Bảo Vệ Môi Trường: Vấn Đề Hâm Nóng Địa Cầu và Thay Đổi Khí Hậu

Đỗ Văn Phúc

(Đây là sự tổng hợp của ba đoạn về đề tài này trong ba chương trình Thời Sự Hàng Tuần trong tháng 6 này. Chúng tôi gộp chung vào một bài để quý vị tiện theo dõi) 

Khái niệm Hâm Nóng Địa Cầu

Hâm nóng Địa cầu là chữ dùng để diễn đạt rằng nhiệt độ bầu khí quyển và các đại dương của trái đất đang từ từ tăng lên. Sự tăng nhiệt độ đó sẽ là vĩnh viễn và đưa đến sự thay đổi thời tiết (Climate Change). Điều này có thể nhận thấy từ 17 năm qua từ thống kê của các nhà khí tượng, và trong thực tế ai cũng biết mỗi năm, mỗi nóng hơn, số ngày nóng trong năm cũng nhiều hơn.

Các nhà khoa học trên thế giới tuy có đồng ý trên căn bản về hiện tượng này, nhưng lại bất đồng sâu sắc về nhiều yếu tố khác. Những khoa học gia bất đồng cho rằng những vị kia đã phóng đại, bịa đặt thêm để hù dọa nhân loại. Thật ra, trước đây, những người khởi xướng đã sử dụng chữ Địa Cầu Nóng Lên. Sau đó họ thay bằng chữ Thay Đổi Khí Hậu để dễ thuyết phục.

Trong khi các nước Âu Châu tỏ ra hốt hoảng về tình trạng này; cựu Tổng thống Obama đã khởi xướng cùng Liên Âu họp nhau lập ra Thoả ước Paris. Thoả ước này đuợc hiệu lực ngày 12 tháng 12, 2015. Gần như tất cả các nước trên thế giới đều tham gia, ngoại trừ Syria và Nicaragua. Sự đóng góp của các nước không bị ràng buộc, nên luôn luôn Hoa Kỳ là nước trút hầu bao nhiều nhất. Tổng thống Trump đã biểu lộ sự bất đồng sâu sắc về các vấn đề Hâm nóng Địa cầu (Global Warming) và Thay đổi Khí hậu (Climate Change). Vì thế, ông chủ trương rút tên Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Ước về Khí Hậu Paris. Hôm thứ Năm vừa qua, tại sân toà Bạch Cung, ông đã tuyên bố dứt khoát rút ra khỏi Thỏa Ước Paris vì cho rằng Hoa Kỳ chỉ bị thiệt thòi mỗi năm hàng trăm tỷ đô la để cho không các nước đang phát triển mà trái lại họ (ngay cả Trung Cộng là thành viên) sử dụng tiền vào việc khác thay vì để giúp giải quyết nạn hâm nóng địa cầu. Ông bị nhóm đảng dân Chủ, nhóm tả khuynh, phóng túng kết án rất nặng nề về việc từ chối tham gia Hiệp ước này. Ông Trump vẫn còn mở ra cánh cửa là hứa sẽ tái thương lượng về Thoả Ước Paris, sao cho có bình đẳng hơn.

Cựu Phó Tổng thống Al Gore là người tích cực cổ động cho vấn đế Hâm nóng Địa cầu. Trong cuốn sách nhan đề “Địa Cầu trong Thế Cân Bằng” (Earth in Balance) xuất bản năm 1993, ông đã viết ra viễn ảnh đen tối của nhân loại khi đề cập đến những phát minh tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tác hại đến môi trường làm cho trái đất càng ngày càng cằn cỗi, thời tiết càng ngày càng tệ hại, mặt đất càng ngày càng nóng lên. Phụ hoạ với ông là nhiều tác giả như bà Rachel Carson với cuốn Một Muà Xuân Yên Ắng (Silent Spring) đổ thừa cho các loại thuốc dùng trong nông nghiệp sẽ giết chết mầm sống có cây, muông thú và phát sinh ra carcinogen đưa đến mầm bệnh ung thư cho loài người.

