Thời Sự Hàng Tuần 08-05-2017 – TT Trump Dọa Tiêu Diệt Bắc Hàn

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Tổng Thống Trump đe dọa tiêu diệt Bắc  Hàn

Từ đầu năm đến nay, Bắc Hàn đã phóng thử nghiệm 12 lần các loại hoả tiễn mang phi đạn. Trong tháng vừa qua, Bắc Hàn liên tiếp thử nghiệm 2 lần hoả tiễn liên lục địa tầm trung và xa. Mới nhất là vào thứ Sáu tuần trước, Bắc Hàn bắn lên hoả tiễn ICBM (Intercontinental Ballistic Missile) có tầm cao 2300 dặm (3700 kilometers) và bay trong 45 phút đến tầm xa tới 621 dặm (1000 kilometers). Hoả tiễn KN-14 (hay còn gọi là Hwasong 14) này được xem là có nhiều tiến bộ hơn các loại đã bắn thử từ trước. Với tầm bắn dự trù là 10,000 kilometers, và nếu nó được phóng ra theo một đạn đạo tiêu chuẩn, nó có thể bay đến các thành phố Los Angeles, Denver, Chicago và cũng có thể với tới hay Boston. New York. Sau lần thử nghiệm này, Kim Jong Un ngạo mạn tuyên bố toàn lục địa Mỹ nằm trong tầm bắn của hắn ta. Tuy nhiên các chiến lược gia Hoa Kỳ không tin những điều này. Họ dự đoán phải đến sang năm thì Bắc Hàn mới có khả năng đó.

Để đối phó và cũng như răn đe Bắc Hàn, Hoa Kỳ và Nam Hàn đã phát động một cuộc tập trận bắn bằng đạn thật với 2 chiếc oanh tạc cơ B-1 bay suốt 10 giờ trên vùng trời bán đảo Triều Tiên. Hôm Chủ Nhật, Hoa Kỳ đã bắn thử một phi đạn chống hoả tiễn loại THAAD và dự trù sẽ thử lần tới vào tháng 8 này.

Trên lãnh vực ngoại giao, Hoa Kỳ đã tuyên bố lời tái cam kết với các nước đồng minh và cảnh báo Bắc Hàn phải ngưng các cuộc thử nghiệm cũng như ngưng chương trình nguyên tử của họ.

Tổng Thống Trump không ngớt bày tỏ sự thất vọng đối với thái độ của Trung Cộng. Ông cũng kết tội các hành pháp trước đây đã có những ưu đãi với Trung Cộng bằng những vụ giao thương hàng trăm tỷ đô la; và Trung Cộng thì đã không có hành động gì ngăn cản Bắc Hàn, mà chỉ có nước bọt.

Phó Tổng Thống như đã chuyển ý của Tổng Thống Trump khi ông nói rằng Hoa Kỳ đang có trên bàn những biện pháp tích cực để đối phó. Bà Nikki Haley, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, cũng lên tiếng rằng đã qua rồi thời gian đánh võ mồm, mà là lúc Hoa Kỳ sẽ không cần tham khảo với Liên Hiệp Quốc nếu cần phản ứng.

Phản ứng ra sao? Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham tiết lộ với đài NBC rằng Tổng Thống Trump đã chuẩn bị sẵn sàng để tiêu diệt chương trình nguyên tử của Bắc Hàn, và tiêu diệt cả nước này luôn nếu Kim Jong Un không ngừng lại các thí nghiệm hoả tiễn. Nguyên văn: “Tôi sẽ không cho phép chúng có được vũ khí nguyên tử để bắn vào Hoa Kỳ. Chúng đang làm điều này. Và cách độc nhất để chúng thay đổi ý định là cho chúng biết chúng ta đang có sẵn một giải pháp quân sự để tiêu hủy chương trình thí nghiệm và tiêu diệt cả Bắc Hàn.” Thượng Nghị Sĩ Graham cảnh cáo rằng một khi chiến tranh nổ ra, thì cả chế độ Cộng Sản Bắc Hàn sẽ bị khai tử ngay.

Tổng Thống Trump còn mạnh miệng tuyên bố: “Nếu cần chiến tranh để ngăn chặn Kim Jong Un, thì chiến tranh sẽ xảy ra ở Bắc Hàn. Nếu có hàng ngàn người phải chết, thì sẽ chết trên đất Bắc Hàn.”

