Thời Sự Hàng Tuần – Chuyện Dài Hillary Clinton

 

hillary-clinton-old-hag-3Thời Sự Hàng Tuần – Đỗ Văn Phúc trình bày

Lúc 8 giờ (giờ CT), thứ Bảy 3 tháng 9, 2016 trên Đài Phát Thanh Việt Nam

Chuyện Dài Hillary Clinton – Có Gì Lạ Trong Các Emails Mới Khám Phá?

Trong chuỗi emails mới được tiết lộ hôm thứ Ba vừa qua, người ta khám phá rằng chính 2 phụ tá thân tín nhất của bà ta cũng phải lên tiếng than phiền rằng họ rất khó chịu (upset) về cung cách dùng email bừa bãi của sếp mình là bà Hillary Clinton. Trong khi trước đó, chính bà Clinton đã tuyên bố rằng những nhân viên của bà trong Bộ Ngoại Giao không thắc mắc gì khi bà sử dụng cái server riêng.

Chuỗi email này do Citizens United nhận được và đã được Daily Caller báo cáo. Bức điện thư đầu tiên trong chuỗi emails này là thư chuyển tiếp ghi năm 2009 mà bà Clinton nhận được từ một người nào đó mà đã không được nhận vào làm việc tại Bộ Ngoại Giao.

Clinton bèn nhờ hai bà Chánh Văn Phòng Cheryl Mills và phụ tá Huma Abedin: “Các bà có thể theo dõi vụ này không?” (Can you follow up on this?). Vài phút sau, bà Abedin gửi một thư cho bà Mills viết rằng: “Cá nhân tôi thì thấy quá đáng (Outraged) khi người ta lại đi thẳng với bà ta về những việc này.” Bà Mills trả lời: “Thật là khó tin. Bà [Clinton] không nên đưa địa chỉ email cho bất cứ ai. Bởi vì bà ta sẽ nhận được những thứ như thế này.”

Thế đấy, khi bà Clinton cứ nhởn nhơ xem chuyện sử dụng server bất an toàn và email bừa bãi và coi quyền lợi cá nhân trên vấn đề an ninh quốc gia. Bà còn liên tiếp nói láo và tạo thêm rắc rối về việc làm sai của mình. Bà còn trắng trợn nói láo rằng bà đã giao nộp tất cả emails dính líu đến công vụ cho Ủy Ban Điều Tra mà thật ra bà chỉ giao có khoảng 2/3. Một phần 3  còn lại hoặc đã xoá đi hay còn che giấu.

Theo Bộ Ngoại Giao cho hay vào thứ Ba vừa qua, có khoảng 30 emails trong số mà cơ quan FBI mới khám phá có nội dung dính líu đến vụ tấn công ở Benghazi năm 2012.

Cơ quan FBI đã phải giải toả những email của bà Clinton theo yêu cầu của nhiều tổ chức dựa trên Đạo Luật Tự Do về Thông Tin (Freedom of Information Act). Cho đến nay, FBI chỉ mới cung cấp một phần những tài liệu điều tra cho Quốc Hội.

Một chuỗi emails khác do cơ quan báo chí McClatchy báo cáo đã cho thấy sự liên hệ giữa tổ chức Clinton Foundation và Bộ Ngoại Giao mặc dù bà Clinton từng nói rằng bà cố né tránh sự tranh chấp quyền lợi (conflicts of interest) khi bà làm Bộ Trưởng Ngoại Giao.  (Giải thích chữ Conflict of interests)

Hillary Clinton còn phải đối diện với nhiều câu hỏi chi tiết do tổ chức Judicial Watch, và bà phải trả lời với sự tuyên thệ (Under Oath) vào tháng tới. Việc này do lệnh của Thẩm Phán Liên Bang Emmet G. Sullivan mà bà Clinton phải trả lời hữu thệ trong vòng 30 ngày(tức ngày 29 tháng 9).

Sau đây là vài câu hỏi được đặt ra cho Hillary:

  1. Tại sao bà Clinton tạo ra hệ thống email server riêng? Có tham khảo với ai không? Có bàn luận với ai về những sự vi phạm luật lệ trong việc quản lý hồ sơ?
  2. Bà đã lưu trữ các emails thế nào? Khi ngưiờ ta yêu cầu chiếu theo luật về Tự Do Thông Tin, bà có cung cấp hay từ chối?
  3. Bà có từng bị đe doạ những hackers tấn công, và tại sao bà vẫn tiếp tục dùng server clintonemail.com dù có những nguy cơ bị xâm nhập?

Luật sư của chính phủ đã báo cho Thẩm phán Amit P. Mehta rằng có nhiều email mới đã không nằm trong số 55 ngàn trang mà bà Clinton đã giao nộp trước đây. Luật sư của Bộ Ngoại Giao cho hay phải đến cuối tháng 9 mới có đủ thì giờ duyệt hết những email này xem có chứa tin mật không trước khi trình ra công luận.