Quý vị còn nhớ nhân loại đã khốn đốn vì bệnh sốt rét, làm chết hàng chục triệu người trên khắp hành tinh. Người ta đã tìm ra thuốc DDT để diệt loài muỗi độc truyền nhiễm bệnh sốt rét. Nông dân cũng nhờ phát minh ra các loại thuốc trừ sâu để bảo vệ mùa màng, nhờ phân bón để tăng gia sản lượng… Nhưng thứ gì cũng có bề trái của nó. Uống Aspirin trị đau thì có thể gây biến chứng cho bao tử! Thuốc trừ sâu, thuốc diệt muỗi thế nào mà không mang lại side effect cho người dùng nó. Chúng ta khi đau bệnh phải dùng thuốc. Thuốc công hiệu để trừ bệnh này, thì cũng có thể gây nguy hại đến bộ phận khác trong cơ thể.

Trong lãnh vực đời sống, các phát minh khoa học kỹ thuật giải phóng sức lao động con người. Chiếc xe hơi, xe lửa nhanh và tiện hơn xe ngựa. Nhưng xe hơi, xe lửa, phi cơ… thì phải dùng đến nguyên liệu là xăng hay dầu. Xăng dầu khi đốt cháy sẽ nhả ra làn khói độc Carbon Dioxide (CO-2). Khói này nhiều sẽ bay lên tầng khí quyển làm hỏng tầng Ozone là tầng che chở cho chúng ta khỏi bị các luồng phóng xạ từ tia cực tìm của mặt trời. Sinh vật trên trái đất ở các vùng khô sẽ bị tàn phá bởi tia cực tím của mặt trời nếu nó không được lọc qua lớp khí quyển.

Vì những lý luận đó mà Al Gore lên án các phát minh khoa học, ông mơ trở lại thời trung cổ với chiếc xe ngựa, với người dùng trâu bò để làm nông nghiệp. Nghĩa là một xã hội hoàn toàn không cơ giới hoá, điện khí hoá.

Lý lẽ của những người chủ trương như Al Gore không có gì là sai cả. Nhưng điều ai cũng biết rằng sống trên đời, phải chấp nhận sự bù trừ. Không có điều gì, vật gì hoàn hảo, hoàn toàn thuận lợi cả. Sống là phải chấp nhận sự thách thức, hiểm nghèo (taking risk). Muốn có tiện nghi thì phải đổi lại bằng sự bất tiện khác; muốn lành bệnh này thì phải chấp nhận sự có thể mang bệnh khác. Phải cân nhắc để lựa chọn và tìm phương cách để giảm nguy hại. Nhân loại đã lựa chọn sự tiến bộ thay vì cứ ù lì tại một điểm văn minh.

Người ta chê trách ông Gore là tự mâu thuẫn với chính ông. Vì trong khi ông chủ trương và mơ ước cuộc sống không văn minh cơ khí, thì chính ông và gia đình lại đang thụ hưởng – phải nói là tận hưởng – những thứ mà ông lên án, đòi phải xoá bỏ đi.  Đâu có thấy ông sắm cỗ xe hai ngựa thay những chiếc xe tân thời đắt tiền và chiếc phi cơ phản lực riêng?

Hiện tượng thay đổi khí hậu là có thật.

Thay đổi thời tiết là sự kiện thông thường của thiên nhiên. Hơn hai triệu năm trước, trái đất ở thời kỳ băng hà. Khí hậu lạnh đến độ mặt trái đất ở hai cực phủ một lớp thảm băng dày. Khi đó làm gì có loài người? Mà chỉ có các loại khổng long, khổng tượng.

Rồi hàng trăm ngàn, hay triệu năm sau, trái đất nóng dần lên, băng hà tan bớt. Các con thú khổng lồ chết dần do không thích nghi với thời tiết mới. Từ đó, nhiều loại thảo mộc và động vật mới ra đời trong đó có loài người. Luật thiên nhiên đòi hỏi các sinh vật phải tự thích ứng với điều kiện mới nếu không muốn bị thoái hoá, diệt vong.