Tổng Thống Philippines, anh chàng ăn nói lỗ mãng trước đây đã chửi Tổng Thống Obama là ‘đồ chó đẻ’, hôm thứ Tư cũng chùng 3 chữ này để chửi tên Kim Jong Un. Đó là một phần trong những câu tuyên bố mà Duterte nhắm vào chế độ Bắc Hàn, chỉ vài ngày trước khi khai mạc diễn đàn Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á tại thủ đô Manila của Philippines. Trong bài diễn văn màu mè, Duterte gọi tên Ủn là “Thằng mặt thịt, đồ điên, đồ chó đẻ đang nghịch với những đồ chơi nguy hiểm

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASIAN) và Trung Cộng

Trong một cuộc họp thượng đỉnh cuối tuần qua ở Manila, Philippines, các nhà ngoại giao các nước ASIAN sẽ cố gắng soạn ra được một thoả ước không xâm lấn với Trung Cộng nhằm ngăn ngừa một cuộc chiến có thể nổ ra ở vùng biển Nam Trung Hoa, hay Biển Đông của Việt Nam. Họ sẽ tự kiềm chế không phê phán những hành vi hung hàng của Trung Cộng tại các vùng biển đang tranh chấp.

Hãng thông tấn AP cho hay họ có xem qua bản thảo một Thông cáo chung do các Bộ Trưỏng Ngoại Giao khối ASIAN soạn ra. Trong bản dự thảo đó có lời kêu gọi các nhà ngoại giao cao cấp hãy tức khắc khởi sự một cuộc thương lượng về điều mà họ gọi là Code of Conduct (Quy định về cách hành xử) trong những vụ tranh chấp trên biển sau khi các chính phủ liên quan đồng ý một cái khung mẫu của thoả hiệp với Trung Cộng.

Cuộc tranh chấp dai dẳng giữa các nước có quyền lợi trên vùng biển, nay bị làm nóng lên bởi các cuộc thí nghiệm hoả tiễn của Bắc Hàn cộng với sự trổi dậy của phong trào Hồi Giáo cực đoan trong khu vực hiện nay là một đề tài nóng sốt nhất trong cuộc họp Thượng Đỉnh gồm các Bộ trưởng Ngoại Giao các núớc Đông Nam Á cùng các quốc gia Á Châu khác và cả các nước Tây Phương có liên hệ.

Tuy nhiên, các nhà bình luận cho rằng bản văn mới cũng chỉ là những điều thu gọn các nguyên tắc đã có sẵn và nó đã không nói tới mối quan tâm về việc Trung Cộng xây dựng các đảo nhân tạo và tăng cường hiện diện quân sự trong vùng tranh chấp. Nó cũng quên nhắc đến phán quyết mà Toà Án Quốc Tế phủ nhận những căn bản lịch sử về chủ quyền mà Trung Cộng tuyên bố trong toàn vùng này. Phán quyết này dựa trên Hiệp Ước Hàng Hải năm 1982. Ngoài ra cũng không thấy nói về tính cách cưỡng chế pháp lý của bản Quy Định về Hành Xử, mà hầu hết các quốc gia đồng thuận, trong khi Trung Cộng bác bỏ. Vì thế, có thể nói bản văn sẽ chẳng trở thành một công cụ giải quyết các tranh chấp trong vùng.

Đến giờ này, trước thái độ hung hãn của Trung Cộng, mà quý vị đại diện ngoại giao còn trông chờ vào sự tin tưởng song phương và sự tự chế. Tự chế trước Trung Cộng là điều chỉ dẫn đến tự sát. Họ còn mong sự tránh né các hành vi đơn phương mà có thể đưa tình hình trở nên phức tạp hơn!

Ông Antonio Carpio thuộc Tối Cao Pháp Viện Philippines cho rằng Trung Cộng sẽ hưởng hết mọi điều thuận lợi từ văn bản này nếu họ chờ cho đến khi hoàn tất các việc phát triển các đảo nhân tạo và củng cố những tiền đồn rồi sẽ thò tay vào ký những văn kiện với ASEAN.

Ngày thứ Hai, có một diễn đàn khác về việc Bắc Hàn, trong đó có sự tham dự của Mỹ, Nga, Trung Cộng, Nhật và hai nước Nam, Bắc Hàn.

Những thay đổi trong Toà Bạch Cung

Trong tháng 7 vừa qua, trong Toà Bạch Cung đã trải qua một giai đoạn không vui, nhiều xáo trộn. Tất cả dường như xuất phát từ việc bổ nhiệm nhà doanh nghiệp tài chánh giàu có Scaramucci làm Giám Đốc Truyền Thông. Ông này tạo nhiều mâu thuẫn với ông Reince Priebus để Priebus phải từ chức.

