Đại Hội Toàn Quốc Đảng Cộng Hoà

Đỗ Văn Phúc 

Đại Hội toàn quốc Đảng C1110174277-Cleveland-Prepares-For-Republican-National-Conventionộng Hoà kéo dài trong 4 ngày, từ thứ Hai 18/7 đến thứ Năm 21/7 tại thành phố Cleveland, tiểu bang Ohio. Tại đây, 4772 đại biểu từ 50 Tiểu bang, DC, và 5 vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ tụ họp để chọn người chính thức đại diện đảng ra tranh cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ 2016-2020. Tại Đại Hội, có chừng 15000 thuộc giới truyền thông quốc nội và quốc ngoại đến làm tin. Người ta ước tính có hàng chục triệu người theo dõi qua truyền hình, truyền thanh và các trang mạng xã hội. Ohio là tiểu bang quan trọng trong các cuộc bầu cử. Trong quá khứ, nơi đây đã đứng ra tổ chức 3 lần Đại Hội Đảng Cộng Hoà (1876, 1924, 1936)

Do những biến cố dồn dập trong mấy tháng vừa qua, từ các vụ khủng bố Hồi Giáo cực đoan tại Orlando, Nice (Pháp), Istanbul (Turkey), 2 lần tại Đức: Grafing và Wurzburg (Đức), Brussels (Bỉ), Dhaka (Bangladesh), Nigeria, Bagdad (Iraq), mới đây tại Australia … đến các vụ người da đen phục kích bắn chết cảnh sát tại nhiều thành phố của Hoa Kỳ (Dallas, Baton Rouge, Kansas). Ngày đầu tiên của Đại Hội đã dùng đề tài :Make America Safe Again.

Đề tài trong ngày thừ Hai của đại hội là Make American  Work Again. Trong này này, các diễn giả sẽ nói về hiện tình kinh tế Hoa Kỳ. Cho dù chính quyền Obama khoe rằng họ đã gia tăng phát triển kinh tế, giảm thất nghiệp; nhưng trong thực tế, mức tham gia lao động xuống thấp nhất từ 36 năm qua; công ăn việc làm bị mất đi, giai cấp trung lưu bị chèn ép. Nếu bà Hillary Clinton đắc cử, thì coi như bà ta sẽ thực hiện tiếp chính sách thất bại của Obama.

Vào ngày thứ ba của Đại Hội, các diễn giả nêu lên tầm vóc về sức mạnh và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên chính trường quốc tế mà trong hơn 7 năm qua, Obama đã làm suy giảm nghiêm trọng. Do đó, khẩu hiệu trong ngày này là Make America First Again

Ngày thứ tư, tức là ngày cuối cùng với khẩu hiệu Make America One Again. Đặt vấn đề trọng tâm là đoàn kết để thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, đương đầu các thử thách và mối đe doạ bên trong cũng như bên ngoài. Hoa Kỳ vcần một nhà lãnh đạo có thể tạo niềm tin, đem lại sự đoàn kết chứ không gây chia rẽ.

Cả 4 khẩu hiệu trên là tiền đề cho mục tiêu mà ông Donald Trump đã đưa ra ngay ngày đầu tiên tranh cử. Đó là  Make America Great Again. Gần đây, ông Trump đã nhận mình là người sẽ đại diện cho Pháp Luật và Trật Tự (Law and Order).

Các nhóm chống đối 

Ngay từ ngày đầu tranh cử, ông Trump đã có nhiều lời tuyên bố mạnh bạo về di dân bất hợp pháp, mà chủ yếu là từ các nước Trung Mỹ, Mexico, các nước Hồi Giáo. Do đó, ông đã bị thành phần gốc Latino phản đối kịch liệt. Nơi nào ông đến vận động cũng bị những nhóm người Latino tổ chức biểu tình la ó, có khi còn đi đến bạo động. Ngoài ra còn nhóm Black Lives Matter cũng tham gia chống đối. Vì thế, để bảo vệ Đại Hội Đảng Cộng Hoà, thành phố Cleveland và cả Tiểu Bang Ohio đã phải huy động hàng chục ngàn cảnh sát để bảo vệ an ninh cho Đại Hội. Ohio là tiểu bang cho phép mang súng công khai. Vì thế, có vài nhóm biểu tình đã mang theo các loại súng đến tận nơi Đại Hội. Và Cảnh sát phải ở thế cảnh giác rất cao để ngăn ngừa các xung đột.

