Thời Sự Hàng Tuần – Quỹ Anh Sinh Xã Hội sẽ cạn tiền vào năm 2017?

Thời Sự Hàng Tuần – 10/29/2016 – Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

081119-N-7047S-140 PACIFIC OCEAN (Nov. 19, 2008) U.S. Navy and Japanese Air Self-Defense Force aircraft fly in formation over U.S. Navy and Japan Maritime Self-Defense Force ships during a photo exercise at the culmination of ANNUALEX 2008. ANNUALEX is a bilateral exercise between the U.S. Navy and the Japanese Maritime Self-Defense Force. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Ian R. Schoeneberg/Released)
PACIFIC OCEAN – U.S. Navy and Japanese Air Self-Defense Force aircraft fly in formation over U.S. Navy and Japan Maritime Self-Defense Force ships

Phần 1: Tin Thế Giới Quan Trọng

Tình hình biển đông

 Sau khi Tổng Thống Duterte của Philippines có những lời lăng mạ Tổng thống Mỹ Obama, tình hình bang giao giữa hai nước đã bị sứt mẻ trầm trọng. Obama đã không lên tiếng gì, nhưng Duterte như đã có ý bỏ Mỹ để chạy theo Trung Cộng. Và nếu như thế, mọi nỗ lực của Hoa Kỳ trong cái gọi là chiến lược tái cân bằng ở biển đông đã ở vào thế bất lợi nếu không nói là thất bại.

Hải quân và Không quân Mỹ vẫn có thể duy trì sự hiện diện mạnh mẻ trong vùng. Nhưng ông Duterte có thể sẽ làm cho sự hiện diện này giảm bớt bằng cách hủy bỏ Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng với Hoa Kỳ. Lực lượng Mỹ cũng sẽ chấm dứt việc thay phiên có mặt ở trong vùng và sẽ mất khả năng đối phó với mọi tình huống bất ngờ ở Biển Đông. Về mặt kinh tế trong chiến lược tái cân bằng của Obama, hiệp định tự do mậu dịch TPP sẽ không còn hiệu lực do sự phản đối mạnh mẻ trong quần chúng Hoa Kỳ.

Điều trớ trêu là sự trở mặt của ông Duterte dường như sẽ làm cho Trung Cộng cũng giảm đi thái độ quyết đoán cũng như tiến trình quân sự hóa của họ ở quần đảo Trường Sa. Hai nước Phi và Tàu có triển vọng bắt đầu thương lượng về vấn đề Biển Đông. Ông Duterte nói là ông phải tôn trọng Hiến Pháp Philippines (liên quan đến việc hạn chế sự tham gia hợp tác của nước ngoài trong hoạt động thăm dò dầu khí) và ông sẽ vẫn duy trì phán quyết của Tòa Trọng Tài mà đã gây cho Trung Cộng giận dữ vì bị bất lợi. Trung Cộng chắc phải dùng đến các biện pháp ngoại giao để củng cố sự hiện diện của họ tại Biển Đông. Điều này có thể giúp duy trì nguyên trạng ổn định một cách tương đối.

Việt Nam sẽ phải cư xử thế nào?

Trước đây, Việt Cộng chưa hề có thái độ mạnh bạo phản đối Trung Cộng, mà thường nhắm mắt làm ngơ. Việt Cộng đã hưởng lợi khi Philippines đi tiên phong trong việc kiện cáo và lên tiếng phản đối Trung Cộng. Vào lúc này, tình hình đã khác đi, Việt Cộng chắc chắn sẽ lại lép vế để chấp nhận những mỹ từ “hợp tác và cùng phát triển” với con sói già Trung Cộng trong các vùng biển. Việt Cộng đã để mất rất nhiều cơ hội để kết đồng minh với Hoa Kỳ. Bề ngoài họ vẫn nói là ủng hộ sự có mặt của Hoa Kỳ trong khu vực. Nhưng theo Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng, thì sự có mặt của Mỹ phải đóng góp tích cực theo cách suy nghĩ của Việt Cộng vào sự ổn định khu vực.

Chiến hạm Trung Cộng thăm quân cảng Cam Ranh

 Lần đầu tiên, 3 chiến hạm Trung Cộng đã cập bến cảng Cam Ranh. Tân Hoa Xã cho hay đoàn tàu thuộc đội Hộ Tống 23 gồm ba chiến hạm Tương Đàm, Châu Sơn và Sào Hồ đã ghé Cam Ranh sau chuyến hải hành từ vịnh Aden trở về. Các tàu này đến Cam Ranh ngày 23 tháng 10 vừa qua và dự trù sẽ ở đó 5 ngày. Ngoài Việt Nam, ba chiến hạm này cũng tới thăm ba quốc gia Đông Nam Á khác là Miến Điện, Malaysia và Campuchia.

Đại Tá Vương Hồng Lý, Chỉ huy trưởng đoàn hộ tống nói rằng việc thăm viếng này là nhằm để củng cố mối quan hệ quân sự giữa hai nước mà đã có sự hợp tác và liên lạc từ mấy năm qua. Trong thực tế, hải quân của Tàu Cộng và Việt công đã có những cuộc tuần tiểu chung ở vịnh Bắc Bộ, cũng như những lần tập trận chung.

Trước đây, cũng từng có nhiều lần các tàu của Trung Cộng đến Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên có sự viếng thăm của các chiến hạm. Chiến hạm Hoa Kỳ cũng có nhiều lần cập bến Cam Ranh trong thời gian mới đây. Cả Hoa Kỳ, Trung Cộng lẫn Nga đều muốn lập căn cứ tại Cam Ranh là nơi rất thuận tiện cho các quân cảng.