Thẩm Phán Mehta đã thắc mắc tại sao phải mất quá nhiều thì giờ để duyệt vài tài liệu. Ông ra lệnh Bộ Ngoại Giao phải trả lời ông trong vòng 1 tuần với chi tiết tại sao phải mất 1 tháng để duyệt.

Khi có dịp, chúng tôi sẽ tường trình đầy đủ với quý vị những việc làm bất chính của Hillary Clinton lợi dụng chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao mà nhận tiền các tổ chức, các nhà thầu lớn, các đại công ty, các quốc gia, để sau đó đền ơn cho họ bằng những dự án, những can thiệp có giá trị hàng tỷ đô la. Gia đình Clinton đã gây tội ác ăn chặn tiền của những nạn nhân thiên tai trong vụ tổ chức của họ đứng ra nhận trách nhiệm tái thiết Haiti và cứu trợ nạn nhân động đất tại đây năm 2010. Đến nỗi năm 2015, đã có những nhóm người từ Haiti đến tận bản doanh của Clinton tại New York để biểu tình và tố cáo vợ chồng Clinton đã ăn chặn của họ cả tỷ đô la. Họ nêu câu hỏi: “Clintons, where is the money?” “In whose pocket?”

Ông Trump vừa trình bày về chính sách di dân 

Ông Trump, hôm thứ Tư 31/8, đã đi Mexico để gặp gỡ Tổng Thống Pena Nieto theo lời mời của TT Nieto. Theo ông Trump, hai ông đã có những bàn bạc xây dựng và đồng thuận về nhiều điểm trong vấn đề di dân nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của 2 nước. Tuy nhiên, trong một message riêng, TT Nieto cho hay ông không chấp thuận việc bỏ tiền cho ông Trump xây bức tường biên giới.

Sau đó, lúc 8:30 cùng ngày. Donald Trump đã có buổi nói chuyện với cử tri tại Phoenix, Arizone về chính sách di dân của ông. Chương trình của ông có 10 điểm nhấn mạnh trong đó đầu tiên là việc xây bức tường ngăn cách tại biên giới mà ông nói sẽ bắt Mexico trả tiền. Kế đó là việc có một bộ luật về biên giới (Border Laws) mà ông tin rằng phía Mexico sẽ cộng tác với Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn việc chuyển ma túy và di dân lậu vào Hoa Kỳ cũng như đánh gục bọn Cartel về ma tuý. Ông cho hay những ngày đầu tiên nếu ông làm Tổng Thống, sẽ chấm dứt cái ông gọi là chu kỳ Catch and release (bắt rồi thả). Sẽ buộc những người di dân lậu trở về nguyên quán rồi sẽ nộp đơn theo luật định. Ông sẽ áp dụng chính sách không khoan thứ (Zero tolerance) với những di dân lậu phạm pháp mà theo ông hiện có khoảng 2 triệu tên trong đất Mỹ. Ông sẽ yêu cầu Quốc Hội thông qua Katie’s Law trong đó có những biện pháp cứng rắn với bọn phạm pháp này. Ông sẽ tăng cường thêm 5000 nhân viên biên phòng, đặt thêm các sensor tại các khu vực trọng yếu ở biên giới. Lập ra Đoàn Đặc Nhiệm chuyên về trục xuất dân lậu. Ông sẽ ngăn chận sự tài trợ để đi đến việc xoá bỏ hàng trăm khu bao che bọn tội phạm tại các thành phố (Santuary Cities). Sẽ hủy bỏ ngay lập tức những lệnh hành chánh hay luật lệ vi hiến về di dân. Tạm ngưng sự nhập cư di dân từ các quốc gia xét có vấn đề nguy hiểm. và sẽ áp dụng những biện pháp điều tra nghiêm ngặt khi cứu xét cho nhập cư. Ông đưa ra những con số dẫn chứng cho tình hình tồi tệ mà theo ông, chính quyền Obama và truyền thông tả khuynh đã cố tình lờ đi để dân chúng không nhìn thấy sự nguy hiểm của vấn đề di dân bất hợp pháp. Đó là có đến 2 triệu di dân lậu phạm pháp tại Hoa Kỳ trong đó 13 ngàn tên đã được thả khỏi tù ra ngoài xã hội từ năm 2008 đến nay. Nhân dân Mỹ đã gồng chịu một chi phí khổng lồ 113 tỷ đô la cho vấn đề di dân bất hợp pháp này. Theo ông tiết lộ, Obama sẽ cho nhập cư 620 ngàn dân tỵ nạn từ Syria. Ông chủ trương sẽ có chính sách công bằng, nhưng theo pháp luật và chỉ chấp nhận cho nhập cư những người mà sẽ làm việc, đóng góp cho nước Mỹ. Theo ông, là một nước có chủ quyền, Hoa Kỳ có quyền chọn lựa người di dân, tất cả vì lợi ích của Hoa Kỳ phải được đặt lên hàng đầu. Trước khi kết thúc, ông đưa ra giới thiệu hơn 10 người mà có con cái hay thân nhân bị bọn di dân lậu giết chết. Những tên giết người này có đứa từng phạm pháp nhiều lần, có lệnh trục xuất, nhưng cơ quan cưỡng chế không thi hành.