Trong các cuộc biểu tình, chúng tôi nhận thấy nhiều người Hispanic mang theo biểu ngữ: Immigrants Welcome; Refugees Welcome. Vài người len được vào tận bên trong nhưng không gây ra sự đáng tiếc nào. Hôm thứ Tư (ngày thứ ba của Đại Hội), bên ngoài chỉ cách nơi Đại Hội 4 bloc đường, đã có những đoàn biểu tình trương lên lá cở đỏ búa liềm của Liên Bang Sô Viết. Xin nhắc lại trước đây, báo chí đã đưa tin Đảng Cộng Sản Mỹ lên tiếng ủng hộ Hillary Clinton. Trước mặt báo chí và cảnh sát, một người dân biểu tình đã đốt lá cờ sao sọc của Mỹ.

Quý vị còn nhớ trước đây, các Dân Biểu Nghị Sĩ Cộng Hoà không những không ủng hộ mà còn chê bai, tìm cách loại bỏ ông Trump. Nhưng con số này giảm đi nhiều, nay chỉ còn Jeb Bush, John Kasich và Mitt Romney. Tồi thứ Ba vừa qua, Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan và Lãnh Tụ Khối Đa số Hạ Viện  cũng đã đọc diễn văn ca ngợi Trump như là người có khả năng đưa nước Mỹ trở lại con đường chính. Tuy nhiên, cũng có nhóm người chủ trương Never Trump trong Đại Hội, và họ đã không làm gì được trước sự ủng hộ Trump quá cao.

Chúng tôi đã theo dõi và thấy chiều hướng người Latino ủng hộ ông Trump gia tăng. Ông Hector Barreto là người cầm đầu nhóm doanh nhân gốc Hispanic, hiện là Chủ Tịch của Latino Coalition, đã tỏ ra tin tưởng rằng kinh nghiệm của Trump về doanh nghiệp sẽ giúp cho sự phát triển kinh tế. Ông nói với đài Fox News: “Ông Trump biết cách tạo ra doanh nghiệp; biết khi thăng, lúc giảm. Chúng tôi muốn nghe ông ta nói về sách lược, phương thức, kế hoạch về doanh nghiệp thế nào để tạo ra được những môi trường thuận lợi.”

Có đến 27 triệu doanh nghiệp lớn nhỏ (chiếm 52% của nền kinh tế Hoa Kỳ) mà trong đó doanh nghiệp của người Hispanic là phát triển nhanh nhất. Theo Barreto, 4 triệu doanh nhiệp của người Hispanic tạo ra được 700 tỷ lợi nhuận hang năm cho Hoa Kỳ.

Theo nhiều nhân sĩ Latino thì hành pháp Obama đã thất bại trong việc giúp đỡ kinh tế của người gốc Latino và họ cho rằng ông Trump sẽ tạo ra nhiều cơ hội. Theo thăm dó, lợi tức của người Latino đã sa sút trong nhiều năm qua. Người ta chê rằng những hứa hẹn của Obama đã không được thực hiện.

Ông Casillas, một người Mỹ gốc Latino đã nói rằng có nhiều người Latino thầm lặng ưa thích ông Trump và chương trình của ông. Theo ông, ông không đồng ý nhận xét cho rằng Đảng Cộng Hoà là phân biệt chủng tộc. Ông cũng phê phán cả hai đảng xa rời quần chúng, nhưng chính hành pháp Obama đã gây chia rẽ trong dân chúng. Nhưng ông Trump không phải là loại chính khách như vậy.

Ngày Thứ Nhất – Make America Safe Again 

Có hơn một tá các vị nổi tiếng, chính khách nói về sự cam kết của đảng Cộng Hoà trong việc bảo vệ đất nước và công dân Hoa Kỳ qua việc gia tăng tiềm lực quân sự, tăng cường bảo vệ biên giới, đánh bại khủng bố và giữ gìn an ninh trong cộng đồng.

