Thời Sự Hàng Tuần 2017-07-01 Hoá ra mọi sự liên quan đến Nga đều từ Obama 

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Sắc Lệnh về hạn chế nhập cảnh của Tổng Thống Trump thắng lợi.

Ngày 26 tháng 6, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã họp xét đến sắc lệnh của Tổng Thống Trump hạn chế việc nhập cảnh của những người từ 7 quốc gia đang có vấn đề khủng bố. Với đủ 9 phiếu thuận, Tối Cao Pháp Viện đã cho phép duy trì quyết định cấm những người tức các nước Iran, Yemen, Iraq, Syria, Somalia, Sudan, và Lybia mà không có liên hệ gì đến Mỹ nhập cảnh Hoa Kỳ trong vòng 90 ngày để Hoa Kỳ có đủ thì giờ nghiên cứu, điều tra về an ninh nhằm tránh việc bọn khủng bố trà trộn vào những di dân để vào Mỹ. Phải coi sắc lệnh về di dân này của Tổng Thống Trump là một trong những biện pháp tích cực để bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh của dân chúng.

Các nhà bình luận coi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện là một thắng lợi rất lớn của Tổng Thống Trump.

Sắc lệnh hành chánh cũng nêu ra việc yêu cầu các bộ Ngoại Giao, bộ Nội An, các Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia, Cơ quan Điều Tra Liên Bang… nghiên cứu và khai triển một quy trình để sàng lọc những người di dân xin nhập cư thế nào cho những tên khủng bố phải được tách ra một cách dễ dàng. Quy trình này gồm có việc đặt ra một số câu hỏi cho di dân về việc họ có nhận thức thế nào đối với đất nước và nhân dân Hoa Kỳ, cũng như hỏi họ có ủng hộ những giá trị đa chủng, đa văn hoá của Hoa Kỳ không.

Tổng Thống Trump đã từng xác định trong Sắc Lệnh rằng: “Nhằm mục đích bảo vệ người dân Mỹ, chính phủ phải bảo đảm rằng những người đuợc phép nhập cư sẽ không có những hành vi hay thái độ hiếu chiến chống lại những nguyên tắc sống căn bản của người Mỹ.” Ông đòi hỏi những người nhập cư phải tôn trọng Hiến Pháp Hoa Kỳ, luật pháp Hoa Kỳ mà không du nhập vào đất Mỹ những luồng tư tưởng hận thù, chống đối về chủng tộc, giới tính.

Tựa đề Sắc Lệnh ghi như sau “Protecting the Nation From Foreign Terrorist Entry Into the United States.” Trong Sắc lệnh dài 7 trang với gần 3000 chữ, chúng tôi không tìm thấy có chỗ nào nhắc đến hai chữ Hồi Giáo. Nhưng truyền thông phe tả cứ sửa đổi thành ”Sắc lệnh cấm Hồi Giáo” hay “”cấm nhập cư từ những quốc gia có đa số Hồi Giáo”! Ngay cả những người nhập cảnh bị chặn lại lúc Sắc Lệnh mới ban hành cũng có nhiều người Syria Thiên Chúa Giáo. Ông Trump đã nói rất rõ: “Nói cho rõ ràng, đây không phải là cấm Hồi giáo, như truyền thông đưa tin sai. Việc này không dính gì về tôn giáo – mà là về khủng bố và giữ gìn an toàn cho đất nước”.

Dù biện pháp của Tổng Thống Trump đã được giải thích là nhắm vào các quốc gia đang có dịch hoạ khủng bố, chiến tranh của bọn Hồi Giáo cực đoan, những người chống đối ông Trump như phe Dân Chủ, liberal, tả phái vẫn cứ ra rả kết án Tổng Thống là kỳ thị người Hồi Giáo.