Qua hơn 1 năm, nghe ông Trump nhiều lần, nhưng phải thừa nhận lần này ông ta nói rất xuất sắc. Về quan điểm, tôi hoàn toàn đồng ý với câu nói: Hoa Kỳ là một nước có chủ quyền, nên có quyền muốn chọn lựa ai để cho nhập cư hay không. Ông muốn những người đến Mỹ phải làm ăn, không sống bám vào phúc lợi. Quý vị có nhà, quý vị có cho bất cứ loại người nào vào cư trú không? Hay phải chọn những người hợp với mình, không làm điều gì hại cho mình? Quý vị có hy sinh phần ăn của con mình đem cho người khác một cách phóng khoáng không? . Nếu chịu khó ngồi trước TV xem tin tức hang ngày, chúng ta sẽ thấy trong những tội phạm giết người, cướp của, trộm cắp, hiếp dâm, đa số là người gốc Hispanic và da đen.

Hoặc nếu quý vị bỏ chút thì giờ lái xe đến các văn phòng trợ cấp an sinh xã hội, quý vị sẽ thấy luôn có hàng chục phụ nữ gốc Hispanic la liệt với cả trung đội các trẻ em ngồi chờ lãnh tiền. Đặc biệt, trong khi những người như chúng ta có nhu cầu chỉ dùng các loại cell phone tầm thường, thì bọn trẻ con này mỗi đứa một iPhone, iPad để chơi game! Họ đang cấu vào tiền đóng thuế của chúng ta đấy!

Vì thế, khi nói về người gốc Hispanic, ông Trump đã nói chính xác về họ. Nhnữg người Hispanic ở Trung Mỹ khi tràn qua Mỹ, đa số là dân nghèo, thất học. Họ đến Mỹ khó kiếm ra việc làm, và dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp. Số còn lại là bọn chuyển vận, buôn bán ma túy. Người cấp trung lưu thì họ có đời sống thoải mái, không ai qua Mỹ làm gì. Mà muốn qua thì họ dễ dàng làm thủ tục hợp pháp. Nhưng ông Trump bị kết án là do cách nói của ông thiếu tế nhị, dù rằng ông nói sự thật.

Dân Tị Nạn từ Bắc Phi và Syria Gia Tăng

_88578068_migrants_composite_976Hôm thứ ba 30/8, có đến hơn 6,500 người tị nạn vượt biển từ Lybia đã được cứu trên biển Địa Trung Hải. Những dân tị nạn này từ Somalia và Eritrea. Lính tuần duyên và những tổ chức nhân đạo Ý đã mở 60 cuộc hành quân trên một chiều dài 20 km dọc theo biển để cứu họ.

Cơ quan tị nạn LHQ nói rằng có đến 105 ngàn người tị nạn đã đổ bộ lên đất Italy mà đa số dung bờ biển Libya để xuất phát. Có đến hơn 3000 dân tị nạn đã bỏ thây trên biển từ đầu năm đến nay. Hiện còn khoảng 275 ngàn đang chờ ở Libya để vượt biển qua Âu Châu.

Năm 2015, có hơn 1 triệu 322 ngàn dân tị nạn đổ vào Âu Châu. Họ đa số là dân Syria, dân Afghanistan, Iraq, Kosovo, Albania, Pakistan, Iran, Ukraine, dân Bắc Phi (Somalia, Kenya, Sudan, Nigeria…). Qua các biên giới Syria qua Thổ, Iraq, Albania hoặc vượt biển Địa Trung Hải đổ vào Italy. Thống kê của Cơ Quan Tị Nạn LHQ cho hay từ đầu năm 2016 đến nay đã có 136 ngàn vượt biển đến Âu Châu. Đức là nước nhận nhiều nhất có thể lên đến 477 ngàn trong năm 2015, kế đó là Thụy Điển, Hungary, Áo, Ý, Pháp, Begium, Hoà Lan… Hiện các giới chức Germany ước lượng có hơn 1 triệu dân tị nạn đến nước Đức.

Việc tị nạn ồ ạt này đã gây mâu thuẫn giữa các nước Âu Châu. Những nước có tỷ lệ dân tị nạn cao như Thụy Điển, Hungary, Italy (gần 2% so với dân số) yêu cầu các nước khác phải san sẻ. Anh Quốc thì đã quá e ngại, nên không chấp nhận các điều khoản của Liên Hiệp Âu Châu. Và có lẽ từ đó, dân Anh đã thông qua Trưng Cầu Dân Ý, rút ra khỏi Liên Âu.