Các diễn giả chính gồm bà Melania Trump, Trung Tướng hồi hưu Michael Flynn, các Thượng Nghị Sĩ Joni Ernst (R-Iowa), Tom Cotton (R-Arkansas), Jeff Sessions (Alabama) , và các dân biểu Mỹ Ryan Zinke (R-Montana), Michael McCaul (Texas), Ryan Zinke (Montana), Tom Cotton (Arkansas), Sean Duffy (Wisconsin), cựu Thống Đốc Rick Perry (Texas). Ngoài ra còn những anh hùng trong quân đội Hoa Kỳ như cựu Người Nhái Marcus Luttrell, Jason Beardsley, các thân nhân của những nhân viên Hoa Kỳ chết ở Benghazi,  và những người cổ võ cho sự thay đổi chính sách di dân mà họ xem là đã có nhiều khuyết điểm.

Trung Tướng Michael Flynn đã nêu ra những vấn đề an ninh mà Hoa Kỳ đang đối phó do sự đánh giá sai lầm và thiếu chiến lược của Obama. Ông nói chúng ta không phải chỉ muốn chấm dứt cuộc chiến chống khủng bố, mà phải thắng. (We don’t end the war, we must win the war)

Theo tôi, bài diễn văn của ông Rudy Giuliani, nguyên Thị trưởng New York là gây nhiều hào hứng nhất. Là Thị Trưởng vào thời điểm xảy ra bọn Hồi cực đoan dùng phi cơ đâm vào toà Tháp đôi ngày 11tháng 9, 2001, ông cảm nhận sâu sắc mối hiểm nguy và hậu quả nghiêm trọng của khủng bố. Ông hùng hồn thuyết phục với dân Mỹ rằng một Tổng thống mới của Mỹ phải là người cương quyết, dứt khoát, và có sách lược chống khủng bố. Đó phải là người xác định rõ kẻ thù mình là Radical Islamic Terrorism chứ không né tránh, mơ hồ như Obama.

Ngoài ra, ông David Clark, Sheriff của Milwaukee County – là một người da đen, nhưng đã lên tiếng mạnh mẻ đả kích chính quyền Obama trong việc xử trí sai trái trước những vụ liên quan đến người da đen mà đã gây thêm nhiều phức tạp. Có rất nhiều người đã ví các lời phát biểu của Obama về các vụ này như là đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm thù của người da đen đối với cảnh sát.

Nhưng đặc biệt và bất ngờ nhất là bài phát biểu của Melanie, phu nhân ông Trump. Tuy là người di dân từ Slovenia khi đó là một phần của nước Tiệp Khắc theo Cộng Sản, và chỉ mới đến Mỹ năm 1996, bà đã nói tiếng Anh một cách trôi chảy, có khả năng hấp dẫn đặc biệt. Bà đã kể chuyện về gia đình để chứng minh ông Trump là một người cha, người chồng có trách nhiệm, độ lượng, biết dạy dỗ con cái theo một chiều hướng tốt.

Tuy nhiên, bài diễn văn của bà đã có vài câu trùng hợp với những câu trong bài của Michelle Obama đọc hồi 2008; do đó, phe Dân Chủ đã khai thác và cho rằng bà Melanie đạo văn.

Rất nhiều người đã lên tiếng để hoá giải vụ này.

– Chỉ có vài câu với khoảng 50 chữ trong một bài diễn văn dài gần 20 phút. Và chỉ là những câu rất thông dụng, bất cứ ai cũng có thể nghĩ đến và nói ra được, chứ không phải những tư tưởng cao siêu hay những lời văn bóng bẩy gì.

Trong lịch sử chính trị Mỹ, phe Dân Chủ cũng từng bị chê về tội đạo văn: Barack Obama từng sử dụng câu nói của Thống Đốc Massachussets Deval Patrick trong các bài diễn văn tranh cử 2007. “I am not asking anyone to take a chance on me, I’m asking you to take a chance on your own aspirations,”

Và chính bà Hillary đã tố cáo việc đạo văn này trong khi còn là đối thủ của Obama.

Bà vợ Michelle Obama cũng xài câu của Saul Alinski trong bài diễn văn tại Đại Hội Đảng Dân Chủ năm 2008. Hillary Clinton đạo văn của Thượng Nghị Sĩ John Edwards rất nhiều lần trong mùa tranh cử 2008. Phó Tổng Thống Joe Biden cũng đạo văn của lãnh tụ Đảng Lao Động Anh là Neal Kinnock trong mùa tranh cử 1988.

