Thời Sự Hàng Tuần 12/03/2016 – Xây Tường Biên Giới

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Xây Tường Biên Giới: Có Phải là Kỳ Thị Di Dân?b5a8198a79a4b623e12bc7931e76ceb8aa91b788

Những người chống đối ông Trump lên án ông ta là kỳ thị, chống di dân khi ông tuyên bố sẽ xây bức tường biên giới Mỹ và Mexico để ngăn cản dân nhập cư bất hợp pháp. Họ đã lầm, vì chính bà Clinton trước đây cũng từng kêu gọi xây bức tường này, và hiện nay, nước Anh đang khởi công xây dựng bức tường ở phần phía bắc hải cảng Calais thuộc Pháp, để ngăn ngừa các di dân bất hợp pháp vào nước họ. (hình bên: dân Pháp biểu tình chống bọn di dân lậu ở Calais)

Bức tường tốn 3 triệu đô la này sẽ hoàn tất vào cuối năm nay cao 13 feet (4 mét), dài 1 cây số, bao vây quanh hải cảng và lối vào của đường hầm xuyên biển từ Pháp qua Anh. Trước dây, họ đã có những hàng rào nhưng không đủ để ngăn chặn hàng chục ngàn người tìm cách xâm nhập mỗi năm. Số người di dân bất hợp pháp ở vùng Calais này tính ra có thể lên đến trên 10000. Họ sống trốn tránh trong một khu rừng mà gần đây, chính phủ Pháp đã đưa cảnh sát đến giải toả. Đa số dân này từ Bắc Phi và các nước Ả Rập, và những dân nhập lậu từ Á Châu, có nhiều người Việt Nam đến từ các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Bọn bất hợp pháp này trong thời gian qua, đã dùng mọi chướng ngại vật để chặn các xe vận tải nhằm cướp bóc và leo lên trốn trong thùng xe để vào Anh Quốc. Pháp từng đưa đến hơn hai ngàn cảnh sát, nhưng phải trải mỏng dọc theo xa lộ nên không hiệu quả.

Ngoài nước Anh, Hungary cũng đã xây bức tường dọc theo biên giới tiếp giáp với Serbia.  Austria cũng loan báo họ sẽ xây tường ngăn biên giới tiếp giáp Hungary để chặn con đường di dân từ vùng Balkan.bulgaria_muslims_attacked-e1428379962300

Và nay, thì đến lượt Kampuchea cũng có ý định xây tường biên giới Việt Miên dài 1228 cây số. Phó Chủ tịch Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Campuchia (CNRP) là đảng đối lập tại Kampuchea, ông Kem Sokha, hôm Chủ nhật 21/ 11 nói rằng chính sách của đảng này sẽ tương tự như của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump. Phát biểu tại trụ sở chính của CNRP, lãnh đạo đối lập Campuchia nói chính quyền của đảng CNRP cam kết sẽ bảo vệ biên giới nếu giành chiến thắng trong kỳ bầu cử tới, nhưng thừa nhận rằng Campuchia không có đủ khả năng chi trả cho một bức tường kiểu Trump dọc theo biên giới với Việt Nam. Ông nói: “Chúng ta không có tiền để xây một bức tường giống như ông Trump. Chúng ta không có tiền nhiều như Mỹ. Chúng ta không có tiền để xây một bức tường tại biên giới” Ông nói ông không chắc Việt Nam có chịu trả tiền cho kế hoạch xây một bức tường kiểu Trump hay không, nên chính quyền của đảng CNRP thay vào đó sẽ tập trung vào việc phát triển biên giới. Ông Sokha nói: “Chúng ta phải phát triển biên giới bằng cách đem nhiều người dân tới sống dọc theo biên giới. Thứ nhất, phải xây dựng các tuyến đường biên giới dọc theo biên giới. Thứ hai, [phải xây dựng] chợ búa, chùa chiền, công ăn việc làm, nhà máy và phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, vấn đề người Việt nhập cư bất hợp pháp vào Campuchia đã là mối lo ngại cho chính phủ Kampuchea dù họ đã nỗ lực kiểm soát chặt chẽ. Chính quyền ở Phnom Penh đã trục xuất hàng ngàn người Việt và cấm người dân dọc biên giới Campuchia cho người Việt thuê đất để canh tác. Vấn đề tranh chấp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia cũng đã dẫn đến các cuộc đụng độ, xô xát giữa người dân ở hai bên biên giới trong những năm gần đây. Cuối năm ngoái, chính phủ hai bên cho biết đã hoàn thành gần 90% việc phân giới, cắm mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Chỉ còn hơn một tháng là chấm dứt hành pháp Obama. Nhưng mới đây có tin Mỹ sẽ nhận những người tị nạn mà nước Úc đã từ chối. Hiện những người này đang bị giữa tại hai đảo Papua New Guinea và Nauru và bị cấm nhập cư vào Úc vĩnh viễn, dù cho họ có chứng minh được họ là người tị nạn thực sự. Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hôm Chủ Nhật 13/11/2016 cho biết đây là thỏa thuận duy nhất và sẽ không được lặp lại. Ông nói: Ưu tiên của chúng tôi là tái định cư cho phụ nữ, trẻ em, và các gia đình. Sau đợt sóng tị nạn từ Việt Nam khi Cộng Sản chiếm miền Nam, lại có những đợt sóng tị nạn khác đến từ các nước nghèo như Myanma, và các nước Ả Rập. Dĩ nhiên họ đến bằng đường biển. Hãng tin AP cho biết hầu hết người tị nạn là các tín đồ Hồi giáo từ Trung Đông, châu Phi, và châu Á. Chính phủ Úc rất cương quyết và có thái độ nghiêm khắc đối với những di dân đến Úc mà không chịu hoà nhập vào văn hoá sẵn có của Úc. Úc cũng từng nhiều lần là nạn nhân của bọn khủng bố Hồi Giáo.