Ngày 26 tháng 7, bà Sarah Huckabee Sanders, 34 tuổi là con gái út của Mike Huckabee, cựu Thống Đốc Tiểu Bang Kansas, làm được cử làm Tham Vụ Báo Chí thay thế ông Sean Spicer. Ông Spicer từ chức để phản đối việc bổ nhiệm Scaramucci.

Cựu Đại Tướng John Kelly, đang giữ chức Bộ Trưởng Bộ Nội An, đã đuợc Tổng Thống Trump bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng Toà Bạch Cung thay thế ông Reince Priebus ngày 28 tháng 6. Tổng Thống Trump giao cho ông Kelly nhiều quyền hạn rộng rãi. Tất cả nhân viên trong Bạch Cung kể cả các con và rể của Tổng Thống đều phải trực tiếp báo cáo với ông Kelly. Bà Elaine Duke, Thứ trưởng Nội An được tạm quyền Bộ Trưởng.

Anthony Scaramucci, vừa nhận chức Giám Đốc Truyền Thông Toà Bạch Cung đuợc 11 ngày, đã bị ông John Kelly, tân Tham Mưu Trưởng Bạch Cung đề nghị lên Tổng Thống Trump cho thôi việc vì ông này có những phát biểu không tương xứng với tư cách. Chỉ mấy ngày mới nhậm chức, ông Scaramucci đã dùng lời lẽ thô tục để phê bình ông Preibus và Steve Bannon. Hiện chưa có người thay thế ông Scaramucci. Ông này trước đây, trong thời gian tranh cử Tổng Thống, đã có khuynh hướng ủng hộ Hillary Clinton, và có những ý kiến trên twitter bài bác Trump. Không rõ lý do nào mà Tổng Thống Trump giao cho chức vụ quan trọng tín cẩn là Giám Đốc Truyền Thông. Vừa mất việc, ông này lại sắp mất luôn vợ vì bà vợ đã nộp đơn lên toà xin ly dị.

Theo sự bổ nhiệm của Tổng Thống Trump, hôm thứ Ba, ông Christopher Wray vừa được Thượng Viện chấp thuận trong chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) với số phiếu 92 thuận, 5 chống. Người tiền nhiệm là ông James Comey đã bị Tổng Thống bãi chức vì có những hà tì trong việc điều tra các vụ emails của Clinton và vụ Nga dính líu đến bầu cử. Ông Wray đã nói với Thượng Viện rằng ông sẽ tiến hành các cuộc điều tra không để bị ảnh hưởng bởi tính chất đảng phái. “Giữ đúng tính cách độc lập, theo đúng sách vở, thẳng thắn, trung thành với Hiến pháp

Cả 5 phiếu chống là của những Nghị Sĩ Dân Chủ phái Liberal: Kirsten Gillibrand (New York), Elizabeth Warren (Massachusetts), Ed Markey (Massachusetts), Ron Wyden (Oregon) và Jeff Merkley (Oregon). Christopher Wray trước đây từng giữ chức Công tố Liên Bang trong Bộ Tư Pháp, đặc trách Địa hạt Georgia trong 4 năm (1997-2001)

Phe Dân Chủ tìm cách ngăn chặn nhân chứng trong vụ Fusion GPS

Ông William Browder, CEO của công ty Hermitage Capital bị chính phủ Nga gian lận hàng trăm triệu dô la, được mời ra trước Ủy Ban Pháp Lý Thượng Viện để trình bày về việc cô luật sư Nga Natalia Veselnitskaya, qua trung gian Baker Hostetler, đã thuê ông Glenn Simpson, đồng sáng lập tổ hợp Fusion GPS để tiến hành một chiến dịch bôi xấu ông Browder và luật sư Sergei Magniski vào thời điểm Quốc Hội Mỹ thảo luận việc chấp thuận Đạo luật Magnisky năm 2012. Tổ hợp Fusion GPS mà chúng tôi đã nhiều lần nhắc đến, có quan hệ với nữ luật sư Nga Natalia Veselnitskaya trong vụ vận động hủy bỏ lệnh cấm vận đối với các công ty Nga. Tổ hợp này từng tạo ra một tủ hồ sơ (dossier) đánh phá ông Trump trước đây. Ông Browder dự định sẽ khai về chiến dịch do Natalia Veselnitskaya dàn dựng. Theo ông, tổ hợp Fusion GPS đã ngụy tạo ra các tài liệu và họ đại diện cho quyền lợi của chính phủ Nga, vi phạm đạo luật Foreign Agent Registration Act.