Sau cùng, thì cô Meredith MCiver, nhân viên viết bài diễn văn đã nhận lỗi rằng khi nghe bà Melanie nhắc rằng cần viết thêm ý tương tự như những câu nói của bà Michelle Obama, bà này đã viết nguyên văn mà không thay đổi chữ dùng.

Ngày thứ Hai – Make America Work Again

 Khẩu hiệu trong ngày thứ hai của Đại Hội là Make American Work Again. Các diễn giả gồm ông Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan, Lãnh tụ khối Đa số Thượng Viện Leader Mitch McConnell, Lãnh tụ khối Đa số Hạ Viện Kevin McCarthy, TNS Shelley Moore Capito (West Virginia), Ron Johnson (Wisconsin) các Thống Đốc Chris Christie (New Jersey) , Asa Hutchison (Arkansas), Bác Sĩ Ben Carson, ngôi sao truyền hình Kimberlin Brown, nữ cầu thủ quần vợt nổi tiếng Natalie Gublis, Chủ tịch Hiệp Hội các đấu thủ Dana White, hai con của Donald Trump là Tiffany Trump and Donald Trump, Jr. và nhiều vị khác.

Hiện nay, theo thăm dò có đến 79% dân chúng Mỹ bất mãnh về chiều hướng sai lầm của Obama (Wrong Direction), có đến 85% dân Mỹ thực sự quan tâm về vấn đề kinh tế. Chúng tôi đã có nhiều bài viết và phát thanh về các vấn đề này. Nhưng xin báo động rằng mức nợ quốc gia hiện nay đã lên đến mức gần 20 ngàn tỷ. Do các chính sách sai lầm trong giao thương, hiện cán cân thương mại của Hoa Kỳ đã nghiêng lệch bất lợi về phía Hoa Kỳ:

Tính chỉ trong một tháng 5/2016, xuất cảng 182.4 tỷ, trong khi nhập cảng 223.5 tỷ. Mức thâm thủng trong tháng là 62.2 tỷ so với 58.6 tỷ trong tháng 4/2016 vừa về hàng hoá lẫn dịch vụ. Năm ngoái, thâm thủng mậu dịch là hơn 800 tỷ đô la. So với Trung Hoa mức thâm thủng này là 367 tỷ (deficits), so với Mexico là 60 tỷ. Ngay cả so với Việt Nam, trong năm 2015, Hoa Kỳ cũng thâm thủng mậu dịch 31 tỷ đô la (mua vào 38.020 tỷ, bán ra 7.088 tỷ). Mới 5 tháng đầu năm nay, mức thâm thủng mậu dịch với Việt Nam lên tới gần 13 tỷ đô la. http://www.tradingeconomics.com/united-states/balance-of-trade

GandSVề nạn thất nghiệp: Trong gần 10 năm qua, Hoa Kỳ đã mất đi hàng chục triệu công ăn việc làm. Nạn thất nghiệp theo thống kê giảm (hiện nay dưới 4%), nhưng cơ quan thống kê chính phủ chỉ dựa trên số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, mà không tính đến con số hàng triệu đã hết hạn xin tiền thất nghiệp, và hàng chục triệu làm việc không chính thức, bán thời gian, có mức lương thấp.

Vì thế, các bài diễn văn trong buổi tối này đã xoay quanh các vấn đề kinh tế và sự cần thiết phải thay đổi chính sách dù theo họ đã rất khó để thay đổi, vì thế phải cần một Tổng Thống mạnh và cương quyết.

Trong bài diễn văn 15 phút của Thống Đốc Chris Christie, ông đã nêu ra những sự kiện để kết án bà Hillary Clinton về những sai lầm dẫn đến tình hình tồi tệ tại Lybia, Iraq, Syria, Ukraina, cũng như sai lầm về chính sách đối với Nga, Iran, Trung Cộng, Cuba. Các nhượng bộ của chính quyền Obama đã không giúp giải quyết được gì, vì các nước Nga, Iran, Cuba, Tàu vẫn theo đuổi đường lối, giữ thái độ thù nghịch đối với Hoa Kỳ.  Nhiều lần hàng ngàn cử tọa đã đứng dậy hô to: Hãy nhốt bà Clinton (lock her up).

Các con của ông Trump, Tiffany và Donald Trump Jr. đã có những lời ca ngợi bố mình và đưa ra những điều chứng minh ông là người biết lo lắng cho người khác, ông yêu mến và trung thành với nước Mỹ, cương quyết làm việc đến cùng chứ không bỏ cuộc nửa với và quay lưng với dân chúng.