Những người tị nạn nào từ chối cơ hội tái định cư ở Mỹ sẽ được cấp visa 20 năm lưu trú trên đảo quốc Nauru. Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đang công du đến New Zealand xác nhận thỏa thuận này. Ông Kerry nói: “Chúng ta cùng hợp tác để bảo vệ người tị nạn gặp khó khăn trên khắp thế giới, và chúng ta chia sẻ trách nhiệm với bạn bè ở các khu vực chịu ảnh hưởng bởi thử thách này.”

Chưa có tin chính xác về con số những người tị nạn sẽ được định cư theo chương trình là bao nhiêu. Và cũng chưa biết liệu tân TT Trump sẽ có tôn trọng thoả thuận này của John Kerry không.

Thủ tướng Úc nói: Chúng tôi đoán rằng những kẻ buôn người sẽ lợi dụng thỏa thuận này để dụ người vượt biển. Chúng tôi đã thực hiện tuần tiểu trên biển và hải quân Úc đã lập đội phản ứng nhanh để truy lùng tàu thuyền đưa người vượt biên tìm kiếm cơ hội tái định cư ở Hoa Kỳ

Thủ Tướng Đức Merkel sẽ đuổi cổ 100,000 di dân.

colognerapefugeesnotwelcomesignpegidaCho vào cho nhiều, ào ào cả triệu; rồi nay sau khi nhìn ra sai lầm mình đã rước giặc vào nhà; nay bà Merkel nói bà sẽ trục xuất khoảng 10% số dân tị nạn mới đây tức khoảng 100 ngàn người. Như thế, chúng ta cũng dự đoán rằng số dân tị nạn ở Đức có thể lên đến vài triệu. Bà Merkel đã làm một chuyện flip flop động trời nhất trong lịch sử chính trị khi bà trải thảm đỏ rước hàng triệu di dân từ Phi Châu và Trung Đông mà hầu hết là dân Hồi Giáo để rồi bọn này hàng ngày phá phách các đường phố, từ cướp giật, bốc hốt hiếp dâm phụ nữ, thậm chí cả trẻ em Đức. Chúng đòi hỏi tiện nghi như thể chúng là chủ nhân ông của nước Đức. Những hành vi khốn nạn này của bọn Hồi tị nạn đã làm cho quần chúng Đức thiên về phe cực hữu.

Xa hơn việc trục xuất, bà còn bày tỏ sự thay đổi quyết liệt trong chính sách di dân. “Việc quan trọng nhất trong thời gian tới là hồi hương những người này, hồi hương, và xin nhắc lại lần nữa, hồi hương.”