Trước khi buổi hearing xảy ra, ông Browder đã viết lời khai trên giấy. Nhưng vào lúc ông này sửa soạn lời phát biểu thì các Nghị Sĩ Dân Chủ đã dùng những ma nớp bằng cách nêu ra “two hour rule” để giới hạn thời gian. Luật “two hour rule” này giới hạn buổi hearing chỉ trong hai giờ, sau khi toàn thể Thượng Viện bắt đầu một session. Nó rất ít khi được sử dụng trong thực tế.

Chủ Tịch Ủy Ban Pháp Lý Chuck Grassley, R-Iowa, đã lên tiếng: “Tôi không biết tại sao phe thiều số (ám chỉ các Nghị Sĩ Dân Chủ) lại ngăn cản việc điều trần liên quan đến một tổ hợp (Fusion GPS) đang dứng sau những âm mưu tạo ra tủ hồ sơ chống Tổng Thống Trump, mà những hồ sơ này lại không được kiểm chứng. Nếu hôm nay, hai ông Paul Manafort và Trump Jr. ra điều trần, thì chắc họ không tìm cách giới hạn thời gian. Một cách đôn giản và rõ ràng, nhóm Dân Chủ chơi trò chính trị.” (I don’t know if the minority is intentionally trying to block testimony that may be critical of a firm behind the unverified Trump dossier, but I’ll bet two bits that had Paul Manafort or Donald Trump, Jr. appeared at today’s hearing, it would not have been prematurely shut down,… The Democrat leadership is playing politics, plain and simple.)

Thượng Nghị Sĩ Grassley cũng nêu ra rằng cái tập hồ sơ về Trump đã được luân lưu trong những người hoạt động của đảng Dân Chủ và nhóm truyền thông khuynh tả suốt trong thời gian cuối của mùa bầu cử năm ngoái. Cũng trong thời gian này, nhóm Fusion GPS ra sức vận động tuyên truyền để hủy bỏ Đạo luật Magnisky.

Cả hai Thượng Nghị Sĩ Grassley và Dianne Feinstein (D-Calif) cùng mời ông Donald Trump Jr., Paul Manafor, và cùng với Glenn Simpson của Fusion GPS ra trước Ủy Ban để điều trần về việc Fusion vi phạm Đạo Luật FARA và nhận tài trợ từ những tổ chức có liên quan đến chính phủ Nga.

Tiết lộ mới về cựu Chủ Tịch Đảng Dân Chủ.

Trong mùa bầu cử 2016, Wikileaks đã tiết lộ những mưu toan gian dối trong nội bộ đảng Dân Chủ nhằm loại trừ ứng cử viên Bernie Sanders và yểm trợ cho Hillary Clinton. Kết quả là bà Chủ Tịch Đảng Dân Chủ phải từ chức ngày 28 tháng 7, 2016. Đó là bà Debbie Wasserman Schultz Dân Biểu Hoa Kỳ thuộc đơn vị Tiểu Bang Florida. Người tạm quyền Chủ tịch đảng là Donna Brazile.

Bà Schultz, trong mùa tranh cử 2008 từng là dồng Chủ Tịch Ủy ban Vận động của Hillary Clinton.

Nhưng trong tuần này, bà Schultz lại dính tới chuyện chẳng mấy vui. Tên Imran Awan, người Hồi Giáo Pakistan, là người làm việc phụ trách IT trong văn phòng của bà Schultz đang bị theo dõi điều tra về những tội hình sự có liên quan đến nhiều nhà lập pháp Dân Chủ. Tên này đã bị cơ quan ninh chặn bắt tại phi trường khi anh ta sắp lên phi cơ tẩu thoát về Pakistan để tránh tội gian lận các dịch vụ ngân hàng.

Đó là trường hợp khi tên Awan khai gian với Ngân Hàng Congressional Federal Credit Union để vay tiền là 165,000 đô la, dùng một căn nhà làm home equity. Nhưng căn nhà này là một căn gia cư cho thuê. Điều này sai luật của ngân hàng vì căn nhà cho thuê không hợp lệ vì không phải là nơi cư trú chính thức của chủ nhà.  Nhưng đáng nói là số tiền được chuyển (wire transfer) cho hai người nào đó ở Faisalabad, Pakistan.

Tên này bị bắt tại phi trường Quốc Tế Dullas, Virginia. Trong khi đó, anh ta đã cho vợ chuồn trước về Pakistan cùng hai đứa con. Hiện tên này được tại ngoại nhưng phải mang máy theo dõi ở chân. Thông hành của y bị tịch thu, và y sẽ phải ra toà hearing ngày 21 tháng 8 này.