Nhìn trở lại thời kỳ “Thuyền Nhân Việt Nam” với hàng triệu người vượt biển và khoảng hơn nửa số người bỏ thây trên biển, chúng ta thấy bùi ngùi khôn xiết. Người Việt ra đi trên những chiếc thuyền mong manh, vượt qua một vùng biển rộng. Ngày nay, người tị nạn từ Bắc Phi đi trên những con tàu khá lớn, có mang phao cấp cứu, và chỉ vượt một chiều ngang Địạ Trung Hải khoảng 800 km là được các nước văn minh sẵn sàng đón nhận.Người tị nạn VN đến đâu thì chấp nhận hoà đồng vào nếp sống mới, không đòi hỏi, không gây rối; mà chịu khó học hành, thăng tiến đóng góp cho quốc gia mình định cư. Khác hẳn với số người gốc Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi, đang là gánh nặng và mối lo về an ninh cho các nước Âu Châu. Cũng mang thân tị nạn, chúng tôi rất cảm thông nỗi đau của những người Syria và Bắc Phi phải bỏ nhà cửa, quê hương chạy nạn binh đao. Chúng ta không chống lại chính sách nhân đạo để thu nhận họ vào Mỹ – như Mỹ từng thu nhận chúng ta. Nhưng trong hàng chục ngàn người Hồi Giáo này, chắc chắn không thiếu những bọn khủng bố cực đoan mà sự có mặt của họ tại Hoa Kỳ sẽ là mối nguy hiểm cận kề cho sinh mạng người dân. Đó là chưa kể đến việc họ cứng ngắt với đức tin và lối sống Hồi Giáo và sẽ khó hoà đồng với văn hoá Mỹ.

Trong khi ứng cử viên Donald Trump đưa ra chính sách gắt gao để thanh lọc người tị nạn thí bà Clinton chủ trương mở toang cửa biên giới. Hoa Kỳ đã có dự trù nhận 10000 dân Syria, trong khi Clinton đề nghị 25000; Obama trước khi hết nhiệm kỳ thì táo tợn hơn, đòi tăng gấp sáu lần số dân tị nạn. Hôm thứ Ba, cựu Tổng Thống Bill Clinton lại đề nghị đưa tị nạn Syria vào thành phố Detroit để tái sinh thành phố này.

Trong bài “Viễn Ảnh Một Xã Hội Phúc Lợi Hoa Kỳ”, chúng tôi đã đưa ra hình ảnh một thành phố Detroit, từng là một thành phố công nghiệp xe hơi giàu có – đã tàn lụi để trở nên 1 thành phố chết với những khu phố bỏ hoang, cỏ mọc tràn ra đường, những hí viện tráng lệ tan tành, rêu mốc. Từ đó, 300 ngàn dân tị nạn cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp tràn vào. Tội phạm gia tăng vượt bực làm cho những gia đình da trắng phải bỏ đi. Nay nếu theo ý của Bill Clinton mà đưa dân tị nạn Syria vào thêm, thì quý vị có thể hình dung được tương lại của Detroit sẽ vè đâu.

Iran Sẵn Sàng Chiến Tranh với Hoa Kỳ

Như chúng tôi có loan tin trong thứ Bảy tần qua, quân đội Iran – có tên là Quân Đoàn Phòng Vệ Cách Mạng Hồi Giáo – đã cho 4 tàu chiến khiêu khích một Khu trục hạm của Mỹ ở eo biển Hormuz mà theo nhiều nhà chiến lược, không phải là vô ý mà là một hành vi gây chiến.

Bốn tàu Iran đã chạy với tốc lực cao, tiến rất gần tàu Mỹ dù trên tàu Mỹ đã có những tín hiệu cảnh cáo. chiến hạm Nitze đã tránh ra xa tàu Iran. Sự việc này đã gây ra một hoàn cảnh nguy hiểm mà có thể dẫn đến leo thang trong sự đối phó của chiến hạm Mỹ Nitze.

Iran, mà ngày trước chúng ta biết dưới tên Ba Tư do phiên âm chữ Persia. Năm 1935, Quốc Vương Reza Khan mới yêu cầu các nước gọi tên Iran.  Iran thừa kế một nền văn minh cổ xưa nhất của nhân loại. Đó là nền văn minh Lưỡng Hà có từ 6000 năm trước Tây Lịch. Sau những thăng trầm lịch sử, Iran từng rơi vào tay quân Mông Cổ, từng thống thuộc đế quốc Ottoman của Turkey.  Cuộc cách mạng năm 1906 lập nên hiến pháp quân chủ. Dân Iran không phải thuộc sắc dân Ả Rập, mà là dân Persia. Họ nói tiếng Persia. Hết 95% dân theo đạo Hồi phái Shia. Khi chúng ta đọc truyện 1001 đêm, ai cũng tưởng rằng thủ đô của Ba Tư là Bagdad, Nhưng không phải, thủ đô của Iran là Tehran.

Bagdad là thủ đô của Iraq, thuộc dân Arabs, một phần Kurds. Có 95% đạo Hồi (51% Shia, 42% Sunni)

Từ thiên niên kỷ thứ 6 trước Tây Lịch, vùng Lưỡng Hà được xem là cái nôi của văn minh nhân loại. Chữ viết, luật pháp, hệ thống chính quyền.