Trên căn bản thì lý luận về sự thay đổi khí hậu và trái đất nóng dần là đúng.

Khi tầng ozone trên bầu khí quyển bị mỏng đi, nó không còn đủ để cản bớt sức nóng mặt trời, thì các lớp băng sơn ở hai cực địa cầu tan dần làm mực nước biển tăng lên. Mỗi năm, chúng ta thấy số ngày nóng nhiều hơn lên.

Nhưng để giải quyết vấn nạn này không phải là trở lại quá khứ mà vẫn tiến đến tương lai. Cũng không phải chỉ có Hoa Kỳ và các nước tiên tiến Tây phương, mà là trách nhiệm toàn thế giới. Hoa Kỳ và các nước phương tây vẫn nỗ lực để hạn chế sự ô nhiễm môi sinh. Các hãng xe đã áp dụng kỹ thuật mới làm giảm sự tiêu thụ nhiên liệu. Nhà máy điện nguyên tử hay dùng sức gió đang dần thay thế nhà máy nhiệt điện. Các công ty sản xuất thực phẩm, chăn nuôi, trồng trọt đã đưa ra sản phẩm organic để hạn chế các thứ phụ gia hoá học…

Nếu so sánh con số nạn nhân những thứ bệnh truyền nhiễm ngày xưa với ngày nay, thì rõ ràng hàng triệu con người đã được cứu sống nhờ tiến bộ y khoa. Nếu có phát sinh ra những loại bệnh mới thì âu cũng là theo luật bù trừ thiên nhiên. Dù sao, thì nạn nhân của các bệnh mới này cũng ở trong con số giới hạn và có thể giảm thiểu được.

Nhưng thử nhìn  qua nước Trung Hoa lục địa?

Từ lâu, ai cũng biết Trung Hoa là quốc gia đông dân, có một sự phát triển rất nhanh trong những thập niên vừa qua. Nhưng chính quyền Trung Hoa đã không hề có biện pháp nào để ngăn chặn sự ô nhiễm môi sinh. Các nhà máy ở Hoa Lục nhả khói bừa bãi vào không gian, làm cho các thành thị bên Tàu luôn bị một một lớp dày đặc khí thải giống như sương mù mỗi sáng mùa đông! Lớp khí độc CO-2 của Trung Cộng thả vào không gian nhiều gấp bội so với tổng cộng khí độc các nước khác thải ra. Nhưng chính quyền và dân chúng Trung Hoa không thấy trách nhiệm của mình đối với nhân loại. Họ quen nếp sống bừa bãi từ cả ngàn năm nay rồi.

Ngoài vấn đề thuộc lãnh vực thuần túy khoa học, thì vấn đề Hâm Nóng Địa Cầu này còn liên quan đến lãnh vực chính trị nữa. Một lần nào đó trong tương lai, chúng tôi sẽ có dịp trình bày đến quý vị về những tham vọng của một số chính trị gia đang muốn bao trùm quyền lực của mình lên toàn thế giới. Đó là khuynh hướng toàn cầu mà từ mấy thập niên qua đã hình thành dần dần qua nhiều cơ cấu và định chế núp sau các mặt nạ kinh tế, tài chánh, nhân đạo… 

Cách giải quyết bất công

Tuần trước, sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rời khỏi Thoả Ước Paris về Thay Đổi Khí Hậu, chúng tôi đã có dịp trình bày về vấn đề này. Nhưng vì thời gian có hạn, nên chưa nói hết ý. Trong một tuần qua, trên các diễn đàn đã có những cuộc tranh cãi khá sôi nổi giữa nhóm ủng hộ và nhóm chống Trump. Lại có sự tham gia của nhiều vị ở các nước ngoài như Canada, Âu Châu… Dĩ nhiên, mỗi vị trình bày theo góc độ nhìn vào vấn đề của họ mà họ cho là đúng.