Cũng trong ngày thứ hai này ông Trump đã được các delegates chính thức đề cử là ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà. Ứng cử viên Donald Trump nhận được 1,725 phiếu đại biểu bỏ phiếu đề cử chính thức làm ứng cử viên tổng thống của đang Cộng Hòa 2016, vượt qua khỏi con số đòi hỏi là cần 1,237 phiếu đại biểu bỏ phiếu đề cử. Ted Cruz 475, Kasich 120, Rubio 114, Carson 7, Bush 3, Rand Paul 2.

Ngày thứ Ba – Make America First Again 

Republican U.S. presidential candidate Donald Trump appears onstage to introduce his wife Melania at the Republican National Convention in Cleveland, Ohio, U.S., July 18, 2016. REUTERS/Carlo Allegri
Republican U.S. presidential candidate Donald Trump appears onstage to introduce his wife Melania at the Republican National Convention in Cleveland, Ohio, U.S., July 18, 2016. REUTERS/Carlo Allegri

Hoa Kỳ là một siêu cường. Những người lập quốc đã tạo dựng nên một hệ thống chính quyền dựa trên khái niệm bảo vệ tự do dân chủ cho công dân, tạo cơ hội thăng tiến, phồn thịnh qua nguyên tắc bình đẳng. Nhờ đó, Hoa Kỳ đã trở thành một cường quốc mẫu mực. Từ nhiều năm qua, chính sách đối ngoại sai lầm đã làm giảm uy tín Hoa Kỳ trên chính trướng Quốc tế. Vì thế, chủ trương của Đảng Cộng Hoà trong mùa bầu cử là lấy lại ví trí siêu cường, lãnh đạo thế giới của nước Mỹ. Khẩu hiệu trong đếm nay là Make American First Again

Các diễn giả là TNS Ralph Alvarado, Jr. (Kentucky), TNS Marco Rubio (Florida), TNS Ted Cruz (Texas), Rick Scott (Thống Đốc Florida), Scott Walker (Thống Đốc Wisconsin),  Michael Pence (Thống Đốc Indiana, Ứng cử viên Phó Tổng Thống), Cựu Chủ Tịch Hạ Viện Newt Gingrich và vợ là Callista, Eric Trump, con trai của Donald Trump, và nhiều vị khác.

Diễn giả đầu tiên trong chương trình là cô Laura Ingraham, một nhà truyền thông chuyên nghiệp, đã nói về truyền thống kính trọng đối với lá cờ để từ đó phê bình sự thiếu kính trọng đối với Hiến pháp, luật lệ, và đi xa hơn, nhắc đến các đồng minh đã mất lòng kính trọng đối với Hoa Kỳ do hậu quả của các chính sách đối nội đối ngoại của Obama..

Trong bài diễn văn rất hùng hồn, TNS Ted Cruz đã kêu gọi bảo vệ các quyền tự do, vãn hồi các giá trị của Cộng Hoà mà lịch sử đã chứng minh trong việc tạo dựng một nước Mỹ hùng cường dân chủ, bình đẳng. Ông không tuyên bố ra miệng ủng hộ Trump cũng như không hề nhắc tên Trump trong bài diễn văn. Nhưng khi ông kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu để đem phần thắng về cho đảng Cộng Hoà. Chúng tôi xem như ông Cruz đã gián tiếp ủng hộ đối thủ Trump. Ông cũng đã ủng hộ việc xây bức tường để bảo vệ Hoa Kỳ như ý của Trump. Chúng ta cũng biết ông Cruz ở trong một tình trạng khó xử, vì qua mùa tranh cử, giữa hai ông Cruz và Trump đã có những xung đột trầm trọng. Trong khi ông Cruz phát biểu, cử toạ nêu cao các bảng “Country First” như để nhắc ông Cruz hãy bỏ qua những tị hiềm mà ủng hộ Trump. Ở gần cuối, đã có nhiều tiếng vang “Endorse Trump”. Khi vừa kết thúc bài diễn văn, ông đã bị cử toạ phản đối bằng những tiếng Boo vì đã không bày tỏ sự ủng hộ ông Trump như đã hứa. Sau đó, trong một cuộc gặp gở cử tri, ông Cruz dã nói ông không có thói quen ủng hộ những người tấn công gia đình ông. Nhưng ông đã chúc mừng Trump ngay lúc mở đầu bài diễn văn và những điều ông phát biểu tại Đại Hội là để giúp Trump cách nào để thắng cử. ”I started the speech by congratulating Trump… My speech last night was the message to Trump’s team how to win the election.”  Khi được hỏi ông có bầu cho Trump không, Cruz đã trả lời: “I can tell you I’m not voting for Hillary.”