Đài truyền hình CNN vẫn cứ sử dụng chữ “Muslim-majority countries” khi nói về sắc lệnh này, như là một sự xuyên tạc nhằm lái dư luận để chống Tổng Thống Trump. Nếu Tổng Thống kỳ thị hồi giáo, thì tại sao không cấm nhập cư dân từ gần 40 quốc gia Hồi Giáo khác? Và biện pháp trên chỉ là tạm thời trong 90 ngày chứ đâu phải là vĩnh viễn. Thời Tổng Thống Obama, cũng có nhắc đến việc cấm người từ các nước này và các viên chức cao cấp về an ninh cũng từng thú nhận rằng Hoa Kỳ không có khả năng, phương tiện và nhân sự để truy tầm, thanh lọc bọn khủng bố ra khỏi những người lương thiện.

Chúng ta có chút thì giờ điểm sơ về 7 nước bị cấm nhập cư tạm thời:

  1. Iraq: Có rất nhiều chiến binh ISIS đang trà trộn vào dân tị nạn. Ngay cả những thành phần binh lính hay cảnh sát cũng bị chúng xâm nhập. Mà ngay chính quyền Iraq cũng tỏ ra rất cực đoan, nghi ngờ đối với những người tị nạn của họ, thì làm sao đòi hỏi Hoa Kỳ phải dễ dãi cho đuợc.
  2. Iran: Là kẻ thù lâu năm của Mỹ. Nước này là một trong những nước tài trợ, ủng hộ cho khủng bố. Iran là bạn của Bắc Hàn. Iran đứng đàng sau nhiều vụ lật đổ các chế độ dân chủ thân Tây phương ở Trung Đông và trên thế giới. Hoa Kỳ đã liệt Iran vào danh sách các nước khủng bố.
  3. Syria: Dĩ nhiên rất loạn lạc. Chiến tranh diễn ra hàng chục năm giữa nhiều phe phái; mà ngay cả phe chốnglại Tổng Thống Assad cũng có những phần tử khủng bố bên trong. Tổ chức khủng bố Al-Qaeda là một trong những lực lượng phiến quân mạnh nhất ở đây. Do tình hình rất rối ren và phức tạp, bọn khủng bố trà trộn vào đám dân tị nạn Syria vào Âu Châu và đã gây ra các vụ khủng bố liên tục những năm gần đây.
  4. Libya: Sau khi lật đổ tên độc tài khát máu Muammar Qadhafi, Lybia trở thành một nước hầu như vô chính phủ, hỗn loạn khắp nơi. Bọn ISIS đã phát triển rất nhanh, coi Lybia như là căn cứ lớn thứ hai của chúng ngoài vùng đất phía tây Syria và bắc Iraq.
  5. Somalia: cũng là một cái ổ khủng bố. Nơi đây có tổ chức Al-Shabaab. liên tục tuyển các chiến binh Hồi giáo trẻ, kể cả những thanh niên Somalia đang sống ở vài tiểu bang của Mỹ. Somalia cũng lại là hang ổ của bọn hải tặc, chuyên chặn bắt thương thuyền các nước để đòi tiền chuộc khổng lồ.
  6. Sudan: Chẳng khác gì Somalia. Cuộc nội chiến giữa các phe nhóm Hồi Gáo làm chết hơn 1 triệu rưỡi người. Tổng Thống Sudan đang bị lên án về tội diệt chủng, các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại. Sudan cũng nằm trong danh sách các nước tài trợ cho bọn khủng bố.
  7. Yemen: Đang có nội chiến đẫm máu giữa chính phủ và phe Hồi Houthi do Iran yểm trợ.

Vậy ra thì Tổng Thống Trump rất có lý khi đưa 7 nước trên vào danh sách trì hoãn nhập cư.

Ông nói:  “Đất nước chúng ta cần những đường biên giới vững chắc và cần sự kiểm soát gắt gao ngay lúc này. Hãy xem những gì đang xảy ra tại Âu Châu và khắp  thế giới – Đó là một mớ hỗn độn kinh hoàng”.