Tình hình căng thẳng Mỹ- Hoa 

Sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đang gia tăng khi Trung Cộng thúc đẩy hiện đại hoá quân đội và gây áp lực nặng nề khi tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Đông – là con đường quan trọng trong việc giao thương đường biển. Trong khi đó Hoa Kỳ cũng gia tăng sự có mặt tại Á Châu là điều mà Trung Cộng coi là thách thức nguy hiểm. Hoa Kỳ cũng cực lực lên án Trung Cộng về giao thương bất bình đẳng và sự đánh cắp các bí mật về doanh nghiệp qua đường internet. Bây giờ, bất cứ hành vi thiếu tính toán của một trong hai bên đều có thể làm nổ ra cuộc hải chiến nguy hại.

Đây cũng là dịp cho hai ứng cử viên TT lên tiếng về chính sách đối ngoại. Bà Clinton kêu gọi Hoa Kỳ phải có thái độ yêu cầu Trung Cộng phải tôn trọng các luật lệ quốc tế về giao thương, về cyberspace, và về các tranh chấp lãnh thổ. Ông Trump thì tố cáo Trung Cộng đã hạ thấp giá trị đồng Yuan để làm cho hàng hoá của họ rẻ mạt nhằm cạnh tranh với các nước khác. Ông đề nghị đánh thuế 45% trên hàng hoá mà Hoa Kỳ nhập từ Trung Cộng.

Hai nước hiện nay là cường quốc về kinh tế và quân sự; nhưng lại cũng lệ thuộc vào nhau về mặt kinh tế. Mức giao thương giữa hai nước trong năm 2015 là 600 tỷ đô la, trong đó Hoa Kỳ bị thâm thủng mậu dịch 370 tỷ. Trung Cộng hiện là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Mức đầu tư của Trung Cộng tại Hoa Kỳ đã vượt xa mức đầu tư của Mỹ tại Trung Cộng.

Trung Cộng hiện có một quân lực hùng hậu nhất Á Châu và họ muốn được coi là một siêu cường lãnh đạo thế giới. Nhưng những hành vị hung hãn của họ làm cho các lân bang càng muốn thân cận với Hoa Kỳ để tìm nơi nương tựa.

Hoa Kỳ thì đang lo ngại việc Trung Cộng xây dựng các đảo nhân tạo trên vùng biển đông và có tham vọng kiểm soát luôn cả hải lộ. Hải Quân Mỹ nhiều lần cho tàu đi sát các đảo đó để chứng tỏ quyền tự do lưu thông. Điều này làm cho Bắc Kinh vô cùng giận dữ.  Vào tháng 7, Trung Cộng lên tiếng bác bỏ phán quyết của Toà Án Quốc Tế do vụ kiện của Philippines đưa ra về các yêu sách phi pháp của Trung Cộng trên biển Đông.

Những căng thẳng về kinh tế, về chiến lược giữa Mỹ và Tàu làm ảnh hưởng không ít đến kinh tế Hoa Kỳ, nhất là nạn thất nghiệp, lương bổng, giá cả và cả an ninh.

https://www.yahoo.com/news/why-matters-china-053609796–election.html

Tương quan lực lượng Mỹ và Trung Cộng 

Quân đội Trung Cộng tên chính thức là Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa, có 2.3 triệu binh sĩ tại ngũ và hơn 500 ngàn trừ bị, thuộc các quân binh chủng chính: Hải, Lục, Không quân, Lực lượng Hoả tiễn, và Lực lượng Yểm trợ Chiến lược. Trong 15 năm qua, ngân sách quốc phòng của Tàu cộng tăng mỗi năm 10%. Năm 2015, Trung Cộng đã chi phí cho quốc phòng một ngân khoản 146 tỷ đô la, đứng hàng thứ hai trên thế giới, chiếm gần 2% tổng sản lượng của nước này. So với Hoa Kỳ 574.9 tỷ đô la trong năm 2014 (664.3 tỷ trong năm 2012). Khác với các nước không Cộng Sản, quân đội Trung Cộng được đặt dưói quyền của Quân Ủy Trung Ương, tức thuộc Đảng CS Trung Hoa mà Tập Cận Bình vừa là Chủ tịch nước, vừa là Tổng Bí Thư Đảng, vừa là Tổng Tư Lệnh Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa.

Quân đội Trung Cộng vừa trải qua một cuộc cải tổ rộng sâu về tổ chức vào đầu năm 2016. Ngày 11 tháng 1, 2016, nó được tái phối trí đặt dưới quyền một Bộ Tham Mưu Hỗn Hợp, trực tiếp chỉ đạo bởi Quân Ủy Trung Ương. Bốn bộ Tư Lệnh cũ bị giải tán và cải tổ để phân chia thành 15 bộ phận (hay Tổng cục). Về phối trí diện địa, có 5 vùng chiến thuật (Nam Bắc Đông Tây và Trung ương).

Trung Cộng chú trọng nhiều đến Vũ khí hạt nhân và chiến tranh trên mạng (Cyber Warfare). Từ rất lâu, Trung Cộng bị tố cáo đã sử dụng gián điệp trên mạng. Ngày 24 tháng 5, 2011, Quân đội Trung Cộng chính thức loan báo rằng họ có một đơn vị gọi là Cyber Security Squad. Tháng 5, 2014, Đại Bồi Thẩm Liên Bang Hoa Kỳ kết án 5 sĩ quan thuộc đơn vị 61398 của Tàu về những tội danh tấn công trên mạng đối với các công ty tư nhân của Mỹ.

Chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Tàu Cộng có từ năm 1955 sau khi Hoa Kỳ đe dọa sẽ dùng bom nguyên tử để đánh Trung Cộng nếu họ tấn công hai đảo Kim Môn và Mã Tổ của Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 16 tháng 10, 1964, Trung Cộng thử nghiệm thành công trái bom nguyên tử đầu tiên. Đến 1967, họ thành công trong việc chế tạo bom khinh khí. Từ đó, trở nên một trong những cường quốc nguyên tử. Trung Cộng hiện có từ 100 đến 160 hoả tiễn liên lục địa có thể bắn xa đến tận đất Mỹ; và cũng khoảng 150 hoả tiễn tầm trung có thể bắn tới Nga và Âu Châu. Hiện người ta ước tính rằng Trung Cộng có khoảng 50 đến 75 hoả tiễn liên lục địa có gắn đầu đạn nguyên tử. Nhưng loại sau này có thể bắn từ đất liền hay từ các chiến hạm. Do đó, họ đã thành lập một Lực lượng Hoả tiễn với khoảng 100 ngàn lính trong 6 sư đoàn hoả tiễn. Các sư đoàn này có từ 100 đến 400 vũ khí nguyên tử.

Trung Cộng cũng chuẩn bị cho chiến tranh không gian bằng các vệ tinh tình báo và vệ tinh viễn thông. Họ cũng phát triển khả năng chống hoả tiễn, vệ tinh từ thập niên 1960 (mật danh là Kế hoạch 640) bằng tia laser hay các hoả tiễn  KKV thế hệ SC-19.

Đó là nói về tổ chức và trang bị. Tuy nhiên quân Tàu tuy đông, trang bị hiện đại nhưng chưa chắc đã có tinh thần và kinh nghiệm chiến đấu. Năm 1979, họ từng xua hàng chục vạn quân tràn qua các tỉnh biên giới Bắc Việt Nam, nhưng đã bị quân đội Việt Cộng đánh bại, Con số thương vòng lên đến hàng chục ngàn lính. Từ đó cho đến nay, họ tuy có phát triển nhanh, nhưng chỉ thấy hùng hậu bên ngoài. Còn bên thực chất bên trong thì chưa thể biết đến mức nào. Dù sao, những kỹ thuật đánh cắp từ Hoa Kỳ chưa chắc đã trọn vẹn để có thể thực hiện công tác bảo trì, phát triển cho phù hợp với hoàn cảnh của Trung Cộng.

Tưởng cũng nói sơ qua về quân lực Hoa Kỳ.

Quân lực Hoa Kỳ có 5 quân chủng: Hải, Lục, Không quân, Thủy Quân Lục Chiến và Duyên Phòng với quân số 1.282 triệu lính hiện dịch và hơn 800 quân trừ bị. Hành pháp Obama đã cắt giảm ngân sách quốc phòng đáng kể. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là nước có ngân sách quốc phòng cao nhất thế giới, năm 2016 là 580.3 tỷ đô la. Năm 2009, Hoa Kỳ chi ra 14.4 tỷ cho các chương trình chế tạo phản lực cơ Raptor F-22 (4.1 tỷ), Phản lực cơ F-35 (6.7 tỷ), hệ thống chiến đấu cho tương lai 3.6 tỷ, và thêm 12.3 tỷ cho hệ thống hoả tiễn phòng thủ gồm Patriot CAP, PAC-3, SBIRS-High.

Hoa Kỳ có quân trú đóng tại 150 quốc gia trên thế giới. Đông nhất là tại Afghanistan (103.7 ngàn), Đức (52.5 ngàn), Nhật (35,688), Nam Hàn (28,500), Ý và Anh (gần 10 ngàn mỗi nước). Tính theo vùng thì có 77,917 quân tại Âu Châu, 47,236 tại Đông Á và Thái Bình Dương, 3362 tại Bắc Phi và Nam Á….

Về mọi phương diện từ phi cơ, thiết giáp, chiến hạm, tiềm thủy đỉnh, hàng không mẫu hạm… Hoa Kỳ đề vượt rất xa so với Trung Cộng. Và sự tân tiến về kỹ thuật điện toán, đi trước Trung Cộng hàng chục năm.

Vấn đề tăng tiền mua Obamacare hàng tháng 

Quý vị mua bảo hiểm qua chương trình Obamacare sang năm 2017 sẽ thấy tiền đóng hàng tháng (premium) gia tăng trung bình 25%. Đó là theo tin từ Bộ Y Tế Hoa Kỳ (Department of Health and Human Services) mới nghe được chiều ngày thứ hai 24/10/2016. Sự gia tăng tiền hàng tháng này sẽ được áp dụng tại 39 tiểu bang cho ghi danh qua thị trường online do chính phủ quản lý. Ngoài ra, họ cũng cho hay 1 trong 5 người sẽ chỉ có 1 sự lựa chọn độc nhất một hãng bảo hiểm mà thôi. Qua năm 2017, số các công ty bảo hiểm sức khoẻ theo chương trình Obama Care sẽ giảm từ con số 232 xuống còn 167. Và nhiều công ty cũng không cho lựa chọn các bác sĩ và cơ sở y khoa.

Đã có rất nhiều người than phiền về tiền hàng tháng và tiền copay cho mỗi lần đi bác sĩ là quá cao trong khi chương trình Obamacare này mang mỹ danh là Affordable Health Care. Chính chồng bà Hillary là Bill Clinton cũng phải nói rằng Obama Care là một sự điên rồ. Ông Trump có hứa rằng nếu ông thắng cử, việc đầu tiên ông làm là hủy bỏ Obama Care và thay thế bằng một chương trình cho phép người dân được lựa chọn bác sĩ hay bệnh viện. Sự tăng giá này không ảnh hưởng đế những người đuợc hưởng bảo hiểm sức khoẻ do các công ty cung cấp cho nhân viên và gia đình họ.