Điều đáng nói ở đây là tên Awan này là người phụ trách về IT cho khoảng hơn hai chục dân biểu Dân Chủ. IT (Information Technology) tức là phần hành quan trọng dính líu đến những vấn đề bí mật. Anh ta cũng đang là đối tượng điều tra về tội hình sự dính líu đến việc đánh cắp những văn bản đấu thầu quốc phòng. Nhiều người trong gia đình tên này cũng làm việc IT trong Quốc Hội và cũng đang bị điều tra.(Đảng Dân Chủ muớn nhiều dân Hồi làm cho họ!).

Một tên Hồi Pakistan khác là Alvi, cũng là nhân viên tham mưu trong Quốc Hội đang bị điều tra, đã trốn về Pakistan với ba đứa con hồi tháng Ba. Theo tin FBI cho hay, tên này khi về Pakistan, đem theo rất nhiều va li khổ lớn và trong túi có 2 ngàn tiền mặt.

Bà Debbie Schultz hiện đang bị chất vấn tại sao lại để cho tên Awan tiếp tục làm việc về IT nhiều tháng sau khi việc điều tra đã được công bố?  Bà ta chỉ cho anh ta thôi việc tuần qua, sau khi anh này đã bị FBI bắt giữ!

Nhiều Dân Biểu, Nghị Sĩ đã lên tiếng yêu cầu bà Schultz phải ra điều trần. Bà Tham Vụ Báo Chí Bạch Cung Sarah Huckabee đòi phải có một cuộc điều tra sâu rộng vì có thể hệ thống chính phủ Mỹ đã bị tên Awan xâm nhập.

Hiện nay, ông Matthew G. Whitaker, cựu Bộ Trưởng Tư Pháp thời Tổng Thống Bush đã nộp đơn khiếu nại lên Văn Phòng về Ethics của Quốc Hội yêu cầu điều tra việc bà Schultz sử dụng Awan trong khi tên này đã bị ngăn cấm không cho làm việc trên các máy điện toán của Quốc Hội và ngay cả bị cấm tiếp xúc với những đồng sự. Bà Schultz đã dùng tiền thuế của dân để trả cho tên Awan.

Luật mới, cắt giảm di dân

TT Trump cùng hai Nghị Sĩ Cộng Hoà là David Perdue và Tom Cotton, đã khời xướng một đạo luật về di dân hợp pháp, trong đó ưu tiên cho những người có khả năng và hữu dụng (merit-based immigration system). Đạo luật có tên Reforming American Immigration for a Strong Economy, viết tắt là RAISE Act., nếu có hiệu lực, sẽ cắt giảm số nhập cư từ 1 triệu còn 500 ngàn mỗi năm. Đây được xem là một sự cải cách quan trọng trong vấn đề di dân nhằm bảo vệ người lao động và những người đóng thuế Mỹ.

Biện minh cho đạo luật này, TT nói rằng việc cho dân không có tay nghề vào Mỹ đã làm ảnh hưởng đến mức lương của dân lao động Mỹ; vì họ sẵn sàng làm việc với bất cứ đồng lương thấp nào. Những người nhập cư, theo luật mới phải có trình độ học vấn, có khả năng Anh Ngữ, và được các công ty thuê muớn trả lương cao. Họ phải có khả năng tự túc về tài chánh cho bản thân và gia đình chứ không trông cậy vào các trợ cấp của chính phủ.

Như thế, đạo luật này sẽ loại bỏ những người chạy vào Mỹ để hưởng thụ phúc lợi mà dân Mỹ phải đi làm, nai lưng đóng thuế.

Luật cũng dành ưu tiên cho những người phối ngẫu và các con nhỏ của người đang ở Mỹ. Nhưng có thể sẽ bỏ ưu tiên cho những người không trực hệ hay con cái đã thành nhân.

Mỗi năm có đến 1 triệu người nhập cư vào Mỹ mà không có tay nghề hay khả năng quá kém cỏi. Họ cạnh tranh công ăn việc làm của những người Mỹ các sắc dân thiểu số. Ngoài ra có đến 50% số gia đình di dân này lãnh các trợ cấp xã hội, so với 30% số gia đình người Mỹ.

Tuy thế, dự luật này có vẻ bị lơ là ở Thượng Viện. Một số người chống Trump cho rằng luật này sẽ gây thiệt thòi cho những ngành nông nghiệp và làm hại nền kinh tế quốc gia.

Những tiết lộ về dối gạt của Obamacare

Với độ dày 2700 trang của Luật Obamacare cộng với 20 ngàn trang các văn bản phụ, chắc chắn không một ai có đủ thì giờ, kiên nhẫn và trình độ để thấu hiểu luật này. Người soạn ra luật này, ông Jonathan Gruber, một giáo sư tại Đại học nổi tiếng MIT, còn nói rằng “Họ đã đề nghị (Luật Obamacare) và đã được thông qua, bởi vì dân Mỹ đã quá ngu si để hiểu được sự khác biệt.” Ngay cựu Tổng Thống Clinton cũng phải thốt lên “Đây là một sư điên rồ.”