Như đã thưa, chúng tôi không phủ nhận việc có sự thay đổi khí hậu và hiện tượng trái đất nóng dần lên. Điều chúng tôi bất đồng là nguyên nhân của các hiện tượng trên và sự giải quyết nhằm hạn chế nó.

Như cô Mai Lý có góp ý thêm sau khi chấm dứt chương trình Thời sự Hàng tuần, rằng hàng triệu năm trước, chưa có loài người thì có ai đốt củi để tạo ra thán khí CO-2 mà trái đất vẫn nóng lên. Rồi khi có loài người, cả chục vạn năm sau mới khám phá ra dầu mỏ, thì lượng khí CO-2 có bao nhiêu mà làm nóng địa cầu? (mới đây khám phá ra xương hoá thạch của loài Homo Sapien cách nay 300 ngàn năm. Còn trước đó chỉ có di tích từ 200 ngàn năm mà thôi)

Vâng, lý do địa cầu nóng lên là do nó quay quanh quỷ đao mặt trời, mỗi lúc mỗi gần mặt trời thêm một chút. Rồi có những vụ nổ trên mặt trời đã phóng ra một nhiệt lượng rất lớn làm ảnh hưởng đến hành tinh xung quanh, trong đó có trái đất thân yêu của chúng ta.

Với lý do này, thì nhân loại đành bất lực không có khả năng gì để làm thay đổi quỷ đạo.

Một trong những bất đồng với các vị chủ trương Thỏa hiệp Paris là phương cách giải quyết bất công và phi lý. Gần 200 quốc gia hiện hữu trên trái đất phải chung sức bảo vệ ngôi nhà chung, nhưng dường như đại đa số ỷ lại vào Hoa Kỳ là chính và vài nước Âu Châu.

Trung Hoa là nước thải ra nhiều khí CO-2 nhất (chiếm 30% tổng số khí độc của thế giới), thì tuy kỹ nghệ phát triển đến cao độ, vẫn nhận mình là quốc gia đang phát triển nên không đóng góp một xu. Ấn Độ nhả ra 7%, Nga nhả ra 5% thán khí cũng chẳng đóng một xu. Trong khi ba nước này có dư tiền theo đuổi cuộc chạy đua nguyên tử và không gian. Đặc biệt Trung Hoa và Ấn Độ hoàn toàn thả lỏng cho các nhà máy nhả khói vào không gian. Bầu trời, sông ngòi, ao hồ tại các nước này nhiễm bẩn và nhiễm độc đến mức hết thuốc chữa. Theo Thoả Ước Paris, Trung Cộng còn được phép dùng than đá và xả khói tự do thêm 13 năm nữa! Cứ tình trạng thế này thì 10 nước Hoa Kỳ bỏ tiền ra cũng không cứu được.

Trong khi đó, Hoa Kỳ tuy là nước công nghiệp lớn nhất, chỉ nhả ra 19% khí độc, mà từ bao năm nay, phải oằn lưng đóng góp bao thầu cho gần hết thế giới. Như thế có công bằng hay không?

Khi bàn đến vấn đề này, dú khách quan đến mấy, chúng ta cũng phải đứng về phía quan điểm và quyền lợi của nước Mỹ, vì chúng ta là công dân Hoa Kỳ, mọi vấn đề chính trị, kinh tế thế giới đều có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của chúng ta với tư cách công dân Mỹ.

Nỗ lực của Hoa Kỳ

Trong khi đa số các nước khác lơ là về môi sinh, ngoại trừ vài nước Bắc Âu, Hoa Kỳ đã rất tích cực để giải quyết vấn nạn này ngay trong nước:

1.- Các chương trình nghiên cứu đã đưa đến các phát minh để thay thế năng lượng từ dầu mỏ bằng năng lượng sạch như thủy điện (hydropower), phong điện (wind power), điện nguyên tử (nuclear power), năng lượng mặt trời (solar power). Trong năm  2012, Hoa Kỳ đã sản xuất được 141 ngàn tỷ watt, tức 26.4% tổng số phong điện toàn thế giới (534.3 ngàn tỷ Watts. Một vài con số: Năm 2012, trên thế giới sản xuất 22.752 tỷ tỷ watts. Trong đó 40.2% chạy bằng than, 22.4% bằng xăng dầu, 16,5% bằng thủy điện, 10.8% bằng năng lượng nguyên tử, 2.7% bằng sức gió và năng lượng mặt trời, 7.4% bằng các thứ khác.