Một điển hình là ở tiểu bang Arizona mức tăng lên đến 117%. Một thanh niên 27 tuổi mua bảo hiểm mức giá thấp trả premium $196 mỗi tháng, sang năm tiền này sẽ lên đến $422 mỗi tháng.

Quỹ Anh Sinh Xã Hội sẽ cạn tiền vào năm 2017Đối với quý vị đang hoặc sắp về hưu, cần biết rằng quỹ an sinh xã hội và hưu trí đã cạn kiệt. Trước đây, người ta dự tình đến năm 2020 sẽ không còn tiền trả cho người hưu trí. Nhưng hiện nay, qua sự rò rỉ của vài báo cáo thì tin xấu này đã thấy cận kề. Ông Doug Bandow, một cựu phụ tá đặc biệt của TT Reagan và cũng là một thành viên kỳ cựu của Cato Institute đã cảnh báo rằng các vị cao niên nên chuẩn bị cho mình một sự đối phó với tình trạng này. Trong một bài báo trên tuần san U.S. News & World Report, đã báo động rằng việc chấm dứt trả tiền hưu trí an sinh xã hội là chắc chắn sẽ xảy ra. Họ khuyến khích quý cao niên hãy tìm học hỏi ngay từ bây giờ cách nào để tiếp tục sống.

Tại sao tình trạng này lại xảy ra?

Như quý vị biết, quỹ an sinh xã hội được điều hành theo cách cổ điển gọi là Ponzi scheme — Tức là lấy tiền người đóng góp hôm nay để trả cho người đã đóng trước đây.  Và đây là 2 Vấn đề: (1) Chính phủ đã xài tiền tiết kiệm của quỹ an sinh, và (2) Số lượng người đóng góp hôm nay ít hơn số người đã đóng góp vào thuế an sinh trước đây.

Nhà kinh tế học James Dale Davidson, tiên liệu rằng “Chúng ta có thể thấy quỹ an sinh xã hội sẽ can kiệt vào năm 2017. Và cả TT Obama lẫn Quốc Hội hay bất cứ cơ quan chính phủ nào có thể ngăn chặn được.”

Ông Davidson là người từng theo dõi nghiên cứu rất kỹ lưỡng về các biến chuyển kinh tế và đã tiên đoán đúng về sự sụp đổ thị trường năm 1999 và 2007. Ông cũng tiên đoán sự suy sụp của Liên Bang Sô Viết, và sự giảm sút kinh tế của Nhật Bản.

Trong một đoạn video mới tung ra, ông đã nói rằng: “Ngay lúc này, đang có những vết nứt trong nền tảng kinh tế Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử, những rạn nứt này từ nhiều hướng sẽ hội tụ lại và sẽ tạo ra một thời kỳ suy thoái vĩ đại chưa từng thấy, còn tệ hơn thời suy thoái năm 1929.” Dù rằng hiện nay, nhiều người cho rằng kinh tế đang thấy khá hơn, đồng Đô La rất vững và kỹ nghệ địa ốc gia tăng mạnh. Nhưng nó cũng như các hiện tượng xảy ra trước hai kỳ suy thoái năm 1999 và 2007. Ông cho rằng 50% thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ, địa ốc mất 40%, các trương mục tiết kiệm mất 30% và nạn thất nghiệp sẽ tăng gấp ba lần.

http://thesovereigninvestor.com/exclusives/bthe-end-of-social-security-leaked-evidence-stumps-obama-stuns-retirees/?z=503067

Trong khi chúng ta đang lo sợ mất trọn tiền an sinh xã hội, thì trên tờ báo online Boston Tribune ngày 17 tháng 10, có tin bà mẹ của Michelle Obama là Marian Robinson sẽ nhận được tiền hưu liễm 160 ngàn đô la mỗi năm từ tiền thuế của chúng ta. Bà này làm gì mà được lãnh hưu bổng cao như thế?

Từ trước đến nay, chỉ có gia đình các TT, gồm vợ chồng con cái, là được dọn vào ở Toà Bạch Cung trong thời cầm quyền. Chỉ có thời Eisenhower và Obama là khác. TT Eisenhower cũng đưa mẹ vợ là Elivera M. Doud vào ở chung. Nay đến Obama cũng thế. Ông đưa bà mẹ vợ vào ở chung, để chăm sóc hai cô con gái Sasha và Malia. Việc chăm sóc con cái là việc riêng của ông bà Obama. Cũng như mọi người khác, ông phải bỏ tiền ra thuê mướn nanny chứ không thể dùng tiền thuế của dân để trả.

Sally Kellner, một người hoạt động cho National Taxpayers Union phê bình rằng đây là một sự chi tiêu không cần thiết. Bà nói: “Tôi thấy kỳ cục việc dùng tiền dân đóng thuế để trả tiền hưu liễm suốt đời cho một bà chỉ vì làm một công việc mà những người khác làm hàng ngày với tính cách tự nguyện. Việc săn sóc con cháu trong gia đình là do long thương yêu với chúng chứ không phải làm do lợi nhuận.”

Tin trên chưa được kiểm chứng nên không chắc đúng sai. Nhưng chưa nghe sự đính chính từ Dinh Tổng Thống. Nếu đúng, thì nó là một sự lạm dụng quá mức của vợ chồng Obama, cũng như những chuyến du lích hoang phí hàng trăm ngàn đô la của công quỹ.