Hoá ra mọi sự liên quan đến Nga đều từ Obama 

Nếu vị nào quên, chúng tôi xin nhắc lại: Ngày 18 tháng 10, 2016, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, Obama nói rằng không hề có việc bất cứ ai can thiệp quấy rối trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Đó là vào thời điểm mà ứng cử viên gà nhà Hillary Clinton, với sự yểm trợ toàn lực của phe Dân Chủ, với một tỷ đô la do các tỷ phú tả khuynh bỏ ra, đã tưởng như nắm chắc phần thắng cử trong cuộc chạy đua vào Bạch Cung.

Hể thắng, thì coi như cuộc bầu cử trong sáng, công bằng. Nhưng thua thì họ hùa nhau kết án rằng Nga đã xâm nhập vào hệ thống bầu cử để ủng hộ ông Trump. Rồi thậm chí, bịa chuyện rằng ban Tham Mưu của Tổng Thống Trump câu kết với Nga, nhằm đẩy ông Trump vào thế phản quốc, hòng tìm cách hạ bệ. Qua hơn nữa năm, sau các cuộc điều tra, điều trần của những vị cầm đầu cơ quan an ninh, phản gián, đã không tìm ra bằng chứng nào về sự câu kết này.

Nhưng việc Nga hack vào hệ thống bầu cử là có. Không ai phủ nhận điều này ngoài Obama hồi tháng 10 năm ngoái.

Bây giờ vở lẽ ra, thì chính Obama là người có tội.

Tội gì? Đó là tội làm Tổng Thống mà để cho một nước thù địch xâm nhập vào hệ thống an ninh của mình mà không hề có biện pháp ngăn chận hay trả đũa.

Không phải chỉ có Tổng Thống Trump hay những thành viên hành pháp mới tố cáo điều này đâu! Chính một Dân Biểu hàng đầu của phe Dân Chủ là ông Adam Schiff cũng đã nói trong chương trình “State of the Union” của đài CNN hôm 25 tháng 6 rằng: “Chính quyền của ông Obama đáng lẽ phải hành động nhiều hơn nữa khi chuyện trở nên rõ ràng rằng không chỉ Nga can thiệp mà nó còn được chỉ đạo ở các cấp cao nhất của điện Kremlin

Tháng 9 năm ngoái, bà Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein cũng đã lên án vụ tin tặc của Nga. Ông Jeh Johnson, cựu Bộ Trưởng Nội An thời Obama, khi ra điều trần trước Ủy Ban An Ninh Hạ Viện về những cáo buộc Nga can dự vào bầu cử, cũng cho hay rằng cơ quan FBI đã có những trì hoãn khi liên lạc với Ủy Ban Bầu Cử của Đảng Dân Chủ trong việc điều tra.

Tất cả những điều nêu trên nói lên sự bất lực và vô trách nhiệm của hành pháp Obama trước những nguy cơ tin tặc do Nga gây ra. Nhưng dù có xâm nhập vào hệ thống bầu cử, thì như lời ông James Comey, cựu Giám Đốc FBI, không có bằng chứng nào về sự thay đổi kết quả bầu cử do tin tặc gây ra. Và cũng hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy có sự câu kết (collusion) giữa Nga và các thành viên trong ban tham mưu của Tổng Thống Trump cả.

Ngay một nhân viên tầm cỡ (producer) trong đài CNN là John Bonifield, cũng thổ lộ lên rằng: “Việc truyền thông liên tục nêu vụ Nga câu kết chỉ là một thứ Bullshit” ( CNN producer John Bonifield admits the network’s constant coverage of the Trump-Russia is “mostly bullshit” and “the president is probably right to say [CNN] is witch-hunting [him].)

Thượng nghị sĩ Chris Murphy (Connecticut) đã thổ lộ: “việc chúng ta mất quá nhiều thời giờ truy lùng vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử đã là làm phân tâm, khiến chúng ta đánh sai đối tượng. Tôi nói chuyện với vài người dân trên chuyến xe bus; thấy chẳng ai bàn gì về chuyện Nga hay những đề tài mà TV lải nhải mỗi buổi tối”. Dân biểu Tim Ryan nói thêm “Dân Ohio không cần biết chuyện Nga hay tướng Flynn, hay Putin. Họ chỉ thắc mắc chuyện bill nhà, bill điện nước, tiền đi chợ thôi”.