Thái độ của bà Merkel được xem là một bước quẹo 180 độ. Có lẽ đó cũng do sự thất bại trong kết quả bầu cử mà đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo của bà (Christian Democratic Union – CDU) thua đậm trước đảng đối lập Alternative fur Deutschland tại ngay tỉnh bang của bà và thủ đô Berlin. Chính việc thua này đã đưa đến việc người ta muốn thay thế bà Merkel trong khi bà thì quyết tâm ở lại thêm nhiệm kỳ thứ tư khi có cuộc bầu cử vào mùa thu sang năm. Và để đạt được mong muốn đó, bà phải rửa sạch mặt mày mà lên tiếng chống lại bọn di dân này.

Bà Merkel nói trong một buổi hội nghị tuần này bà dự tính mời ra khỏi Đức 100 ngàn di dân trong năm nay (2016?) trong đó có 1/3 bị bắt buộc trục xuất. Bà yêu cầu các địa phương trục xuất ngay những di dân mà đơn xin tị nạn đã bị bác bỏ. Nếu cần, thì phải dùng đến vũ lực.

Bà nói: “Không thể chấp nhận được những người trẻ từ Afghanistan đến nước Đức.”

Trước Đức, nước Anh cũng đã trục xuất nhiều di dân bất hợp pháp từ các nước Trung Đông sau khi đưa ra toà và giam giữ tên trùm Hồi Giáo khủng bố nằm vùng tại Anh là Anjem Choudary .

Từ 2001 đến 2011, dân Hồi tại Anh tăng gấp đôi từ 1.5 lên 2.7 triệu (5% dân số của Anh) Chưa kể đến bọn nhập cư lậu. Có hàng ngàn dân quốc tịch Anh đã rời Anh đến Syria tham gia lực lượng ISIS. Anjem Choudary (gốc Pakistan) coi như thủ lãnh nhóm Hồi cực đoan vẫn ung dung thảnh thơi sống giữa thành phố London, đi lại tự do. Kêu gọi đồng bọn không đi làm mà ở nhà hưởng trợ cấp.(Bỉ, Hoà Lan, Đan Mạch, Anh, Ý…) :”Cộng sản đã chết, Tư bản đang chết, Hồi giáo là tương lai của nhân loại

Tháng 8, 2014, chúng tổ chức biểu tình ngay giữa London, giương biểu ngữ :”Khalifah, bình minh của thời đại mới” và rải truyền đơn tuyên bố sự tái lập Calipha, kêu gọi dân Hồi toàn thế giới thực hiện 7 điều: (1) Trung thành với Caliph Abu Bakr al Badhdadi, (2) Tuân thủ luật Sharia, (3) Yểm trợ cho Caliph, (4) Cầu nguyện, (5) Di cư đến các vùng Hồi Giáo (6) Giáo dục dân Hồi và ngoại đạo về Calipha, và (7) Phản tuyên truyền đối với những gì chống Hội Giáo.Bọn Hồi tại Âu tận dụng hệ thống phúc lợi, lãnh trợ cấp và tiền hành tuyên truyền, khủng bố phá hoại xã hội. Chúng coi như đây là theo luật Sharia, những người ngoại giáo phải đóng thuế cho người Hồi Giáo.

https://michaelpdo.com/2016/03/nguy-co-hoi-giao-hoa-o-au-chau/

Khủng bố Hồi gốc Somali

 Hôm thứ hai, một sinh viên di dân gốc Somalia đã dùng xe hơi ủi vào đám sinh viên trong khuôn viên trường Đại Học Ohio State University. Sau đó, tên này nhảy xuống xe dùng dao chặt thịt để tấn công tiếp. Kết quả làm cho 11 người bị thương. Sau khi nhận khẩn báo 911, chỉ trong vòng 2 phút, cảnh sát đã đến kịp và hạ sát tên khủng bố.

Tên khủng bố tên là Abdul Razak Ali Artan, là dân gốc Somalia Hồi Giáo, cùng gia đình rời Somalia đến sinh sống ở Pakistan từ 2007. Đến năm 2014 thì được cho vào Mỹ định cư. Gia đình tên này được đưa đến sống chung với cộng đồng Somali tại Columbus, Ohio. Trong trang Facebook, Abdul đã viết lời kêu gọi Hoa Kỳ ngưng can thiệp vào các nước khác, đặc biệt là các nước Hồi Giáo. “Vì Allah, chúng tao sẽ không để cho chúng mày ngủ ngon nếu chúng mày không để yên cho Hồi Giáo. Chúng mày sẽ chẳng sống để mở tiệc tùng mừng những ngày lễ đâu.” Trong vài posts khác, anh này nhắc đến Aleppo, Syria,và cả cộng đồng Hồi Giáo thiểu số ở Myanma. Sau khi tên Cộng Sản độc tài Cuba Fidel Castro chết, Abdul đã nói tên Cộng Sản này là kẻ gian trá của những người  này, nhưng là anh hùng của những ngườikhác!