Tại nhiều thành phố, tiểu bang Hoa Kỳ, có những chương trình khuyến khích dùng năng lượng mặt trời. Tại các vùng nông trang, chúng ta thấy hàng ngàn máy phát điện chạy bằng sức gió do các cánh quạt khổng lồ quay và phát sinh ra điện lực. Hoa Kỳ cũng thúc đẩy các công ty xe hợi sản xuất ra xe chạy bằng điện hay giảm mức tiêu thụ xăng trong số xe hiện nay.

2.- Hoa Kỳ kiểm soát rất chặt chẽ về việc nhả khí CO-2. Các công xưởng đều bị ràng buộc gắt gao bời các quy định do Ủy Hội về Phẩm chất Môi sinh (Commission on Environment Quality). Xe cộ hàng năm phải khám về luợng khí phun ra phải ở trong một mức tối đa ấn định trước khi được tái đăng bạ và đóng thuế lưu hành hàng năm.

3.- Hoa Kỳ là nước có luật lệ đàng hoàng về việc bảo tồn cây xanh. Nhìn từ trên không, đất nước Mỹ toàn một màu xanh. Việc chặt phá cây phải được phép. Trong khi đó, tại các nước nghèo, việc khai thác cây cối bừa bãi, nạn phá rừng tràn lan do tham lợi và nạn tham nhũng. Hậu quả là gây lũ lụt và góp thêm vào việc làm nóng mặt đất. Từ hàng triệu năm nay, vòm lá xanh là những ân nhân của nhân loại ví nó hút các chất khí thải do loài người gây ra hàng ngày.

 Tính cách chính trị trong vấn đề Climate Change

Vấn đề thay đổi thời tiết đã được nhắc đến trong hai tuần qua. Tuy nhiên trên các diễn đàn vẫn chưa yên. Đã có những vị có trình độ về khoa học ứng dụng, khoa học tự nhiên lên tiếng; nhưng vẫn còn vài vị cũng khoa bảng (nhưng thuộc lãnh vực khác như y khoa, khoa học nhân văn..) dựa trên những phán xét của nhóm truyền thông liberal để chứng minh sự vô trách nhiệm của Tổng thống Trump đối với mối an nguy của nhân loại.

Một trong những việc thiếu lương thiện mà chúng tôi đã chứng minh trên các diễn đàn, đó là một biểu đồ do báo New York Times đưa ra về sự đóng góp tài chánh cho Quỹ Năng Lượng Xanh (tức quỹ về Climate Change) trong đó tính trên đầu người thì Thụy Điển là nhiều nhất ($59.31/người), kế đó là Luxemburg ($58.63), Norway ($50.20)… trong khi Hoa Kỳ chỉ có $9.41, đứng hạng thứ 11, sau cả Nhật Bản.

Người xem biểu đồ một cách hấp tấp sẽ có nhận xét ngay là Hoa Kỳ quá tệ, vô trách nhiệm…

Nhưng họ quên đọc một hàng chữ in nhỏ và rất mờ nhạt rằng “nếu các quốc gia thi hành đầy đủ cam kết của họ”. Có nghĩa đây chưa phải là sự đóng góp mà chỉ là sự hứa hẹn.