Có tin cho hay, Thượng Viện có thể mời Obama ra điều trần về vụ trên.

Lại có một chuyện ruồi bu về các âm mưu đánh phá Tổng Thống Trump. 

Hôm thứ hai, có 3 nhân viên ban tham mưu của đài CNN bị buộc từ chức sau khi họ đã xóa đi một bài báo trong đó báo cáo rằng Quốc Hội đang điều tra ngân khoản đầu tư của Nga có dính líu đến Tổng Thống Trump.

Ba người đó là tác giả Thomas Frank và chủ nhiệm Eric Lichtblau, và người trưởng ban điều tra Lex Haris. Ông Eric Lichtblau từng được thưởng giải Pulitzer, và là người từ bỏ báo New York Times để làm cho CNN.  Đài CNN cáo buộc ba người này đã không tuân thủ quy trình làm việc khi viết bài trên. Những người biết chuyện trong CNN cho hay nội dung bài báo có thể đúng; nhưng ban biên tập ba người này đã không tham khảo những người chuyên kiểm chứng sự thật, những luật sư, và cả những biên tập viên trước khi phát hành bài báo.

Trong khi bài báo chưa được phát trên đài truyền hình, nó đã được đăng trên website của CNN và chia sẻ với các cơ quan truyền thông khác. Ông  Anthony Scaramucci— là người cảm tình với Tổng Thống Trump, bị nêu tên trong bài báo, đã chối bỏ rằng ông không làm điều gì sai trái. CNNđã phải xin lỗi ông. Hôm thứ Bảy, ông đã viết trên tweeter rằng ông chấp nhận lời xin lỗi của CNN.

Sự việc này xảy ra chỉ sau vài tuần khi đài CNN bị bắt buộc phải sửa lại một bản báo cáo khác có tầm mức cao ngay trước khi ông cựu Giám Đốc FBI ra điều trần tại Quốc Hội. Bản báo cáo cho rằng ông Comey sẽ tranh luận về sự quả quyết của Tổng Thống Trump rằng ông được báo rằng cá nhân ông không ở trong vòng điều tra về những liên quan đến việc Nga can dự vào mùa bầu cử 2016. Tại buổi điều trần, ông Comey đã công khai nói những điều trái ngược với bản báo cáo trên. Việc này gây cho đài CNN một sự phiền toái.

Thêm chuyện một công ty đáng nghi ngờ có trụ sở bí mật tại Washington State đã thiết lập một tập hồ sơ tình báo về Tổng Thống Trump.

Công ty có tên là Fusion GPS này hoá ra có dính líu đến hệ thống mãi dâm của Nga và đang bị điều tra.

Ủy Ban Pháp Chế Thượng Viện đã có ý định mời công ty này ra điều giải vào đầu tháng 6. Theo báo New York Post, công ty Fusion là một tổ chức nghiên cứu về tình báo chiến lược do những cựu ký giả chuyên về điều tra của tờ báo Wall Street Journal lập ra.

Người ta dùng các danh từ “bọn lính đánh thuê” (mercenaries) hay “những cây súng cho muớn” (hired guns) để nói về công ty này. Theo một Thượng Nghị Sĩ, những người trong công ty này trong quá khứ, dùng chiêu bài cá nhân cũng như các quyền lợi chiến lược để ngụy tạo những vụ việc nhằm đánh phá Tổng Thống Trump và thúc đẩy giúp cho Hillary Clinton đắc cử vào Toà Bạch Cung.

Những người trong công ty này đuợc phe Dân Chủ đồng minh của Clinton trả lương và mục tiêu là triệt hạ Trump bằng cách bịa ra những tin giả và ngụy tạo các bằng chứng về ông Trump.