Theo Đạo luật The Former Presidents Act năm 1958, thì chỉ có cựu TT là được hưởng lương mãn đời. Bà vợ thì không có lương nhưng được đặc quyền là có nhân viên Mật Vụ bảo vệ.

http://www.mrcblog.com/2016/10/while-we-were-all-focused-on-the-debate-michelle-obama-quietly-did-this/

http://www.snopes.com/marian-robinson-pension/

Phần 2 : Tin về bầu cử 

Donald Trump trình bày kế hoạch làm việc trong 100 ngày đầu tiên để làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại. Đây được xem là sự cam kết của ông với cử tri Hoa Kỳ.

Ứng cử viên Cộng hoà Donald Trump hôm thứ bảy đã trình bày cặn kẻ các kế hoạch của ông nếu như ông đắc cử trong nhiệm kỳ mới 2016-2020. Nói chuyện với cử tri tại thành phố Gettysburg, Pennsylvania, nơi từng xảy ra trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nội chiến và cũng là nơi mà TT Abraham Lincoln đã đọc bài diễn văn bất hũ Gettysburg, Trump đã cam kết sẽ mang lại sự thay đổi hành pháp và để đoàn kết một quốc gia đang phân hoá.

Mở đầu, ông nói rằng bà Hillary không chỉ tranh cử chống lại ông, mà chống lại sự thay đổi. Theo ông, sự thay đổi phải từ bên ngoài cái hệ thống quyền lực vốn đã tan tác, hư hỏng. Ông nhận rằng ông không là một chính trị gia, và cũng chẳng muốn làm một chính trị gia. Nhưng ông không chịu được khi nhìn thất tình trạng xấu xa của chính trị Hoa Kỳ và ông phải hành động để cứu vãn. Ông hứa sẽ thực hiện 6 biện pháp để cứu vãn tình trạng tham nhũng, bê bối (corruption)

  • Sẽ đề nghị giới hạn các nhiệm kỳ của các vị dân cử Quốc Hội. Đình chỉ việc tuyển dụng thêm nhân viên liên bang. Giảm thiểu những quy định (regulations) của Liên Bang. Ngăn cấm các cựu viên chức Toà Bạch Ốc và Quốc Hội làm công tác vận động hành lang (lobby) và nghiêm cấm việc viên chức toà Bạch Ốc vận động (lobby) giùm chính phủ các nước ngoài cũng như việc các nhà lobbyists nước ngoài vận động gây quỹ cho các cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.
  • Chấm dứt sự đóng góp của Hoa Kỳ cho chương trình “Thay đổi Khí Hậu” (Climate Change) của Liên Hiệp Quốc và dùng tiền đó để đầu tư vào hạ tầng cơ sở về nước uống và môi sinh của chính nước Mỹ.
  • Ông sẽ theo đuổi hàng loạt các biện pháp nhằm bảo vệ lao động tại Mỹ, trong đó có việc tái thương lượng Hiệp uớc NAFTA và các thoả ước thương mại với các nước khác để tránh bất lợi cho Hoa Kỳ.
  • Ông sẽ ra lệnh cho bộ Thương Mại đưa Trung Cộng vào danh sách các nước mánh mung về tiền tệ; và nhận diện các nước nào đang lạm dụng trong việc giao thương.
  • Ông sẽ theo đuổi một kế hoạch gồm 5 bước để củng cố tình hình an ninh trong nước và bảo đảm sự thi hành Hiến Pháp. Mà bước đầu tiên là hủy bỏ các lệnh hành chánh vi hiến do Obama ban hành.
  • Ông sẽ xúc tiến ngay lập tức việc bổ nhiệm Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện thay thế ông Scalia.
  • Ông đề ra đạo luật End Illegal Immigration Act, trong đó có việc xây bức tường biên giới Hoa Kỳ – Mexico Cắt đứt ngân khoản dành cho các thành phố mà bao bọc bọn tội phạm di dân bất hợp pháp (Santuary Cities). Những người di dân bấp hợp pháp sẽ chịu án tù 2 năm. Đối với những người di dân này từng phạm các khinh tội hay trọng tội, hay từng bị trục xuất trước đây mà nay lại nhập cư bất hợp pháp nữa, mức án sẽ là 5 năm. Sẽ bắt đầu đuổi hơn 2 triệu di dân bất hợp pháp nào phạm pháp tại Mỹ. Nếu nước nào không chịu nhận lại dân của họ, ông sẽ cắt đứt visa của nước đó. Ông cũng hứa ngăn cản di dân từ các vùng có khủng bố nếu không thực hiện được sự điều tra kỹ càng.
  • Về an ninh quốc gia, ông đề nghị đạo luật Restoring Community Safety Act và Restoring National Security Act. Trump hứa sẽ đầu tư nhiều hơn vào Quốc Phòng, cải tổ bộ Cựu Chiến Binh, tăng cường cơ sở hạ tầng về an ninh trên mạng.
  • Với đạo luật The community Safety Act, ông sẽ gia tăng các lực lượng đặc nhiệm để chống tội phạm, Gia tăng ngân khoản cho các chương trình huấn luyện và yểm trợ của ngành cảnh sát, cũng như gia tăng nhân vật lực cho các cơ quan cưỡng chế liên bang để truy bắt bọn gangsters và các tội phạm hình sự khác.
  • Ông sẽ làm việc với Quốc Hội trong những việc cần thiết để vãn hồi kinh tế và an ninh. Ông tin rằng với đạo luật Middle Class Tax Relief Simplification Act do ông đưa ra sẽ giúp gia tăng kinh tế 4% mỗi năm và tạo thêm 25 triệu công ăn việc làm. Đạo luật này nhằm đơn giản hoá về luật Thuế Vụ, bãi bỏ những giới hạn trong việc sản xuất năng lượng và giải toả bớt những điều lệ. Giới trung lưu sẽ được giảm nhiều thuế. Một gia đình trung lưu 2 người có thể được giảm 35% tiền thuế. Giảm mức định thuế từ 7 mức xuống còn 3, và các mẫu khai thuế sẽ đơn giản hơn. Theo ông, thuế doanh nghiệp sẽ giảm từ 35% xuống còn 15%.
  • Trump hứa sẽ đưa ra đạo luật End Offshoring Act thiết lập hàng rào thuế quan nhằm ngăn chặn việc các công ty sa thải nhân viên và đưa công việc ra nước ngoài
  • Ông cũng đề nghị Đạo Luật về Hạ Tầng Cơ Sở (The American Infrastructure Act) để tạo sự hợp tác giữa các cơ sở công và tư nhân qua sự ưu đãi về thuế để có thể đầu tư 100 triệu đô la vào hạ tầng cơ sở. Qua đạo luật School Choice and Education Opportunity Act, các bậc cha mẹ sẽ được quyền chọn trường học cho con cái dù trường công, trường tư hay trường đặc biệt.
  • Ông sẽ hủy bỏ Obamacare và thay vào đó một luật bảo hiểm sức khoẻ hợp lý. Ông sẽ xoá bỏ các hạn chế để người dân có thể chọn mua bảo hiểm ở các hãng ngoài Tiểu bang của mình. Ông sẽ dành cho các Tiểu Bang quản trị quỹ Medicaids.
  • Ông cũng doạ sẽ đâm đơn kiện những phụ nữ mà ông cho là vu khống ông về tình dục.
  • https://youtu.be/IGzi5kAR4yU