Đối với các đồng sự và các nhà bình luận, Ted Cruz đã đốt cháy tương lai chính trị của ông.

TNS Rubio đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Trump.

Thống Đốc Tiểu Bang Indiana, ông Michael Pence trong bài diễn văn, đã chấp nhận sự đề cử đứng chung liên danh với ông Trump trong vai trò Phó Tổng Thống. Ông lên án chính quyền Obama về việc xin lỗi các nước thù địch và bỏ rơi các nước đồng minh. Ông đánh giá chính quyền Đảng Dân Chủ yếu kém về kinh tế qua câu nói: Nền kinh tế (hiện nay) của chúng ta đó là tốt nhất mà những người Dân Chủ có thể làm. Nhưng chưa phải là tốt nhất mà khả năng chúng ta có thể làm được. (Our economy is not the best we can do. It’s the best the Democrats can do). Ông cho rằng bà nếu đắc cử, nhiệm kỳ của Clinton sẽ là sự nối tiếp của Obama, vì bà muốn giữ nguyên trạng. Ông nói: “Hillary Clinton is the Secretary of Status-Quo.”

Con trai của Trump, Eric Trump, qua bài diễn văn súc tích, cũng đã được khen ngơi và đánh giá như một chính khách tương lai của Hoa Kỳ.

Ngày thứ tư 21/7/2016 – Make America One Again 

Sau hơn một năm chống lại ông Trump không thành, cuối cùng Đảng Cộng Hoà phải làm theo đúng ý nguyện của cử tri Cộng Hoà mà đề cử chính thức ông Trump đại diện Đảng ra tranh cử với bà Hillary Clinton của Đảng Dân Chủ.

Cho rằng Hoa Kỳ đang đương đầu với nhiều thử thách nghiêm trọng trong nước và nạn khủng bố bên ngoài; nước Mỹ cần phải có một lãnh tụ biết đặt ưu tiên vào việc kế hoạch để đoàn kết, họ tin rằng ông Trump sẽ đưa nước Mỹ vượt ra khỏi sự phân hoá chính trị để vãn hồi sự lãnh đạo, xây dựng lại niềm tin, thúc đẩy long yêu nước và những mục tiêu chung để làm cho Hoa Kỳ hùng cường trở lại.

Buổi tối thứ Năm (tức ngày thứ tư của Đại Hội) có những diễn giả sau: Dân biểu Marsha Blackburn (Tennessee), Thống Đốc Mary Fallin (Oklahoma), Reince Priebus (Chủ Tịch Đảng Cộng Hoà),  Jerry Falwell Viện Trưởng Đại Học Liberty và là lãnh tụ phái Evangelic, cùng nhiều nhà doanh nghiệp lớn. Cuối cùng là Ivanka Trump giới thiệu cha mình là Ứng Cử Viên Donald Trump.

Trong bài diễn văn mở đầu, ông Priesbus đã nói rằng bà Clinton làm chính trị vì lợi nhuận riêng, coi chức vụ Tổng Thống để vắt ra tiền (She practices politics for her own gains… The oval office is a cash cow); và giới thiệu ông Trump là người biết đặt quyền lợi đất nước lên trên tất cả. Con gái ông Trump là cô Ivanka đã giới thiệu cha mình như một người thành đạt, tuy cứng rắn nhưng biết săn sóc đến người làm việc chung, và tin rằng ông chính là người nước Mỹ cần đến để thay đổi tình trạng xấu hiện nay.