Những năm có nội loạn ở Somali, TT Obama đã cho nhập cư hàng trăm ngàn người Hồi giáo Somali đến định cư tại Twin Cities, (Saint Paul và Minneapolis, thuộc Tiểu bang Minnesota). Nơi đây nhóm Hồi Giáo Somali sống thành một khu riêng biệt gọi là “no go zone”, mà cảnh sát và các nhà báo mỗi khi vào đó đều rất e ngại trước những đôi mắt cú vọ và khuôn mặt biểu lộ ác cảm của bọn đen này. Trong khu vực đó, chúng có những nhà thờ Hồi Giáo, tha hồ gieo rắc hận thù của Hồi đối với ngoại đạo. Đây cũng là nơi tuyển mộ chiến binh cho ISIS. Tưởng cũng cần nhắc lại vào tháng 6, tên Hồi Giáo Omar Mateen đem súng vào một cái bar của người đồng tính ở Orlando, Florida, bắn chết 49 người, làm bị thương 53 người khác. Qua tháng 9, cũng một tên học sinh gốc Somali Hồi Giáo tên Dahie Adan đã xách dao đến gây thương tích cho 9 người dân đang mua sắm tại một trung tâm thương mại Saint Cloud, Minnesota.

Sau vụ Ohio State University, Thống Đốc Texas là Greg Abbott đã công khai tuyên bố rút ra khỏi kế hoạch tái định cư dân tị nạn vì “tôi không muốn trở thành tòng phạm trong việc du nhập khủng bố.” (It was this very issue that caused me as the governor of Texas to withdraw Texas from the refugee relocation process… I could not be an accomplice to importing terrorism)

ISIS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về các vụ  khủng bố nói trên.

https://michaelpdo.com/2015/12/nan-khung-bo-tai-hoa-ky/

Trong khi dân Mỹ sống không nhà! 

Trong khi các chính trị gia phe tả không ngừng cổ vũ cho sự nhập cư của di dân từ các nuớc Ả Rập và Trung Đông, cũng như chủ trương bao che cho di dân bất hợp pháp từ Mexico, thì họ bỏ quên hàng trăm ngàn người Mỹ hiện đang sống trong tình trạng không nhà. Tình trạng vô gia cư đang tăng lên ở California và các tiểu bang phía Tây. Đó là con số thống kê vào đầu năm 2016 của Bộ Gia Cư và Đô Thị (HUD).  Ông Julian Castro, Bộ Trưởng Gia cư, cho hay số người vô gia cư ở tiểu bang Washington tăng 7%, ở Hawaii tăng 4% và Oregon cũng tăng khoảng 1%. Ngay tại thủ đô Washington, D.C. tăng 14%. Thành phố có đông người vô gia cư nhất nước là New York, với 73,523 người. Kế đó là Los Angeles tới 43,854 người. Tại San Francisco, thống kê liên bang nói là có 6,996 người vô gia cư. Theo ông Bộ Trưởng, hiện nay có đến 549,928 người Mỹ đang vất vưởng trên các hè phố, chui rúc dưới gầm cầu, trong các công viên. Con số này không hoàn toàn chính xác, vì có nhiều thống kê khác nhau dẫn đến con số gần 1.1 triệu người trên toàn nước Mỹ. Vào thập niên 1980, ước lượng chỉ có 500 ngàn.

Sự gia tăng số người vô gia cư trong các thập niên gần đây là hậu quả của sự suy thoái kinh tế và khủng hoảng về gia cư mà đã ảnh huởng đến khoảng 1.5 triệu gia đình trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2012. Sau năm 2007, có từ 2.4 triệu đến 3.6 triệu người rơi vào tình trạng không nhà trong đó có những người chỉ mất nhà tạm thời, nhưng cũng có nhiều người không nhà vĩnh viễn. Chính phủ chỉ có khả năng cung cấp nơi ở tạm cho khoảng 60% số người này.