Dù được tài trợ một số tiền khổng lồ, và sử dụng nhân lực gấp ba bốn lần ông Trump, bà Clinton hôm thứ hai cũng chỉ dẫn trước 4% ở các cuộc thăm dò toàn quốc. Cho đến giữa tháng 9, bà Clinton đã thuê 5138 nhân viên làm việc thường trực ở 15 Tiểu Bang trong khi phía ông Trump chỉ có 1409 nhân viên.  Tại Ohio, đảng Dân Chủ có 502 nhân viên làm việc toàn thời gian, đảng Cộng Hòa chỉ có 104 người. Tại North Carolina, báo cáo cho hay phía Dân Chủ thuê 300 nhân viên, bên Cộng Hoa chỉ có vỏn vẹn một trăm người. Tại Nevada, một trong những tiểu bang đảng Dân Chủ hy vọng sẽ thành công vào tháng Mười Một tới đây, ban vận động cho bà Clinton và đảng Dân Chủ trung ương thuê tới 240 người, gấp 4 lần số người phía ông Trump thuê làm việc. Tại hai tiểu bang quan trọng quyết liệt nhất là Iowa và Pennsylvania, nơi mà các quan sát viên cho rằng ông Trump bắt buộc phải nỗ lực vận động để thắng, bên ông Trump có một người làm việc, bên bà Clinton có tới chục người. Trường hợp ở Arizona còn tệ hơn: đảng bộ Cộng Hòa tiểu bang thuê có 12 người làm việc toàn thời gian, đảng bộ Dân Chủ địa phương thuê 230 người, chưa kể Ban Vận Động Clinton loan báo sẽ gửi thêm 2 triệu dollars để vận động cử tri tiểu bang này bỏ phiếu cho phe Dân Chủ. Chỉ có New Hampshire phe Cộng Hòa có 222 nhân viên, Dân Chủ chỉ ngót nghét độ trăm người.

Ông Ron Stevenson, một chiến lược gia chuyên làm việc với các ứng cử viên độc lập nhận xét “những con số này cho thấy trong cuộc vận động, phía bà Clinton có lợi thế hơn phía ông Trump”. Một điều khác nữa cũng được ông Stevenson nói tới: “không chỉ giới quan sát bầu cử mà người dân Hoa Kỳ ai ai cũng biết trong cuộc vận động năm nay, bên đảng Dân Chủ làm việc chặt chẽ với nhau, trong khi có thể nói bên Cộng Hòa không có được sự chặt chẽ như thế”. Không những kém về số người làm việc trong các ban vận động, phiá ông Trump cũng thua bà Clinton trong việc quảng cáo. Theo tổ chức Wesleyan Media Project, từ tháng 9 cho đến nay, bà Clinton đã trả tiền cho 90 ngàn lượt quảng cáo trong khi phía Trump chỉ tung ra 28 ngàn lượt, tức chỉ bằng 1/3 số quảng cáo của bà Clinton. Đó là chưa kể đến truyền thông dòng chính có khuynh hướng thiên tả đều bênh vực bà Clinton và bêu xấu ông Trump thậm tệ. Gần đây ông Trump cũng tố cáo có triệu chứng gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống và ông có thể không chấp nhận kết quả nếu ông thua cuộc. Việc gian lận thế nào, thì trong các bài trước, chúng tôi cũng đã mổ xẻ vài trường hợp như cho bọn tội phạm đi bầu, danh sách cử tri có những người đã chết  từ nhiều năm trước, cho phép người không có thẻ nhận dạng đi bỏ phiếu… Chính Bernie Sanders vào tháng 1, 2016 cũng đã lên án sự gian lận bầu cử.

Hai ứng viên đang dùng những ngày còn lại đi khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ nhằm thuyết phục những cử tri còn đang phân vân. Những tiểu bang có thể xảy ra tranh giành quyết liệt là Ohio, North Carolina, Florida và Pennsylvania. Bà Clinton và TT Obama còn ráo riết vận động cho các ứng cử viên Quốc Hội, nhằm dành lại thế chủ động trong Quốc Hội.