Trở lại thời gian bầu cử Tổng Thống năm 2012, những người phe Dân Chủ đã thuê nhóm này để đào bới chuyện về các ông Mitt Romney. Trong muà bầu cử 2016, nhiều bằng cớ cho thấy Peter R. Fritsch, người đồng sáng lập công ty này đã đóng góp tài chánh cho Hillary ra tranh cử năm 2016. Nhờ những việc làm “đâm thuê chém mướn”, Fritsch rất giàu. Anh ta mua được căn nhà 6 phòng ngủ, 5 phòng tắm ở thành phố Bethesda, Maryland với giá 2.3 triệu. Khi bị cất vấn, người luật sư của anh ta cho hay sẽ không có ý kiến gì bởi vì các công việc của công ty này là việc riêng tư.

Dự luật Bảo hiểm Y tế gặp trở ngại.

Ai cũng hiểu rất rõ rằng trong chế độ tư bản, nền kinh tế nằm trong tay các tài phiệt, đại công ty như ngân hàng, địa ốc, bảo hiểm… Mà hể nắm quyền lực kinh tế, tất nhiên có khả năng chi phối về chính trị. Các nhà lập pháp, hành pháp dù chế độ dân chủ đến đâu, cũng phải làm vừa lòng các nhà tài phiệt để đứng vững. Luật Bảo Hiểm Y Tế do đó, có lẽ còn nhiều rắc rối trước khi được thông qua.

Sau 8 năm áp dụng Luật Bảo hiểm Y tế Obamacare, người dân đã nhìn ra đó là một cơn ác mộng. Hơn 60% dân Mỹ tỏ ý bất mãn với Obamacare. Các công ty bảo hiểm bỏ cuộc vì lỗ lã. Tất cả các ứng cử viên Tổng Thống phe Cộng Hoà khi tranh cử đều hứa hẹn thay thế Obamacare nếu mình đắc cử. Tổng Thống Trump cũng hứa trong ngày thứ nhất của nhiệm kỳ, sẽ hủy bỏ Obamacare.

Thế nhưng việc hủy bỏ Obamacare thì dễ; nhưng thay thế nó bằng một đạo luật hợp lý và công bằng hơn cũng rất khó. Sau nhiều tháng bàn thảo, dự luật American Health Care khi đưa từ Hạ Viện qua Thượng Viện, đã có sự trì hoãn để Thượng Viện sửa đổi lại thành Better Care Reconcilation Act. Nhưng vẫn chưa êm, hiện nay có 9 Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà tuyên bố không ủng hộ dự luật mới. Với sự đồng loạt của 46 Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ, cộng thêm 9 Cộng Hoà, con số 55 này sẽ đánh bại dự luật.

Có những sự giống nhau giữa American Health Care Act (của Hạ Viện) và Better Care Reconcilation Act (của Thượng Viện). Better Care Act của Thượng Viện là một cố gắng để sửa đổi American Haelth Care Act của Hạ Viện. Dự luật của Thượng Viện có nhiều điều tốt hơn Dự luật của Hạ Viện vì nó cung cấp nhiều sự giúp đỡ cho những người lớn tuổi mà không đủ khả năng mua bảo hiểm. Đồng thời dự luật này cho phép những người trẻ có sức khỏe tốt được mua giá rẻ hơn.

Dù sao so với Obamacare dày 2700 trang cộng thêm khoảng 20 ngàn trang phụ lục về các regulations, thì bản văn của Dự Luật mới chỉ có 142 trang chắc sẽ dễ đọc vào theo dõi hơn..

Nhưng phe Dân Chủ la toáng lên là theo dự luật mới này, con số người không có bảo hiểm sẽ tăng thêm 22 triệu người trong 10 năm tới. Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, lãnh tụ khối đa số Thượng Viện cho hay rằng dự luật mới sẽ làm ổn định thị trường bảo hiểm, gia tăng hiệu năng của Medicaid và giảm chi phí cho người mua bảo hiểm.