Obamacare không chỉ là sự thất bại, mà còn là sự lừa bịp trắng trợn đối với công dân. Tất cả những điều ghi ra trong mục tiêu đều không thực hiện trong thực tế.

Chúng tôi xin đơn cử vài thí dụ do Thẩm phán Kithil ở Marble Falls (TX) nêu ra :

  • Theo luật Obamacare, một người hưởng Medicare phải được bác sĩ gia đình (primary doctor) giới thiệu thì mới được nhận vào bệnh viện với tư cách “in patient” và Medicare sẽ trả chi phí. Còn trái lại, thì bị coi là “out patient” và không được Medicare trả chi phí.
  • Tiêu chuẩn để điều trị bệnh ung thư cho người già trên 76 tuổi rất khắt khe.
  • Luật Obamacare giúp bảo hiểm sức khoẻ cho cả những người không phải công dân Mỹ, dù là người nhập cư bất hợp pháp (trang 50m khoản 152). Như thế là bất công và phi lý!
  • Chính phủ có quyền rút tiền trực tiếp từ các trương mục ngân hàng của người thụ nhận Obamacare. (trang 58, 59)
  • Các thành viên của các nghiệp đoàn và thành viên hồi hưu của các tổ chức cộng đồng (như ACORN) được chính phủ trợ cấp Obamacare (trang 65, khoản 164)
  • Các sắc thuế đóng trong Obamacare không được coi là thuế! (trang 203, khoản 14, 15)
  • Tất cả các bác sĩ, dù gia đình hay chuyên khoa đều được chính phủ ấn định chi phí bằng nhau! (trang 241 và 253)
  • Giao cho các bệnh viện ung thư ấn định mức độ điều trị dựa trên tuổi tác của người bệnh (trang 272, khoản 1145)
  • Chính phủ sẽ ban hành luật cấm các bệnh viện mở rộng them. (trang 317 và 321)

Còn nhiều điều phi lý khác. Nhưng điều đáng nói ra là luật Obamacare chỉ áp dụng cho dân đen, mà miễn trừ áp dụng đối với các dân biểu, nghị sĩ Quốc hội đương nhiệm hay đã mãn nhiệm! Như thế, họ lấy quyền làm luật bắt người khác phải theo trong khi họ đuợc miễn trừ! Họ làm luật, và muốn ngồi xổm trên luật!

Bộ phim mới về chiến tranh Việt Nam

Ken Burns, một thành viên tích cực trong nhóm phản chiến Mỹ, cùng thời với Jane Fonda và Tom Hayden, sắp trình chiếu bộ phim 10 tập về chiến tranh Việt Nam. Ken Burns từng thực hiện nhiều cuốn phim tài liệu chiến tranh, từ cuộc nội chiến, đến Thế chiến và chiến tranh Việt Nam. Theo nhiều người hiểu biết, thì bộ phim mới này có nhiều tiến bộ hơn những bộ phim mà Ken Burns đã làm trước đây. Trong một bài viết của ông ta nàm ngoái mà chúng tôi đọc được trên trang web của PBS, Ken Burns đã có cái nhìn thiện cảm đối với Quân Đội VNCH, tuy vẫn còn nhiều sai lạc. Bộ phim mới nhắm vào việc phanh phui những sai lầm của các chính quyền Mỹ trong thời chiến tranh, mà theo Burns là đã dối gạt quần chúng.

Ngày 10 tháng 8 này, giáo sư Robert Hodierne, Khoa Trưởng Khoa Báo Chí thuộc Đại Học Richmond, Virgina; phối hợp cùng bà Katherine Mitchell, Phó Chủ Tịch của đài truyền hình địa phương có tên là Community Idea Station; tổ chức một chương trình thảo luận trực tiếp truyền hình để nói về chiến tranh Việt Nam. Buổi tọa đàm do Giáo sư Hodierne điều hợp có 3 người thuộc quân đội Mỹ đại diện cho các khuynh hướng tham chiến, phản chiến, và một đại diện phía VNCH. Trong phòng thu hình có khoảng 20 khán giả theo dõi và đặt câu hỏi. Theo yêu cầu, người đại diện VNCH phải là người địa phương, từng chiến đấu, từng bị tù Cộng Sản, nhưng Cộng Đồng tại đây đã đề nghị mời chúng tôi tham dự và đã đuợc Giáo sư Hodierne chấp thuận.