Mười ngày nữa, ngày 8 tháng 11, 2016, quý vị sẽ đi đến phòng phiếu để quyết định cho tương lai nước Mỹ. Đổi thay đường lối để khá hơn hay vẫn như hiện nay dưới thời Obama!

Những Chuyện Bên Lề

 1.- Đã có sự nghi ngờ có sự mua chuộc cơ quan FBI trong vụ điều tra về emails của bà Clinton. Theo Wall Street Journal, Thống đốc Virgina McAuliffe là người thân cận của Clinton, đã giúp cho McCabe 675 ngàn dollars khi bà này ra tranh cử tại Tiểu Bang. Bà này có chồng là Andrew McCabe đang giữ chức Phó Giám Đốc cơ quan FBI và là người phụ trách điều tra về vụ emails của Clinton! Một nhà lập pháp đảng Cộng hoà, Thượng Nghị Sĩ Virginia đã kêu gọi ông McCabe từ nhiệm sau khi vụ này bị lộ ra. Theo ông: “Hành động của ông ta làm tổn hại cơ quan điều tra liên bang!

Theo Dân Biểu Black, hai vợ chồng McCabe nên từ chối nhận đóng góp từ McAuliffe để tránh mâu thuẫn lợi ích. “Tôi không thể nói đây là hành động ‘quid pro quo” trực tiếp, những gì tôi có thể nói là gia đình ông ta mang nợ vị Thống đốc số tiền đâu đó gần $800.000 Mỹ kim…” ông Black nói. Theo ông, việc này rõ ràng “không thích hợp.”

Ban vận động tranh cử của ông Donald Trump cho rằng, đóng góp của ông McAuliffe cho bà Jill McCabe rõ ràng không bình thường. “Tiết lộ vào tối hôm qua cho thấy đồng minh của bà Clinton là ông Terry McAuliffe đã đóng góp $675.000 Mỹ kim cho phu nhân một viên chức cao cấp của FBI, người đã giúp giám sát cuộc điều tra email server của bà Clinton. Việc này thật đáng quan ngại, cho thấy những điều đáng ngờ trong toàn bộ cuộc điều tra.”

Phía FBI thì giải thích rằng cuộc điều tra bà Clinton trong năm 2016 không có vấn đề về đạo đức hay mâu thuẫn lợi ích vì lúc đó chiến dịch tranh cử của bà McCabe đã kết thúc, và ông McAuliffe không nằm trong nhóm điều tra vụ email. Chẳng qua, do chức vụ, ông McCabe đã có mặt trong nhóm giám sát cuộc điều tra, và quan trọng hơn, Giám đốc Comey là người đưa ra mọi quyết định.

Phụ tá thân cận Huma Abedin phê phán sếp mình Hillary Clinton về vụ nhận 12 triệu từ Morocco

Tháng 5, 2015, Hillary Clinton đã đòi chính phủ Morocco 12 triệu đô la để đổi lấy sự tham dự của bà ta tại một hội nghị do tổ chức Clinton Global Initiative tổ chức tại Vương quốc này. Vua Mohammed đệ lục của Morocco đồng ý chi ra số tiền cho Clinton Foundation để bà Clinton đến đọc bài diễn văn.  Việc nhận tiền từ một nước có nhiều vi phạm nhân quyền và bị tai tiếng tham nhũng đã gây ra sự lo ngại trong nội bộ ban tham mưu tranh cử của Clinton. Họ cho rằng nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của bà Clinton. Chính bà ta cũng nhìn nhận điều không hay này, nhưng vẫn nhận tiền. Trong một email, bà Huma Abedin có khuyến cáo bà Clinton không nên nhận tiền và tham dự hội nghị. Bà ta đã viết trong email khác vào tháng 1 năm 2016: “Bà Clinton đã tạo ra vụ rắc rối này và bà ta biết điều đó.” (She created this mess and she knows it.) Thư cũng xác nhận là chính bà Clinton đề xướng việc trên và đã tiếp xúc với chính phủ Morocco để yêu cầu. (Just to give you some context, the condition upon which the Moroccans agreed to host the meeting was her participation. If hrc was not part if it, meeting was a non-starter,…  This was HRC’s idea, our office approached the Moroccans and they 100 percent believe they are doing this at her request. The King has personally committed approx $12 million both for the [foundation’s] endowment and to support the meeting)

Nhưng do bận việc vận động tranh cử, Hillary đã gửi chồng và con đi thay mình.

Trước đây, khi còn làm Bộ trưởng Ngoại Giao, bà Hillary Clinton từng ủng hộ nước Morocco. Trong thời của bà, ngân hàng tài trợ xuất nhập cảng của Mỹ đã cho một công ty mỏ quốc doanh của Morocco là OCP vay khoản nợ 92 triệu đô la. Trung Tâm Robert F. Kenndey từng tố cáo công ty OCP này vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền. Ông Mohamed Yeslem Beisat, một phái viên của Polisario Front, “chính phủ lưu vong Morocco” tại Washington nói rằng công ty OCP hưởng lợi do chiến tranh và sự chiếm đóng. Họ bóc lột tận cùng hàng ngàn người tị nạn và hàng trăm tù nhân chính trị trong vòng 40 năm qua.

Ông nói rằng họ hy vọng bà Clinton sẽ đắc cử TT Hoa Kỳ và sẽ yểm trợ họ trong việc chiếm đóng phiá tây sa mạc Sahara là nơi công ty OCP này có nguồn lợi từ việc khai mỏ phosphates. Các tổ chức nhân quyền đã ví đây là “blood phosphates” — cũng như từ ngữ “blood diamonds,” để nói về tình trạng bóc lột tại các mỏ kim cương ở Nam Phi.