Đế quốc Ottoman tan rã, năm 1920, Iraq đưôc phân định lại biên giới đặt dước sự giám hộ của Anh. Vương quốc Iraq ra đời giành độc lập từ 1932. Năm 1958, một cuộc cách mạnh lật đổ vương triều, lập ra nước Cộng Hoà Iraq. Từ 1968 đến 2003, đảng Baath nắm quyền dưới sự cai trị độc tài của Saddam Hussein. Năm 2003, Hoa Kỳ nhân việc Iraq xâm lăng Kuwait, đã tràn qua đánh đổ Hussein và đóng quân cho đến 2011. Hiện chỉ lưu giữ một số cố vấn quân sự.

01-iran-burn-n090623Quan hệ của Mỹ và Iran xấu đi dần. Khi Thủ tướng Iran là Mohammad Mosaddegh quốc hữu hoá kỹ nghệ dầu mỏ, Hoa Kỳ và Anh đã ngấm ngầm xúi dục cuộc đảo chánh năm 1953 để lật đổ chính phủ và yểm trợ đắc lực Quốc Vương Pahlavi. Nhưng vua Pahlavi càng ngày càng chuyên chế, ông bị lật đổ trong cuộc cách mạng 1979 và phải đào tị tại Hoa Kỳ. Cách Mạng để lập nên một nước Cộng Hoà Hồi Giáo mà người lãnh tụ tối cao là Giáo Chủ Khamenei, quan hệ giữa Iran và Hoa Kỳ đã đi đến sự thù nghịch.

Ngày 4 tháng11, năm 1979, một nhóm sinh viên đã tấn công vào Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, bắt giữ 52 người làm con tin để đòi Hoa Kỳ phải dẫn độ cựu vương Pahlavi đang tị nạn tại Mỹ. Những con tin này được trả tự do sau Thoả Ước Algiers.

Nhà nước Hồi Giáo thù ghét cả Cộng Sản lẫn Quốc Gia. Sau khi thành công, họ đã hành quyết hàng chục ngàn người từng tham gia cùng họ trong cuộc cách mạng.

Ngày 22 tháng 9, 1980 Iraq xua quân xâm chiếm vùng Khuzestan của Iran. Sau khi đánh đuổi quân Iraq, Iran thừa thế đánh chiếm qua lãnh thổ Iraq. Cuộc chiến kéo dài đến 1988 khi Iraq phản công dành lại đất đai.

Từ đó, Iran tập trung vào việc tái xây dựng và phát triển kinh tế để mong trở thành cường quốc trong vùng. Iran chủ trương tránh sự ảnh hưởng của ngoại bang, có quan hệ với các quốc gia đang phát triển và không liên kết .

Sau cách mạng 1979, Iran không thừa nhận và không có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Từ năm 2005, Iran nỗ lực nghiên cứu vũ khí hạt nhân nhằn tiêu diệt Do Thái và cả Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vận động LHQ cấm vận do . Hoa Kỳ cũng đưa Iran vào danh sách các nước bảo trợ cho bọn khủng bố. Iran nhiều lần bắt công dân Hoa Kỳ làm con tin hay gán cho tội gián điệp để đưa ra toà xử tù.

Ngày 14 tháng 7, 2015, Iran và 6 quốc gia đi đến thoả hiệp để chấm dứt cấm vận đổi lấy lời hứa của Iran là sẽ chỉ có những chương trình nghiên cứu Nguyên tử phục vụ hoà bình theo tiêu chuẩn của Cơ Quan Nguyên Tử Lực Quốc Tế. Sau thoả ước này, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Iran 150 tỷ đô la, mà dân Mỹ đã chê bai Obama và John Kerry là bị Iran chơi trò thượng phong. Mới đây, người ta phát giác ra TT Obama đã chuyển qua Iran 400 triệu đô la tiền mặt để trả tiền chuộc 3 con tin. Hoa Kỳ từng lên tiếng sẽ không thương lượng với khủng bồ về con tin!

Iran có hai thành phần quân đội: Quân chính quy và Vệ Binh Hồi Giáo. Tổng số lên đến 545 ngàn quân tại ngũ và 350 ngàn quân trừ bị. Ngoài ra còn có các lực lượng bán quân sự, lực lượng tình nguyện Basij với 90 ngàn thường trực và 11 triệu nam nữ sẵn sàng lên đường khi có lệnh gọi.

Theo GlobalSecurity.org, ước tính Iran có thể huy động ngay 1 triệu quân tham chiến. Iran được coi là một trong vài nước trên thế giới có khả năng huy động số quân cao nhất .

Iran có những hoạt động quân sự tại Syria, Iraq và Lebanon (ủng hộ Hezbollah) với hàng ngàn hoả tiễn. Trong cuộc chiến với ISIS, khi Hoa Kỳ rút quân ở Iraq, làm cho Iraq suy yếu bị ISIS chiếm gần hết một nửa lãnh thổ, Iran đã gửi quân sang trợ giúp.