Sở dĩ chúng tôi chấp nhận tham dự vào cuộc thảo luận, vì đây là cơ hội quý báu để người Việt chống Cộng nói lên trước quần chúng Hoa Kỳ về sự thật mà có lẽ cuốn phim còn che đậy rất nhiều vì thiên kiến của những người làm phim vốn là phản chiến và khuynh tả.

Vì thế, chúng tôi sẽ không có thì giờ để soạn cho chương trình Thời Sự Hàng Tuần kỳ tới ngày 12 tháng 8. Thay vào đó, chúng tôi sẽ thu trước và gửi đến quý vị một đề tài quan trọng về Ngôn Từ mà hy vọng sẽ được quý vị thích thú.

Bây giờ xin nói qua về bộ phim của Ken Burns. Bộ phim này gồm 10 tập, dài 18 giờ đồng hồ, sẽ ra mắt khán giả của đài truyền hình PBS từ ngày 17 tháng 9, 2017.

Bộ phim được chuẩn bị trong 5, 6 năm, và mất từ 2 đến 3 năm để thực hiện. Nó được giới thiệu như là những khám phá mới về chiến tranh Việt Nam với những sự kiện mà đã xâu xé đất nước Hoa Kỳ và đưa đến cái nhìn bi quan về các chính phủ Mỹ kéo dài cho đến ngày hôm nay. Lynn Novick, người cộng sự với Ken Burns cho rằng khởi đi từ sự tự tin khi bắt đầu chiến cuộc, Hoa Kỳ đã thất bại sau khi đổ máu của 58 ngàn chiến sĩ tại chiến trường Việt Nam mà hiện nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa giải đáp đủ.

Trong bộ phim mới, Ken và Lynn đã phỏng vấn những người của hai phe, trong đó có các cựu chiến binh cũng như thường dân VNCH và Bắc Việt. Phim cũng đưa ra ánh sáng những văn kiện chứng minh sự phản bội của hành pháp Nixon đối với đồng minh VNCH. Theo họ, đã không có sự thành thật của các chính khách Mỹ khi tiến hành chiến tranh.

Sau đây là sơ lược nội dung từng tập:

Tập 1 có tựa đề là ‘Déjà Vu’ nghĩa là những điều đã thấy, đã biết. Nội dung là sự bắt đầu cuộc chiến sau khi CS chiến thắng quân Pháp năm 1954.

Tập 2 ‘Riding the Tiger” (cưỡi trên lung cọp) nói về sự tham chiến tích cực của Hoa Kỳ vào thời cố Tổng Thống Kennedy cùng những xáo trộn của miền Nam với phong trào đấu tranh của Phật Giáo.

Tập 3 ‘The River Styx’ (giòng sông Styx, theo thần thoại Hy Lạp, là con sông ngăn cách giữa trần gian và địa ngục). Bắc Việt lợi dụng tình hình hỗn loạn ở miiền Nam, ồ ạt đưa quân chính quy qua đường mòn HCM. Hoa Kỳ leo thang chiến tranh, tăng quân chiến đấu và ném bom miền Bắc.

Tập 4 ‘Resolve’ (Giải pháp”). Dù bị không tập, Hà Nội vẫn chuyển quân vào Nam trong lúc VNCH tăng nỗ lực bình định nông thôn. Sự ra đời và phát triển của phong trào hoà bình. Chiến binh Mỹ thấy rằng chiến tranh là phi lý.

Tập 5 ‘This Is What We Do’ (Dây là những gì chúng ta làm). Nói về sự thiệt hại nhân mạng gia tăng của cả hai phía. Hà Nội chuẩn bị ‘Tổng khởi nghĩa, Tổng tấn công’ trong khi Tổng Thống Johnson cam đoan rằng chiến thắng đã cận kề.

Tập 6 ‘Thing Fall Apart’ (Vỡ lẽ). Biến cố Tết Mậu Thân được truyền thông Mỹ đưa ra với sự tàn khốc làm cho dư luận Mỹ nghi ngờ về một ánh sáng cuối đuờng hầm. Johnson bỏ ý định ra tái tranh cử Tổng Thống. Mỹ rơi vào tình trạng bất an.

Tập 7 ‘The Veneer of Civilization’ (lớp keo gắn bó của văn minh). Nội tình Hoa Kỳ rắm rối. Đại hội Đảng Dân Chủ náo loạn. Nixon thắng cử trong gang tấc. Chiến trường Việt Nam khốc liệt.

Tập 8 ‘The History of the World’ (Lịch sử Thế giới). Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam. Biến cố thảm sát Mỹ Lai làm dư luận thêm chống đối. Việc đồng minh đánh vào Kampuchea gây ra sự phản đối tại Mỹ.