Những yếu tố khác nhau trong con số thống kê:

Khác với các quốc gia trên thế giới, tại Hoa Kỳ có gần 80% số người không nhà ở trong tình trạng tạm thời vì sau đó – có thể trong vòng 3 tháng sau – họ có thể tìm ra được nơi cư trú hay mua được những căn nhà giá rẻ. Số phần trăm còn lại là ở trong tình trạng không nhà vĩnh viễn. Thống kê cho thấy 1 trong 50 trẻ em thuộc thành phần vô gia cư. Năm 2009, ước lượng có khoảng 1.5 triệu trẻ em dưới 21 tuổi không nhà. Số người không nhà càng cao ở các thành phố đông dân cư như New York City, Los Angeles, Washington D.C., Dallas và San Francisco. Có 73% người vô gia cư ở trong các thành phố, 20% ở ngoại ô, và chỉ có 7% ở vùng nông thôn.

Người không nhà, các anh chị là ai?homeless-population

Biểu đồ bên đây cho thấy có đến 45% người vô gia cư là dân Mỹ gốc Phi Châu, 35% dân da trắng, 12% dân gốc Hispanic, 5% dân Da đỏ, và dưới 3% là dân gốc Á. Họ là nạn nhân của sự nghèo khó, thất nghiệp, không tìm được căn nhà vừa khả năng. Tại Hoa Kỳ, ngân hàng khi xét cho vay tiền để mua căn nhà, họ sẽ căn cứ vào lợi xem có đủ khả năng trả tiền tức hàng tháng mà thường là ở mức 30 đến 40% tiền luơng.

Ngoài vấn đề tài chánh, chúng ta còn kể đến các yếu tố khác như: những người bệnh tâm thần, những con nghiện ma tuý, nghiện rượu; những người bị gia đình lạm dụng hay ruồng bỏ, những kẻ bị trầm cảm hay các loại bệnh nan ý khác.

Không rõ thế nào mà có đến 40% những người cựu chiến binh sau khi sống sót cuộc chiến trở về lại rơi vào tình trạng không nhà.  Chúng ta thấy rất nhiều người lớn tuổi đứng ở các góc đường để xin ăn. Họ nom tiều tụy, râu tóc bờm xờm, aó quần bẩn thỉu. Họ đứng suốt ngày giữa cơn mưa hay trong cơn nóng hầm hập trên tay cầm tấm bảng giấy carton nhàu nát với hàng chữ Nam Vet, hay God Bless, Anything helps…

Những người lính Mỹ khi trở về từ chiến trường Việt Nam đã không được tiếp đón như những anh hùng so với chiến binh trở về sau thế chiến 2, mà còn bị từng đám đông phỉ nhổ, lên án là bọn giết người, hiếp dâm. Bọn dân này là ai? Là John Kerry, là Jane Fonda, là Ken Burns, là Tom Hayden, bọn truyền thông, sinh viên tả khuynh, phản chiến, là … mà hiên nay cũng là bọn đang phá rối trong các thành phố chỉ vì khuynh hướng phóng túng của họ. Là bọn đốt cờ, từ chối chào cờ, bọn đang cổ vũ cho sự triệt bỏ các giá trị tinh thần truyền thống của nước Mỹ. Bọn đạo đức giả đòi hỏi quyền lợi cho dân nhập cư bất hợp pháp hay mở toang cửa biên giới lấy thêm bọn khủng bố vào truy sát dân mình; nhưng không hề làm gì cho chính người dân Mỹ đang nghèo đói, khó khăn, không nhà cửa.

Có nhiều tổ chức và các cơ sở từ thiện đề ra các chương trình nhằm giúp đỡ những gia đình hay cá nhân vô gia cư trong đó có việc truy tìm và hoá giải các nguyên nhân như đã nói ở trên trong đó phải kể thêm vấn đề bạo lực, thiếu căn bản giáo dục… Nhưng nhìn vào hoàn cảnh kinh tế hiện nay, thì các nỗ lực trên khó mà thành công.

Hampshire College cấm treo quốc kỳ Mỹ. 

Truờng đại học này ở thành phố Amherst, Tiểu bang Massachussetts, là một trường tư chỉ có khoảng 1410 sinh viên và 114 thành viên giảng dạy trong năm 2015. Nó được thành lập năm 1965, có khuynh hướng rất phóng túng (liberal).