Kết thúc là bài diễn văn nhận sự đề cử. Ông Trump đã vạch ra các điểm chính trong kế sách đối nội đối ngoại của ông, mà quyền lợi của Hoa Kỳ được coi là quan trọng nhất. Ông hứa trong 100 ngày đầu tiên sau khi nhậm chức sẽ: (1)Xây bức tường biên giới để bảo vệ an ninh và công ăn việc làm cho dân Mỹ, (2) xét lại tất cả những hiệp ước thương mại bất lợi cho Hoa Kỳ, (3) hủy bỏ những luật lệ điều hành mà đã chuyển công ăn việc làm ra ngoại quốc, (4) hủy bỏ Bảo hiểm sức khoẻ Obamacare và thay vào đó là chương trình khác cho phép người dân có quyền lựa chọn bác sĩ, (5) đặt ra những điều luật về đạo đức áp dụng trong các cơ quan chính phủ, (6) Duyệt lại hiệp ước thương mại NAFTA mà theo ông hoàn toàn bất lợi cho Mỹ, (7)Thay đổi luật về di trú, (8) Cải tổ thuế vụ, (9) đối đầu với những quốc gia gian lận trong giao thương. Ông hứa sẽ thành thật với dân chúng trong mọi điều, mọi lúc; hứa sẽ tang công ăn việc làm, tang lợi tức cho nước Mỹ, và trên hết là cho nước Mỹ an toàn.

Kết Luận

Từ sau Tổng Thống Eisenhower, ông Trump là người không phải từ hàng ngũ chính khách được đề cử ra tranh cử chức vụ Tổng Thống. Tuy ban đầu và cả một thời gian dài, chính các nhân vật quan trọng trong đảng Cộng Hoà chống đối ông, có khi tìm cách ngăn trở ông; nhưng cuối cùng ông đã thành công, đánh bại 15 đối thủ lừng danh và được chọn. Ông đã thắng tại 37 Tiểu Bang và đạt được 14 triệu phiếu cử tri trong các Primaries. Đó là kỷ lục trong các lịch sử các cuộc bầu cử phía đảng Cộng Hoà

Nhờ xem qua đoạn video ngắn về cuộc đời của ông, chính tôi cũng đã có những thay đổi trong cách đánh giá về ông.

Người ta đã tỏ ra bất bình vì ông John Kasich, ứng cử viên Tổng Thống đã bỏ cuộc và là Thống Đốc Ohio, nơi đang diễn ra Đại Hội, đã không đến dự. Xin nhắc lại trong khi hầu hết các cựu ứng cử viên đối thủ của Trump đã lên tiếng ủng hộ Trump, thì có hai vị vẫn giữ thái độ chống lại (Jeb Bush, John Kasich). Nhiều nhà bình luận đã xem Đại Hội Đảng Cộng Hoà kỳ này thành công vì đã không diễn ra những xung đột như người ta dự đoán từ trước. Người ta hy vọng rằng sau Đại Hội này, sẽ tạo thêm đoàn kết trong Đảng hơn.

Một ứng cử viên chưa hề có kinh nghiệm chính trị, bị ngay Đảng của mình chống đối, mà đã thắng 16 đối thủ dày dạn kinh nghiệm, có nhiều tiếng tăm trong một chặng đường cam go, ông Trump quả xứng đáng được Đảng Cộng Hoà đề cử. Theo một thăm dò mới nhất cho thấy khoảng cách giữa Clinton và Trump đã thu ngắn lại. Bà Clinton chỉ hơn ông Trump 2% (42% vs 40%). Khoảng cách này là 15 điểm trong tuần trước và hàng chục điểm từ khi bắt đầu mùa tranh cử.

Ngoài các Tiểu Bang mà ai cũng biết là thành trì của Đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ, thù Ohio, Pennsylvania, North Carolina, Florida là những nơi mà hai đối thủ sẽ phải tích cực vận động để giành thắng lợi chung kết.

Vấn đề người Da Đen

Thăm dó mới nhất cho thấy có đến 65% dân Mỹ quan tâm đến vấn đề quan hệ giữa người da trắng và da đen (Race Relation). 53% dân Mỹ đánh giá tình trạng phân chia màu da ở Mỹ tồi tệ hơn trước, chỉ có 10% cho là tốt hơn, và 33% coi như không có gì thay đổi.