Quân đội Iraq khá hùng hậu về trang bị vũ khí, hoả tiễn. Họ cũng có các phi cơ không người lái (có thể copy từ chiếc máy bay không người lái bắt được của Hoa Kỳ)

Trong mấy năm gần đây, Iran thường xuyên đối đầu với Mỹ tại vịnh Ba Tư. Nhưng chính quyền Obama giấu nhẹm và đánh giá sai những biến cố này để lừa gạt công luận rằng Obama đã thành công trong việc đạt được thoả thuận với Iran. Báo chí tả khuynh, ủng hộ Obama đã không loan những tin này nên đa số người Mỹ không hề biết đến những sự gây hấn của Iran.

Ngày 11 tháng 2, 2014, nhân kỷ niệm 35 năm Cách Mạng Hồi Giáo,  Lãnh tụ tối cao Khomeini đã nói rằng Hoa Kỳ là một loại quỷ Satan khổng lồ đã làm và nói những điều xấu xa. Chúng ta sẽ không tha thứ. Những khẩu hiệu Death to America, Death to Israel thường xuyên vang lên trong những cuộc biểu tình đốt cờ Mỹ và Do Thái.

Lãnh đạo Hội Đồng Bảo Vệ Hiến Pháp là Ayatollah Ahmad Jannati trong một bài giảng đã nói: “Iran đã chuẩn bị cho cuộc chiến quyết định chống lại Mỹ và Do Thái. Iran đã lập ra những kế hoạch, điều động và chuẩn bị lực lượng cho một cuộc chiến nhiều năm.” Theo họ, mục tiêu đầu tiên là Hoa Kỳ, sau đó là Do Thái để yểm trợ cho Palestine.

Vào tháng 5, 2014, một Tư Lệnh cao cấp của Iran là Massoud Jazayeri đã cảnh cáo rằng nếu Hoa Kỳ tấn công Iran, thì hậu quả không chỉ là sự diệt vong của nước Do Thái, mà còn là cuộc chiến ngay trên đất Mỹ.

Hôm nay, Mỹ và cả thế giới phải biết rằng một trong các mục tiêu hành quân của chúng ta là tiêu diệt lực lượng hải quân Mỹ. Đích nhắm quan trọng là các hàng không mẫu hạm.”

Kim Yong Un lại hành quyết các nhân vật cao cấp

Nhà độc tài Kim Yong Un của Cộng sản Bắc Hàn vừa xử bắn hai thành viên cao cấp trong chính phủ. Đó là Hwang Min, cựu Bộ trưởng Nông Nghiệp , Phó Thủ Tướng,phụ trách Giáo Dục Kim Yong Jin. Hai người đã bị bắn bằng súng đại bác phòng không tại học viện quân sự ở Pyong Yang trong tháng 8 vừa qua. Cuộc xử bắn này tổ chức công khai cho dân chúng xem. Hwang bị hành quyết vì có những đề nghị về chính sách mà bị coi là thách thức đối với sự lãnh đạo của Kim Yong Un. Còn Ri Young-jin thì can tội ngồi không đàng hoàng trong một buổi họp do Kim Yong Un làm chủ toạ. Anh ta bị bắt giữ ngay tại phòng họp và bị đưa qua Bộ An Ninh tra tấn. Sau đó, bị gán tội tham nhũng.

Các cơ quan tình báo ước tính rằng Kim Yong Un đã hành quyết hơn 100 nhân vật cao cấp trong đảng và chính phủ kể từ khi anh ta nắm quyền lực vào tháng 12 năm 2011.

Chắc quý vị còn nhớ vụ người cậu của Ủn là Jang Song Thaek – nhân vật số 2 của chế độ – bị giết năm 2013 vì bị ghép tội phản bội. Lúc đó Jang đang ở vị trí cao thứ 3 trong hệ thống nhà nước Bắc Hàn. Ông là Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Phòng vừa là Bí thư của Đảng Lao Động Triều Tiên (tức đảng Cộng Sản).

Bộ trưởng Quốc Phòng Hyon Yong Chol cũng bị xử bắn vào tháng 4 năm ngoái 2015 do tội ngủ gật trong phòng họp có Kim Yong Un chủ toạ.

Ri Yong Gil (khác với Ri Yong Jin) Tổng Tham Mưu Truởng quân đội Bắc Hàn cũng bị hành quyết vào tháng hai, bị ghép tội tham nhũng. Nhưng sau đó có tin ông này bị cách chức và ở tù trong trại lao động khổ sai.

Những v ụhành quyết tại Bắc Hàn diễn ra rất rùng rợn. Các tội nhân bị bắn bằng các loại súng lớn. Như người cậu Jang Song Thaek bị bắn bằng một viên đạn súng cối cho tan tành thân xác. Có người bị quăng vào chuồng để những con chó đói xé xác.