Ngày 8 tháng 11, Khi nghe tin ông Trump được đắc cử TT Hoa Kỳ, sinh viên trường này đã hạ lá cờ xuống giữa cột theo kiểu treo cờ rũ để phản đối. Ngày 10 tháng 11, có một vài sinh viên đã đốt lá cờ khi còn treo giữa cột. Qua ngày Lễ Cựu Chiến Binh 11/11, nhân viên nhà trường cho thay lá cờ bị đốt và cho treo trở lại trên đỉnh cột cờ. Ngày hôm sau, các thành viên trong Ủy ban Trustees của trường đã bỏ phiếu hạ lá cờ xuống giữa cột trở lại. Ông Viện trưởng của trường là Jonathan Lash giải thích rằng việc treo cờ rũ là “để biểu lộ sự đau lòng về những cái chết do bạo lực đang diễn ra trong nước và khắp thế giới, trong đó có cả các quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh!”

Qua ngày thứ Hai 28/11/2016, ông Lash tuyên bố rằng nhà trường đã quyết định vào ngày 18/11/2016 sẽ không có lá cờ nào được treo trong khuôn viên trường. Phát ngôn viên của trường, ông Courtmanche, nói rằng những người trong cộng đồng của ông “lá cờ là biểu tượng mạnh mẻ của sự sợ hãi mà đang ám ảnh họ suốt cuộc đời. Bởi vì thành viên cộng đồng này là dân da màu nên họ cảm thấy bất an.”

Một dân biểu Tiểu Bang và cũng là một cựu quân nhân, ông John Velis đã kêu gọi ông Viện Trưởng của trường hạy cho treo lại lá cờ ngay lập tức. Ông nói với phóng viên CNN rằng: “Chức vụ viện trưởng của ông ta không là cái thá gì cả. Việc cấm lá quốc kỳ là việc làm vô căn cứ, hèn hạ, và vô ơn.” Ông đã viết một lá thư rất mạnh bạo cho Viện Trưởng lash: “Ông có cần tôi nhắc lại cho ông rằng những chuyện thảo luận xoay quanh các nhóm của ông chẳng có ý nghĩa gì nếu không tôn trọng sự hy sinh của những ngưoời lính và các cựu chiến binh. Ông hãy cho treo lại lá quốc kỳ ngay lập tức.”

Việc làm của trường Hampshire đã gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng “Để tỏ tình liên đới với những người lính Hoa Kỳ đã hy sinh, chúng tôi kêu gọi công dân Hoa Kỳ hãy đứng dậy để bảo vệ lá cờ.”

Khoảng 1000 cựu chiến binh trong vùng tuần này đã kéo về khuôn viên của trường giương cao hàng trăm lá cờ để biểu lộ sự phẫn nộ và yêu cầu điều tra tìm cho ra kẻ nào đã đốt lá quốc kỳ. Tổng thống tân cử Trump cũng đã lên tiếng cảnh cáo rằng những ai không tôn trọng lá cờ có thể sẽ bị phạt hay bị tước đoạt quốc tịch Mỹ. Vài giờ sau, một nhóm người đã kéo đến đốt hai lá cờ ngay trước Trump Tower!  Bọn này được nhận diện là New York City Revolution Club có khuynh hướng cực tả!

http://insider.foxnews.com/2016/11/30/protesters-burn-flags-outside-trump-tower-response-trumps-tweet

thHành vi đốt hay xé cờ dẫn đến nhiều quan niệm đối nghịch. Có những người cho rằng xé hay đốt cờ là thực hành quyền tự do bày tỏ. Luật pháp Hoa Kỳ đến nay chưa có biện pháp cụ thể, nhất quán nào để xử trị hành vi nay. Nhưng cảnh sát có thể bắt giữ và truy tố người làm việc này với lý do xâm phạm trật tự công cộng. Trong trường hợp tên đốt cờ ở Hampshire, có thể bị kết tội phá hủy tài sản vì lá cờ là tài sản của trường!

Năm 1989, Quốc Hội đã thông qua đạo luật chống lại việc đốt cờ; nhưng sau đó, Tối Cao Pháp Viện ngăn cản cơ quan công lực thi hành đạo luật và tuyên bố đạo luật này vi phạm quyền trong Tu Chính Án số 1.

Năm ngoái, lãnh tụ sinh viên tại trường Đại học công lập University of California, Irvine, đã phủ quyết một quyết định cấm treo cờ bất kỳ nước nào trong khu vực lobby của các văn phòng của tổ chức sinh viên. Nhưng khi đại học Hampshire hạ lá cờ Mỹ, không thấy giới chức của trường UC- Irvine này lên tiếng.