Và điều thứ hai, là sự đóng góp này dựa tính theo đầu người. Nếu chịu khó lấy máy tính ra làm các con tính dân số nhân với tiền đóng góp mỗi người, chúng ta sẽ thấy ngay Hoa Kỳ hứa đóng góp nhiều nhất, gần 2.6 tỷ đô la. Sơ lược như sau:

Mỹ đóng $9.41/người x 320 triệu dân = 2 tỷ 912 triệu đô la; Thụy Điển $59.31/người x 8.87 triệu dân = 526 triệu; Luxemburg: $58.63 x 583,642 dân  = 34 triệu; Norway: $50.20 x 5.3 triệu dân = $266 triệu…

Còn gần 180 nước không đóng đồng nào? Trong đó có Tàu Cộng xã khí CO-2 nhiều nhất 30%, Ấn, Nga xấp xỉ 10% mỗi nước. Các nước này rất giàu, họ dùng tiền chạy đua không gian, nguyên tử để cạnh tranh với Hoa Kỳ.

Nói qua về lãnh vực khoa học thì trong các môn khoa học, vật lý địa cầu là môn khó nhất. Sinh viên các ban Kỹ sư tại Đại học đều phải học qua một vài lớp về Modern Physics, Universal Physics. Nhưng phải thú thật rất khó nuốt đối với các sinh viên ban Điện, Cơ Khí, Hóa Học, Hàng Không, Công Chánh… Trừ các sinh viên thuần tuý về Vật Lý, còn chúng tôi thì nghe giảng cứ như nghe chuyện trên trời rơi xuống (mà quả là chuyện ở cõi trên thật!). Ngay trong các nhà khoa học về môn này vẫn còn chưa đồng thuận với nhau vì họ chỉ căn cứ vào thực nghiệm, vào thống kê, mà vũ trụ thì bao la,bàn tay và khối óc con người chưa với tới được.

Tham vọng chính trị toàn cầu

Vì phía sau hậu trường của vấn đề Thay đổi Khí Hậu, còn mang nặng tính chất chính trị mà người viết đã từng được nghe bàn cãi và trong mấy tuần nay bỏ ra nhiều thì giờ để tìm hiểu. Tuy nhiên, khó mà nói cho đủ trong một hai trang giấy về những thế lực đang muốn nắm vai trò lãnh đạo toàn cầu qua khái niệm Global Governance.

Thế giới loài người luôn có hai khuynh hướng đối nghịch. Một khuynh hướng nhắm vào tự do cá nhân, tự chủ. Họ hy sinh một phần cá nhân để chấp nhận một chính phủ hạn chế để cùng thu đạt và chia sẻ quyền lợi. Đây là khuynh hướng của di dân từ các nước đến mảnh đất Bắc Mỹ và đã dựng lên một nước Hoa Kỳ “land of the free and the home of the brave”. Từ hơn hai trăm năm nay, Hiến pháp Hoa Kỳ tiêu biểu cho những nỗ lực tốt nhất để bảo vệ tự do cá nhân trong một chính phủ giới hạn. Trong khi đó, khuynh hướng toàn cầu thì chủ trương phải có một chính phủ mạnh, đồ sộ để phân phối đồng đều lợi tức và điều hành tất cả mọi hoạt động của con người nhằm bảo vệ họ không bị chèn áp bởi người khác. Khái niệm này nghe gần gủi với chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của Cộng Sản!

Trong bất cứ thời điểm nào cũng có những cá nhân, những nhóm người đeo đuổi tham vọng thống trị thế giới. Từ Đại đế Alexandre, Đế quốc La Mã, Đế quốc Mông Cổ, đến Cộng Sản, Phát Xít… Ngày xưa thì không cần chiêu bài gì, nhưng về sau, thì họ đề ra những học thuyết để quyến rũ người theo và biện minh cho mục tiêu của họ: Khai hoá các dân tộc (Đế quốc Pháp, Anh, Tây Ban Nha…), Thế giới Đại đồng (Marxism), thuyết chủng tộc ưu tú (Đức Quốc Xã), và hiện nay thì núp dưới chiêu bài “Bảo Vệ Môi sinh” (Thay đổi khí hậu, Địa cầu nóng lên).