Một số biến cố: Mỹ – Turkey – Syria – Nga và Trung Cộng

 Trong lúc Hoa Kỳ khựng lại vì cho rằng mình đã có sự thoả thuận với Turkey về những cuộc hành quân phối hợp nhằm chiếm lại thành phố Jarablus từ tay bọn khủng bố ISIS, thì Turkey đã đi bước trước bằng các hành động đẩy quân kháng chiến Syria ra khỏi biên giới và có những chạm súng dữ dội với nhóm chiến binh người Kurds do Hoa Kỳ hỗ trợ.

Vào thứ Hai vừa qua, các viên chức Mỹ nói rõ rằng Mỹ ủng hộ Turkey trong việc tái chiếm Jarablus, nhưng Mỹ cũng tiếp tục trợ giúp nhóm người Kurds trong cuộc chiến chống khủng bố. Turkey thì coi người Kurds và đảng của họ PPK là đối thủ cần loại trừ.

Việc Turkey đánh vào nhóm kháng chiến Syria và Kurdish do Mỹ yểm trợ là điều trái với thoả thuận.

Phía Turkey cho hay Hoa Kỳ đã dùng phi cơ đánh bom vào những mục tiêu ISIS ở Jarablus trong khi trước đó một ngày, Mỹ có hứa sẽ ngưng các không yểm nếu quân Turkey tiến về Manbij là nơi trú phòng của lực lương Dân Chủ Syria do Mỹ yểm trợ.

Dù không dính líu gì vào việc này, nhưng Tổng Thống Pháp Francois Hollande vào hôm thứ Hai đã phê phán Turkey có những hoạt động mâu thuẫn và cũng cảnh giác Nga không nên đóng vai trò gì trong cuộc chiến này nếu không muốn gây thêm ngòi lửa vào một cuộc chiến đẫm máu đã kéo dài trong 5 năm.

Các nước tham chiến tại Syria hay Turkey đều có các quyền lợi riêng mà nhiều khi đối kháng nhau. Turkey thì muốn thuyết phục người Syria rằng các nước tham chiến xô đẩy những phe kháng chiến vào cuộc tranh chấp để theo đưổi các quyền lợi riêng. Người Syria không phải không biết điều này.

Nga thì sau khi chiếm bán đảo Crimea, giúp thành lập nhóm kháng chiến thân Nga chống chính phủ Ukraine; họ nhào vào Syria để tiếp máu cho chính quyền Assad mà Mỹ từng kêu gọi lật đổ. Thời gian cuối cuộc chiến tranh VN, Nga từ chỗ đồng minh, có nhiều căn cứ quân sự tại Trung Động, đã phải nhượng sân chơi đã cho Hoa Kỳ. Ngày nay, Nga đã nắm chóp rằng Hoa Kỳ dưới trào Obama chẳng là sức mạnh đáng kể, nên họ đã lợi dụng để tái tạo uy thế một đại cường hư Liên Sô từng có.

Nga đem không quân vào Syria không phải với mục đích đánh ISIS như họ rêu rao. Các cuộc đánh bom của họ đều nhắm vào kháng chiến quân do Mỹ yểm trợ. Nga đổ thừa là họ thiếu sự phối hợp với Iran trong một mức độ cần thiết.  Mới đây, có tin cho hay Iran không cho phép Nga sử dụng các căn cứ của Iran để phát xuất những phi vụ.

Một cuộc điều tra của báo The Guardian cho thấy chính các tổ chức viện trợ của LHQ đã trả hàng triệu đô la cho những người thân tín trong chính quyền của Assad. Nguời ta e rằng số tiền này được dùng cho quân sự. Họ lên án việc này như là để kéo dài chế độ mà đã từng dùng bom hoá học giết chết dân của họ. Tổ chức Y Tế Quốc Tế WHO, thí dụ, đã trả 5 triệu đô la để giúp ngân hàng máu do chính phủ điều hành; và người ta cho rằng số máu này chỉ dành cho quân lính Syria.

Ngay trong cuộc tranh chấp giữa chính quyền Yemen và nhóm Hồi Giáo Shia Houthi, Saudi dùng máy bay sản xuất tại Mỹ, dùng bom chế tạo ở Mỹ để giết thường dân Yemen trong hai năm qua. Con số thường dân thương vong lên đến hàng chục ngàn. Quyền lợi của Mỹ là gì? Đó là 1.5 tỷ đô là mà các nhà sản xuất vũ khí thu lợi do việc bán cho Saudi.

Trong khi đó, Nga đang vẽ lại bản đồ ở phần đất Đông Âu bằng cách bố trí hệ thống phòng thủ bằng hoả tiễn kéo dài từ Phần Lan cho đến Syria.

Cuộc chiến tranh lạnh tân thời cũng diễn ra ở vùng biển Đông Nam Á khi Trung Cộng bố trí nhiều hệ thống radar tại các hòn đảo nhân tạo ở biển Đông. Họ thực hiện những không vụ thám thính, quan sát và thu lượm tin tình báo. Phía Mỹ cũng bố trí các phi cơ EA-18G tại Philippines cho các hoạt động tấn công điện tử. Như trong các bài tuần qua, chúng tôi có điểm qua những hoạt động chuẩn bị chiến tranh từ các phe Trung Cộng, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Philippines và ngay cả Việt Nam.

