng Đồng Charlotte thăm và trao quà cho các gia đình nạn nhân ở Wilmington. Tại Texas, 5 cộng đồng các thành phố Houston, Dallas, Tarrant County, Austin và San Antonio cũng nỗ lực quyên góp và tổ chức đoàn cứu trợ thăm viếng các thành phố ven biển của tiểu bang Florida. Đây là nhưng nỗ lực hợp tác ban đầu của hai tổ chức cộng đồng mà đã tách ra từ sau đại hội 2011 ở Orlando. Khuynh hướng hiện nay là vì quyền lợi chung, hai bên nên tái hợp để cùng làm việc dưới một danh xưng.