Thế kỷ 20 chứng kiến sự ra đời của Hội Quốc Liên – Liên Hiệp Quốc – Chiến Tranh Lạnh giữa hai khối (1950-1970) – Phong trào Môi Sinh (1970 đến nay). Cuối thế kỷ 20, tham vọng thống trị toàn cầu là từ những nhà kinh doanh, công nghiệp tỷ phú. Có thể bắt đầu từ tổ chức gọi là Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế (Council on Foreign Relations) được thành lập bởi những nhà trí thức thấy có một nhu cầu về một chính phủ toàn thế giới mà họ cho rằng khi đó dân chúng Hoa Kỳ chưa sẵn sàng cho việc này. Sau khi Thượng viện Hoa Kỳ không phê chuẩn gia nhập Hội Quốc Liên (League of Nation), những người sáng lập CFR cho rằng đây là biện pháp tốt nhất để giải quyết những vấn đề của thế giới. Những tên tuổi đầu tiên chúng ta có thể kể là Đại Tá Edward Mandell House, tác giả cuốn Philip Dru, Administrator , Walter Lipmann, John Foster Dulles (Ngoại Trưởng thời Tổng thống Eisenhower), Allen Dulles (Giám Đốc CIA); Christian Herter (sau nối chức Ngoại Trưởng của Dulles). Tiền tài trợ cho tổ chức này đến từ đại ngân hàng J.P. Morgan, tỷ phú John Rockfeller, Bernard Baruch, Paul Warburg, Otto Kahn, Jacob Schiff…

Đề Đốc Chester Ward, một thành viên của CFR sau này đã nói với dân chúng Hoa Kỳ rằng: “Những nhóm người ưu tú này có chung một mục đích. Đó là xoá bỏ nền độc lập và quyền tự quyết của Hoa Kỳ [cho một chính phủ thế giới]… Trước hết họ muốn có sự độc quyền về ngân hàng thế giới để kiểm soát chính phủ toàn cầu…”

Cánh tay trợ thủ đắc lực của nhóm này là truyền thông tả khuynh. Họ gần như kiểm soát các đài CBS, NBC, RCA, ABC, các hãng truyền thông Associated Press, United Press; các tờ báo New York Times, Washington Post, Dow Jones & Co; Time, People, Sport Illustrated, Fortune, Life, Money, News week, Reader’s Digest, National Review….

Đa số các tổ chức đó mang tính chất của hội kín như Tam Điểm (Freemasons), Bilderberg Group, The Illuminati, The Knights of the Golden Circle… Họ có nhiều quyền lực bao trùm các chính trị gia và có ảnh hưởng đến bầu cử hay vận mệng quốc gia.

David Rockfeller đứng đàng sau các khoa học gia, chi ra hàng tỷ đô la tài trợ cho nhiều tổ chức quốc tế, gây ảnh hưởng trên chính sách của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Lynn White, một lý thuyết gia của phong trào đã dẫn đầu cuộc thập tự chinh chống lại thần quyền Thiên Chúa Giáo, truyền giảng lý thuyết “Trật tự mới của Thế Giới” (New World Order). Bà ta muốn thay thế đức tin Thiên Chúa bằng một thứ tôn giáo mới. Đó là niềm tin dựa trên Bio-Centrism. Chúng ta ít nghe đến chữ Theosophy. Đó là một thứ triết học về thần bí mà hiện nay quy tụ được 52 quốc gia lập ra tổ chức gọi là Theosophical Society. Tổ chức này có khoảng 13 ngàn hội viên, trong đó có 8 ngàn tại Hoa Kỳ. Những nhân vật elite trong phong trào “Global Warming” đã tận dụng và phối hợp chiêu bài “Môi Sinh” với lý thuyết thần bí Theosophy để hù dọa nhân loại. Leonard Lewin trong tác phẩn Report from the Iron Mountain viết rằng sự đe doạ về quân sự đang bị thay thế bởi nỗi đe dọa bởi Sinh Thái Ecology (eco threat) và con người chính là kẻ thù của chính mình. Maurice Strong, một người nắm nhiều vai trò quan trọng trong các tổ chức phi chính phủ (NGO) thì kết án nền văn minh là kẻ thù của nhân loại, phụ họa với Al Gore kêu gọi tiêu diệt nền văn minh cơ khí. Aurelio Peccei sáng lập ra Club of Rome, núp sau lưng các khoa học gia Âu Châu, cổ vũ cho sự kiểm soát toàn cầu (global control) về lãnh vực tài chánh… Còn nhiều nữa trong đó có Bill Clinton, Obama, Soros…