Tập 9 ‘A Disrespectful Loyalty’ (Lòng trung thành đáng chê). Quân lực VNCH thất bại ở Hạ Lào. Nixon tìm giải pháp hoà bình với Bắc Việt để Hà Nội thả tù binh Mỹ trong khi nước Mỹ bị phân hoá trầm trọng.

Tập 10 ‘The Weight of Memory’ (Ký ức trĩu nặng). Nixon tù chức vì vụ Watergate trong khi chiến cuộc ở Việt Nam đẫm máu hơn đưa đến sự mát miền Nam vào tay Cộng Sản. Những nỗ lực hàn gắn trong hơn 40 năm qua.

Việt Cộng bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Germany. 

Theo tin của Cộng sản Việt Nam thì Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú sau một năm trốn tránh.

Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, từng là Chủ tịch Công Ty Cổ Phần Phối hợp Xây dựng Dầu Khí Việt Nam, sau đó là Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hậu Giang ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vào tháng 5, 2016, anh này được bầu vào Quốc Hội bù nhìn của VN nhưng ngay trước kỳ họp đầu tiên đã bị đuổi ra khỏi Quốc hội.

Thanh bị gán tội quản lý tồi ở công ty Dầu Khí, gây ra thất thoát đến 150 triệu đô la. Vào tháng 9, anh ta trốn biệt tăm khi có lệnh bắt giam của công an Việt Cộng. Giới chức Việt Cộng cho biết Thanh trốn qua một nước Âu Châu và ngày thứ Hai tuần qua, đã ra đầu thú ở đồn Công An.

Nhưng thật sự thì mật vụ Cộng Sản đã qua tận Đức để bắt cóc Thanh đem về nước. Bộ Ngoại Giao Đức đã lên tiếng phản đối hành động này của Cộng Sản Việt Nam. Họ đã triệu tập tên Đại sứ Việt Cộng đến để nói rằng Đức không thể chấp nhận hành động ngang ngược vi phạm luật pháp quốc tế của phía Việt Nam. Phát ngôn viên của Bộ là Martin Schaefer trong cuộc họp báo hôm thứ Tư đã tuyên bố lệnh trục xuất tùy viên báo chí thuộc Toà Đại sứ Việt Cộng. Tên này có 48 giờ thu xếp để cút ra khỏi Đức. Đức cho rằng không còn nghi ngờ gì về sự chủ mưu của toà đại sứ Việt Cộng trong vụ bắt cóc. Họ coi tên tùy viên báo chí này là một nhân viên tình báo

Theo tin từ các báo địa phương thì vào ngày 23 tháng 7, một nhóm đàn ông có vũ trang đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay giữa thanh thiên bạch nhật tại công viên Tiergarden ở trung tâm thủ đô Berlin của Đức.

Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, Việt Cộng gia tăng đàn áp, bắt bới những người tranh đấu. Có đến 10 bloggers bị bắt trong đó có bà Trần Thị Nga và bà Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Mẹ Nấm bị tuyên án đến 10 năm tù, bà Nga bị 9 năm.

Về tranh chấp nội bộ, Việt Cộng bắt giam 16 người gán cho các tội danh tham những. Có 2 cựu nhân viên cao cấp ngành ngân hàng bị ghép tội quản lý tồi gây lỗ lã cho 4 ngân hàng địa phương. Đó là tên Trầm Bê, cựu phó Chủ tịch Ngân Hàng Đầu Tư Phối Hợp Thương Mại Sài Gòn và Phan Huy Khang, cựu Tổng Giám Đốc ngân hàng này. Theo báo Việt Cộng thì họ làm lỗ lã đến 330 triệu đô la. Lại thêm Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng Bộ Giao Thông và Kỹ Nghệ bị lột hết các chức vụ vì theo chính phủ Việt Cộng, đã làm nhiều việc sai trái khi mua bán và chuyển các cổ phần của công ty Điện Quang mà y thị làm Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành.

Theo phía Việt Cộng thì họ đang thúc đẩy việc chống tham nhũng trong chính phủ. Có vài viên chức cao cấp lãnh án tử hình.

Nhưng thật sự thì đây chỉ là màn thanh toán nhau giữa các phe nhóm tranh giành quyền lực. Vì tham nhũng từ 50 năm qua, đã trở thành một tệ nạn tràn lan từ trung ương đến địa phương. Không có tham nhũng thì làm sao bọn lãnh tụ Cộng Sản có tài sản lên đến hàng tỷ đô la và đang mua sắm bất động sản ở các nước tư bản tây phương chờ ngày thoát than khỏi cách mạng của dân chúng?