Vào tháng 9 vừa qua, đã có việc sinh viên của trường  Occidental College ở Los Angeles ném lá cờ Mỹ vào sọt rác và vẽ bậy lên tượng đài tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 9-11. Đầu tháng 11, cũng có vụ sinh viên đốt cờ trong khuôn viên Đại Học American University ở Washington, D.C. sau khi có kết quả bầu cử TT Hoa Kỳ.

Tại California, bà Heather Valenti, vợ một quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đang chiến đấu ở Trung Đông, cũng bị Home Owner Association yêu cầu tháo gỡ lá quốc kỳ đang treo trước cửa nhà ở Oceanside nếu không sẽ bị phạt! Có nhiều trường hợp tương tự như trên xảy ra trong những năm gần đây. Cũng như việc có nhiều trường học đã chấm dứt việc học sinh đọc lời tuyên thệ trung thành với nuớc Mỹ. Gần đây nhất là việc tên Kapernick, một cầu thủ football đã từ chối chào quốc kỳ khi mở đầu trận đấu. Tên này còn vinh danh Fidel Castro vừa mới được Karl Marx rước về hả ngục tuần qua.

Một sự kiện đáng buồn: Hôm thứ ba, trong khi hàng ngàn người dân ở Gatlinburg và Pigeon Forge thuộc tiểu bang Tennessee phải sơ tán vì hoả hoạn xảy ra tại Công viên Great Smoky Moutain National Park thì trên trang mạng Twitter, có nhiều người vui mừng cho rằng những nạn nhân đáng đới vì đã ủng hộ cho ông Trump. Họ còn nguyền rủa ”Để cho chúng nó chết cháySao không cháy hết cả tiểu bang?”  “let them burn” “too bad it’s not the whole state burning.”

Khuynh hướng liberal tả khuynh càng ngày càng đi quá trớn, từ chối những giá trị thiêng liêng của một đất nước đã hùng mạnh do những giá trị đó! Những việc làm của bọn này càng ngày càng đào sâu hố ngăn cách, chia rẽ, và có thể dẫn đến khuynh hướng cực hữu rất nguy hiểm.

Việc đếm phiếu ở 3 Tiểu Bang

Ngay trong nửa đêm ngày 8 tháng 11, 2016, chúng ta đã biết kết quả cuộc bầu cử TT. Chưa tính con số 16 đại cử tri của Tiểu Bang Michigan, thì ông Trump cũng đã đạt được 290 phiếu so với bà Clinton là 232 phiếu. Mới đây, hơn một tuần sau khi các Tiểu Bang khác báo cáo chính thức, Michigan mới đưa ra kết quả. Như thế Trump đươc 306, hơn bà Clinton đến 64 phiếu đại cử tri, một sự chênh lệnh quá xa.

Bà Clinton thắng phiếu phổ thông với 62,521,739, so với ông 61,195,258 phiếu. Tức là hơn Trump 1,426,454 phiếu. Đó là do bà ta hơn ông Trump đến 3,446,281 phiếu chỉ ở California (với số phiếu phổ thông là 7,362,490 so với Trump có 3,916,209 phiếu.) Bà ta đã . Ở New York, bà ta cũng hơn Trump đến 1.5 triệu phiếu.

Biết sự thất bại đã quá rõ ràng, bà Clinton đã lên tiếng chúc mừng ông Trump và tuyên bố sự thua cuộc. Nhưng không rõ từ nguyên nhân nào, hôm thứ Hai, bà Jill Stein, ứng cử viên Đảng Xanh, tuy thua quá xa (chỉ được 1,316,040 phiếu phổ thông toàn quốc, không có phiếu đại cử tri nào) đã nộp đơn kiện đòi đếm lại phiếu tại ba Tiểu bang Pennsylvania, Michigan và Wisconsin. Bà phải quyên góp cho đủ từ 5 đến 7 triệu đô la để trả cho chi phí của việc đếm lại phiếu. Rồi từ thái độ chấp nhận thua cuộc, bà Clinton và Ủy Ban Tranh Cử của bà ta cũng nhảy vào nhập cuộc.

Bản excels dưới đây cho thấy việc đếm phiếu này sẽ không làm thay đổi cục diện.

Hiện Clinton có 232 phiếu Đại Cử Tri. Muốn thắng, bà ta phải có thêm 38 phiếu đại cử tri cho đủ 270. Tức là phải thắng cả ba Tiểu Bang này. Đó là việc không thể có vì tại Pennsylvania, Trump đã hơn Clinton đến 68236 phiếu, trong khi phiếu chưa đếm chỉ có 60093. Ví dụ hết cả số phiếu này là của Clinton, thì vẫn không hơn được Trump.