Đối với những nhân vật trên, “Power is not a means, it is an end” (George Orwell).Quyền lực không phải là phương tiện, mà là mục đích. Họ lợi dụng nỗi sợ hãi của nhân loại đối với cái mà họ gọi là “3 khủng hoảng toàn cầu” trong đó nạn trái đất nóng lên là chính, để thiết lập một trật tự mới toàn cầu qua những hoạt động:

Từ Rio Declaration (Rio de Janeiro 1992) đến Hội nghị về Nhân Quyền (Vienna 1993), đến WTO (Uruguay 1994) đến Social Development (Copenhagen 1995) đến Commission on Sustainable Development (New York 1995), đến World Women Congress (Beijing 1995), State of World Forum (San Francisco 1995), Habitat II (Istanbul 1996), Framework Convention on Climate Change (Geneva 1996) đến Commission on Global Governance và World Conferenece 1998.

Những nhà doanh nghiệp tỷ phú mới là người nắm quyền lực chính sau hậu trường. Họ tận dụng quyền lực và uy tín của các chính trị gia tầm cỡ để thực hiện mưu đồ.

Chia chác tài khoản

Ngoài ra, còn có những nhóm quyền lợi riêng đã và đang khai thác những món tiền béo bở từ ngân sách dồi dào của chương trình Thay Đổi Thời Tiết. Những tổ chức này sẽ núp dước các danh nghĩa nhân đạo giành giật những món tiền khổng lồ nói là để nghiên cứu hay thi hành như:

Công ty Telsa của Elon Musk đã nhận 4.9 tỷ để thực hiện các chương trình gọi là năng lượng xanh) LA Times. Công ty năng lượng mặt trời nhận 535 triệu từ chính quyền Obama. Các công ty quảng cáo, vận động xài hết 2.5 tỷ mỗi năm. Các nhà khoa học nhận 11 tỷ mỗi năm để nghiên cứu!

Cựu Tổng thống Al Gore và đồng lõa – Từ ngày chủ xướng vấn đề Thay Đổi Khí Hậu, tài sản của Al Gore đã đi từ số 0 lên hơn $200 triệu. Đa số tiền này đến từ các quỹ và thương vụ đầu tư vào “năng lượng xanh” của ông. Ông ta vận động chính phủ, nhận tiền rồi làm giàu. Đó là cách nhóm lợi ích kiếm tiền.

Chúng tôi chỉ xin kể sơ qua một vài con kên kên đã cấu vào số tiền mà những nước hào phóng góp vào cho quỹ về môi sinh. Hiện tượng này không khác với hiện tượng “cai thầu từ thiện” mà biết bao nhiêu tổ chức ra đời, lợi dụng lòng nhân từ của con người để kiếm ăn béo bở trên đau khổ của đồng loại. Bọn này lập ra tổ chức, chia các chức vụ lãnh đạo cho người trong gia đình, dùng tiền quyên đuợc hay tài trợ để trả những món lương khổng lồ, tận hưởng những tiện nghi xa hoa khi đi làm công tác. Và số tiền thực sự chi dùng cho mục đích nêu ra có khi chỉ ở mức 5, 10% số tiền quyên được. Tổ chức Clinton Foundation là một thí dụ mà chúng tôi đã có dịp trình bày cách đây khoảng 5, 6 tháng.

 

One thought on “Bảo Vệ Môi Trường: Vấn Đề Hâm Nóng Địa Cầu và Thay Đổi Khí Hậu

Comments are closed.