Những emails của Huma Abedin nói trên nằm trong số hơn 4,000 emails do WikiLeaks tung ra hôm thứ năm tuần trước.

Sau đây là 17 emails có tầm ảnh hưởng đến Clinton và ban Vận Động Tranh cử .

  1. Ban vận động của Clinton tin rằng Obama đã gian lận bầu cử vào năm 2008 khi tranh cử sơ bộ với Hillary. Họ nói rằng chiến dịch vận động của Obama đã cho tràn ngập vào các buổi Caucuses bằng những người cử tri bất hợp pháp
  2. Các đài dòng chính ồ ạt đứng về phía Clinton. Nhà sản xuất Chris Hayes của đài truyền hình MSNBC bốc thơm quá lố bà Clinton “amazing, intelligent woman.”
  3. Nội dung những bài nói chuyện của Clinton được Goldman Sach trả tiền. Điều này để nói lên mối quan hệ mặn nồng của bà Clinton với giới tài phiệt ngân hàng.
  4. Ủy ban vận động của Clinton Campaign có sự phối hợp bất hợp pháp với SuperPAC. Đó là sự vi phạm luật tranh cử về phương diện tài chánh.
  5. Hillary Clinton được tuồn các câu hỏi của cử tri trước những cuộc phỏng vấn. (Talk Show Steve Harvey). Đây là bằng chứng về việc truyền thông thông đồng với Hillary.
  6. Những người thân cận trong nhóm Clinton lo sợ về trách nhiệm liên đới về cuộc sống tình dục của Bill Clinton (thư của Brent Budowsky gửi John Podesta Dec. 2015)
  7. John Podesta tỏ ý ao uớc tên hồi giết người ở San Bernardino là một người Mỹ trắng.

(Trong thư của phát ngôn viên Karen Finney, John Podesta nói với Finney ngày 3 Dec 2015: “Better if a guy named Sayeed Farouk was reporting that a guy named Christopher Hayes was the shooter,”

  1. Hillary cũng lo sợ bọn khủng bố jihadists xâm nhập vào Mỹ qua hình thức tị nạn. (Trong một diễn văn đọc kín với những người Do Thái thuộc tổ chức Jewish United Fund Of Metropolitan Chicago vào tháng 10, năm 2013) Nhưng bên ngoài thì bà ta tỏ ra không quan tâm.

So I think you’re right to have gone to the places that you visited because there’s a discussion going on now across the region to try to see where there might be common ground to deal with the threat posed by extremism, and particularly with Syria, which has everyone quite worried, Jordan because it’s on their border and they have hundreds of thousands of refugees and they can’t possibly vet all those refugees,”

  1. Nhóm Clinton nhục mạ Thiên Chúa Giáo (thư có tựa đề “Conservative Catholicism”, 2011 luân lưu giữa John Halpin, Jennifer Palmieri và John Podesta

Many of the most powerful elements of the conservative movement are all Catholic (many converts) from the SC and think tanks to the media and social groups,” Halpin writes to Podesta. “They must be attracted to the systematic thought and severely backwards gender relations and must be totally unaware of Christian democracy.”

  1. Nhóm Clinton muốn triệt hạ bà Elizabeth Warren khi bà này muốn ra tranh cử với Clinton. (thư gửi đi từ Phillippe Reines, cựu cố vấn cao cấp của Hillary Clinton)
  2. Hillary được biết trước các câu hỏi ở Town Hall Meeting khi ra tranh luận với Bernie Sanders tháng 3, 2016. Trong thư ngày 12 tháng 3, 2016, bà Donna Brazil echo biết đã nhận được câu hỏi trước khi tranh luận và chuyển cho Hillar4y Clinton.
  3. Nhóm thân cận của Hillary bàn nhau về cách biện bạch để không giao nộp emails khi bị Hạ viện kêu nộp. (thư qua lại giữa Cheryl Mills, Phillipe Reins và Robby Mook trước khi họ xoá sạch server).
  4. Nhóm Hillary cũng bày tỏ sự lo ngại về các rắc rối gây ra do quan hệ giữa Clinton và Sid Blumenthal. (thư của John Podesta và Budowsky phàn nàn về mối quan hệ với Blumenthal và Lanny Davis)

It is disquieting that when HRC was secretary of state she spent a good time of time doing gossip emails with Sid Blumenthal about various matters, the ubiquitous Lanny Davis shilling for himself in pathetic ways, and Neera Tanden gossiping about what Soros thinks of Obama,”

  1. Podesta xách mé những người Latino qua chữ ‘Needy Latinos’, và gọi thống đốc New Mexico Bill Richardson gốc Mễ là ‘D***’
  2. Clinton Campaign lo âu về những bài diễn văn mà Bill được Wall Street trả tiền sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc tranh cử của Hillary..
  3. Đảng Dân Chủ âm mưu tạo ra những quảng cáo giả mạo để hạ Trump.

Trong 1 email ngày May 18th 2016 có tựa đề “need comms approval – craigslist job post”, Christina Freundlich, phát ngôn viên đảng Dân Chủ yêu cầu Giám đốc Truyền thông Louis Miranda và Mark Paustenbach chấp thuận để tung ra quảng cáo giả hiệu để phá Trump.

  1. Nhóm vận động của Clinton nêu vấn đề Obama không phải sanh ra ở Hoa Kỳ.

Trong email tháng 1 năm 2008 (John Podesta và Paul Begala) , tiết lộ họ đã âm mưu triệt hạ Obama bằng cách cho rằng ông này là Hồi giáo và thắc mắc về khai sinh của ông Obama.