Còn nếu cho Clinton thắng ở hai Tiểu Bang Michigan và Wisconsin, thì Clinton chỉ mới có 258 phiếu Đại Cử Tri, vẫn thua Trump!

Tieu Bang Đại Cử Tri Phiếu đã đếm Phiếu bầu cho Trump Tỷ lệ % Phiếu bầu cho Clinton Tỷ lệ % Trump hơn phiếu Phiếu của Stein & Johnson Tổng số cử tri bỏ phiếu Phiếu chưa đếm
Penn 20 99% 2912941 48.8 2844705 47.6 68236 191565 6009304 60093
Mi 16 96% 2279805 47.6 2268193 47.3 11612 223757 4819955 192798
Wi 10 95% 1409467 47.9 1382210 46.9 27257 137422 2958686 147934

Ủy Ban Bầu Cử của Tiểu bang Wisconsin đã đưa ra một thời khoá biểu để đếm lại, nhưng từ chối yêu cầu của bà Stein là đếm bằng tay. Bà này đã phản ứng lại đòi kiện ra toà. Nếu đơn kiện của bà  thất bại, thì mỗi trong 72 counties của Wisconsin sẽ quyết định họ đếm phiếu cách đếm tay hay dùng náy.

Với việc đếm phiếu từng xảy ra trong quá khứ mà số sai biệt chỉ ở mức 300 phiếu của cuộc bầu cử năm 2011, ông Mark Thomsen, một người đảng Dân Chủ, Chủ tịch Ủy Ban Bầu Cử Wisconsin cho hay sẽ không có gì thay đổi sau cuộc đếm phiếu. Ông Trump vẫn sẽ thắng ở Wisconsin.

Trong khi trước đó, ông Trump cũng từng lên tiếng than phiền về việc gian lận bầu cử khi các người không có giấy tờ hợp lệ được cho phép đi bầu, cũng như việc những người tuy đã chết, vẫn đi bầu, hoặc có người có hai, ba bằng lái xe tại các Tiểu bang khác nhau đã đi bầu nhiều nơi.

Sau sự việc các nhóm phe Clinton biểu tình chống kết quả bầu cử, nay đến việc tham gia đòi kiểm phiếu lại. Dù rằng cả hai việc này sẽ không làm thay đổi kết quả, nhưng nó cho chứng minh sự kém cỏi về trình độ chính trị và thiện chí của những người liberal, thiên tả. Không thắng được thì phá thối đến cùng!

Trong một lá thư gửi ra cách đây vài hôm, ông Bryan Dean Wright, một cựu viên chức CIA và là đảng viên Dân Chủ đã bày tỏ sự lo lắng và xấu hổ về hành vi lươn lẹo này của bà Clinton mà ông cho là “đó là một thủ đoạn trả thù để biến ông Trump thành kẻ bất hợp pháp trước mắt của công chúng Mỹ. Nhưng tôi nghi ngờ hành động này của bà là cú nghẹn thở cuối cùng đầy lúng túng của một chính trị gia đang tơi tả, không đủ sức chấp nhận thất bại bằng thái độ lịch duyệt“. Ông đã thừa nhận một sự thật rằng: “chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta thua vì đất nước này cần sự thay đổi và ứng cử viên của chúng ta có quá nhiều khuyết điểm và không đáng tin cậy để đảm nhiệm chức vụ đó

Nhận xét về TT Trump trong thời gian gần đây

  • Việc chọn người không nề hà những xích mích cũ: Ted Cruz, Mitt Romney… (Romney dành nguyên một buổi nói chuyện để chỉ trích Trump, chê đủ điều, coi Trump là phony; nay lại khen nức nở!)
  • Hiếu khách, lịch sự: Đón tận ngoài thềm nhà, đưa ra tận ngoài hành lang.
  • Thương lượng với các công ty để giữ việc lại không đưa ra nước ngoài. Carrier Corporation hứa giữ công việc ở lại tại Indianapolis thay vì chuyển qua Mexico, cứu vãn hàng ngàn công nhân khỏi mất việc.
  • Vẫn bị bọn liberal xuyên tạc từng lời phát biểu: Vụ tên sinh viên Hồi Somali khủng bố ở Ohio State University; vụ sinh viên đốt cờ ở Hampshire College. Vụ Trump và doanh nghiệp (conflict of interests)