Người da đen tự cho rằng họ bị kỳ thị, và bắn giết bừa bãi bởi cảnh sát. Nhóm Black Lives Matter ra đời năm 2013 sau vụ George Zimmerman bắn chết một thiếu niên da đen Treyvon Martin. Sau đó, họ đã tổ chức biểu tình lần đầu khi Michael Brown bị Cảnh Sát ở Fergeson bắn chết. Tổ chức này rất quá khích và từng đứng đàng sau những vụ khủng bố mới đây như vụ tên Micah Johnson, cựu quân nhân bộ binh đạ phục kích bắn chết 5 cảnh sát và làm bị thương 7 cảnh sát khác tại Dallas khi họ đứng giữ an ninh cho nhóm Black Lives Matter biểu tình. Sau đó vài ngày, tên Gavin Long, 29 tuổi, cựu TQLC đã từ Kansas lái xe đến Baton Rouge (Louisiana) bắn chết 3 nhân viên Cảnh Sát, rồi mới đây thêm một vụ bắn chết một Cảnh sát tại Kansas. Năm 2015 có 123 nhân viên cảnh sát bị giết, năm nay, chỉ tính đến tháng 7 đã có 63 cảnh sát bị giết

Người da đen bắn chết cảnh sát để trả thù cho những vụ mà CS quá tay giết chết những người da đen. Nếu dùng con số để suy nghiệm, thì quả người da đen đã bị cảnh sát giết nhiều gấp 5 lần người da trắng bị giết bởi Cảnh Sát. Năm 2015, có đến 1134 thanh niên da đen bị cảnh sát bắn chết. Nói xa hơn, con số tù nhân hình sự da đen trong các trại giam cũng chiếm đa số so với tội phạm da trắng và Hispanic. Trong khi dân số da đen tại Mỹ chỉ chiếm 14.3% dân số toàn quốc (khoảng 46.3 triệu 321 triệu.), thì mức phạm pháp lại cao nhất. Theo thống kê năm 2010, có 587.400 tù nhân da đen, trong khi đó có 499,600 tù da trắng và 345,900 tù thuộc dân Hispanic. http://blackdemographics.com/culture/crime/incarceration/

Black-Prisoners-by-Offense-2009Nếu chịu khó tìm đọc kỹ các bản tin, chúng ta sẽ thấy hầu hết những người da đen bị cảnh sát bắn chết đều thuộc thành phần bất hảo: như Michael Brown ở Ferguson (cướp tiệm buôn) (Missouri), David Felix (cướp xách tay) (New York), Naeschylus Vinzant (bắt cóc, cướp giật, vi phạm lệnh quản chế) (Aurora, Colorado), Tamir Rice (cầm súng giả, Cleveland, Ohio) hoặc nhẹ lắm thì cũng là vi phạm luật giao thông. Nhân viên cảnh sát khi lên xe đi tuần, không mang trong đầu mục đích đi bắn chết người Da Đen. Chẳng qua, những người Đen này (đa số là có tiền án) đã có những cử chỉ, lời nói, gây hấn, thách thức… làm cho tình trạng căng thẳng thêm, đưa đến việc cảnh sát không kềm chế mà bắn chết. Còn những người da đen, họ đã có sự chuẩn bị khi đi tìm giết Cảnh Sát. Trong vụ Dallas, Micah Johnson 25 tuổi, cựu bộ binh, mang theo khẩu Izhmash Saiga 5.45 li (cùng loại với AK), và có mang theo một cây súng lục .25 ly và một súng lục Glock 9 ly. Hắn còn tang trử một số lương chất liệu để làm bom tại nhà. Vụ Baton Rouge, tên Gavin Long 29 tuổi, cựu TQLC từ Kansas. Tên này đã có mặt trong vụ bắn ở Dallas.Black-State-Federal-Prison-Incarceration-2000-to-20101

Phạm vi bài này nói về Đại Hội Đảng Cộng Hoà, nên chúng tôi không đào sâu vấn đề người da đen mà chỉ nêu ra vài con số để thấy tình hình an ninh xã hội đã nghiêm trọng thế nào. Obama là Tổng Thống da đen đầu tiên, lẽ ra trong nhiệm kỳ, ông phải có kế hoạch xã hội giúp cho dân đen thăng tiến. Ông đã không làm gì, mà chỉ quy trách cho ngành Cảnh sát và đổ thừa cho xã hội đầy rẫy sự kỳ thị. Chúng ta cần có một nhà lãnh đạo biết tạo sự đoàn kết, dung hoà chứ không như Obama là người tỏ ra thiên vị, vô tình gây thêm chia rẽ.