Vài Tin Mới

  • ISIS vừa bị mất đi hai thành phố chiến lược Jarablus và Manbij. Các nhà tình báo cho hay bọn ISIS đang ở tình trạng thoái trào. Việc mất hai thành phố này làm cho tinh thần bọn lính ISIS xuống rất thấp. Hôm thứ Ba, Nga loan tin Abu Mohammed al-Adnani, Phát ngôn viên của ISIS, cùng với 40 tên khác đã bị phi cơ của Nga ném bom giết chết tại Aleppo. Tin này được chính ISIS loan tin và coi tên này như đã “tử vì đạo” Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp khả năng của ISIS trong những hành vi khủng bố ở các nước Tây Phương.
  • Bộ Trưởng Quốc Phòng Ấn Độ trong chuyến đi thăm Hoa Kỳ trong ba ngày vừa qua cũng đã bàn luận với 25 công ty sản xuất quốc phòng Mỹ trong đó có Boeing, Lockheed Martin, Textron… Hai nuớc Mỹ và Ấn Độ có những thoả thuận bán cho Ấn Độ các chiến đấu cơ phản lực, trực thăng, chuyển giao kỹ thuật cao cấp và các dịch vụ tiếp liệu quan trọng trong nhiều năm tới. Năm ngoài, Ấn Độ dã mua hết 3.1 tỷ 22 phi cơ trực thăng tấn công kiểu Apache và 15 trực thăng Chinooks.
  • Trung Cộng thì mới đây đã bị khủng bố thăm viếng. Toà Đại Sứ Tàu Cộng tại Biskek nước Kyrgyzstan đã bị người Hồi Giáo Tân Cương đánh bom tự sát làm bị thương một số người. Tân Cương là một trong những nước trước đây đã bị Tàu thôn tính sáp nhập thành một khu tự trị như Nội Mông, Mãn Châu và Tây Tạng. Trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, Tân Cương là nước Đại Lý. Xưa hơn nữa, dân Tân Cương bị Tàu gọi là rợ Kim.
  • Sau khi tái chiếm các vùng lãnh thổ Iraq và Syria mà tổ chức khủng bố chiếm cứ mấy năm qua, người ta phát hiện ra 72 hố chôn tập thể có đến từ 6000 đến 15000 bộ hài cốt.

Số lượng hố chôn nhiều nhất được tìm thấy ở Sinjar thuộc Iraq, là nơi mà bọn ISIS đã giết chết dã man những người Iraq thuộc sắc dân Yazidis. Một nhân chứng sống sót sau vụ giết người đã cho phóng viên hãng thông tấn AP hay rằng anh ta dùng ống nhòm để thấy bọn ISIS trói tay những nạn nhân rồi bắn chết và xô xuống các đường rảnh do xe xúc đất đào lên. Việc giết người và lấp đất này kéo dài trong 6 ngày.

ISIS ngoài ra còn giết tất cả dân thuộc các bộ tộc đối kháng, tù binh Iraq, Syria, tín đồ phái Shia. Ông Sirwan Jalal, Giám đốc của tổ chức người Iraq Kurdsistan phụ trách việc khai quật, đã nói rằng bọn ISIS không thèm che đậy tối ác của chúng. Chúng giết người bằng cách chặt đầu, bắn chết, cho xe cán qua người, thiêu sống, treo lên thập tự giá.

Chúng ta chắc cnũg từng có dịp xem qua các video clip do chính ISIS quay và phổ biến trên mạng. Đặc biệt các vụ cắt đầu các ký giả Mỹ và vụ thiêu sống một phi công Jordanie trong cái lồng sắt.

  • Cuộc chiến dai dẳng nữa thế kỷ tại Coliumbia sắp đến hồi kết thúc. Đảng tả khuynh FARC (rất thân Cộng) mà chính phủ Hoa Kỳ đã liệt tổ chức FARC này vào nhóm khủng bố, đã đồng ý với chính phủ về một cuộc ngưng bắn. Theo các điều khoản của thoả hiệp này, FARC sẽ chấp nhận tham gia những hoạt động chính trị hợp pháp thay vì đeo đuổi chính sách bạo lực. Cuộc chiến tại Columbia lấy đi sinh mạng của hơn 260 ngàn người. Columbia là một nước Trung Mỹ, mà các băng đảng trồng cây marijuana và tuồn qua qua Mỹ, và cũng là nước mà các du khách dễ bị bắt cóc để đòi tiền chuộc.
  • Năm nay, Obama vừa giảm/ xoá tội cho111 tội phạm, Tổng cộng trong gần 8 năm qua, Obama đã xoá/giảm án cho 673 tội nhân trong đó 1/3 có án chung thân. Nhiều hơn số tội nhân giảm/miễn án do 10 vị Tổng thống tiền nhiệm gộp lại.