Theo ông, người dân Mỹ sẽ không bị ép buộc phải mua bảo hiểm nếu họ không muốn hay không kham nổi. Người dân sẽ có sự lựa chọn khi mua (hay không mua) bảo hiểm, và tiền tax credit sẽ căn cứ trên tuổi tác và lợi tức. Obamacare bắt mọi người phải mua bảo hiểm, nếu không sẽ bị phạt tiền khi khai thuế hàng năm.

Đảng Dân Chủ khó mà khá lên được! 

Tuần qua, như đã loan tin, tại 4 Tiểu bang có bầu bổ sung các dân biểu để thay thế 4 vị được Tổng Thống Trump mời vào nội các, các ứng cử viên Cộng Hoà đều thắng phiếu!

Cả 4 Tiểu Bang này trước đây, đều dồn phiếu cho ứng cử viên Donald Trump. Cho nên phe Dân Chủ trong kỳ bầu bổ túc vừa qua, đã dồn hết nỗ lực vận động và rất dồi dào về tài chánh để hòng lấy lại những chiếc ghế. Họ tưởng rằng tỷ lệ những người hậu thuẫn cho ông Trump đang giảm đi, theo thăm dò của truyền thông dòng chính tả khuynh. Họ cho rằng dân chúng đã sáng mắt ra, và sẽ chọn người Dân Chủ để trấn áp Trump tại Hạ Viện! Cùng lúc đó thì vị ứng cử viên Cộng Hoà ở Montana đang bị dư luận phàn nàn về thái độ thô lỗ khi ông xô đẩy một phóng viên tìm đến để phỏng vấn. Kết cuộc, ông này cũng đắc cử!

Đảng Dân chủ đã vận động quyên góp được 25 triệu đô la, phần lớn từ các tài tử màn bạc Hollywood để quyết chí đánh gục Cộng Hoà. Trong các thăm dò, các ứng cử viên đảng Dân Chủ đều có số phiếu cao hơn ứng cử viên Cộng Hoà.

Nhưng điều đáng nói là trước ngày bầu cử, phe Dân Chủ tuyên bố rằng đây là cuộc bầu cử mang tính chất quyết định, sinh tử; có thể là dấu hiệu đại thắng khi thành viên Dân Chủ chiếm đa số tại Hạ Viện, dư sức để đàn hặc (impeach) Tổng Thống Trump như ước nguyện của nữ Dân biểu da đen Maxine Waters.

Nhưng Dân Chủ đã thất bại chua cay!

Và vì thất bại, cái lưỡi của họ uốn ngược lại để nói bôi bai rằng đây chỉ là cuộc bầu cử tầm thường, chẳng mang ý nghĩa gì to tát; rằng những nơi đó là lãnh địa của Cộng Hoà thì Cộng Hoà thắng là đương nhiên. Có gì phải bàn cãi!

Sự thất bại của phe Dân Chủ phải nhờ đến các nhận định của chính những chính trị gia Dân Chủ nói mới chính xác. Dân biểu Seth Moulton (Massachusettes) đã phải thốt lên: “Chúng ta cần ngưng lại những phàn nàn sau vụ bầu cử mà tìm cho ra một thông điệp mới, một kế hoạch mới nhằm tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng. Chúng ta đừng quay lại với quá khứ mà hãy hướng về tương lai.”

Dân Biểu Tim Ryan thì cay đắng hơn: “Cái nhãn hiệu (trade mark) của chúng ta còn tệ hơn cái của ông Trump nữa, nên không hấp dẫn cử tri. Đảng Dân Chủ đã tự biến thành cái độc tố

Ông già Dân Chủ thân Cộng Bernie Sanders thì cho rằng một khi đã mất cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện và hàng ngàn chức vụ dân cử trên toàn quốc vào tay Cộng Hoà, đảng Dân Chủ đã không còn hiệu nghiệm nữa.

Cứ xem những hành vi quậy phá liên tục của phe Dân Chủ trong hơn 6 tháng qua, sau khi Tổng Thống Trump đắc cử, thì thấy rõ họ bị ám ảnh bởi sự thua cuộc, chua chát và đắng cay, dẫn đến oán hận và cuối cùng là điên cuồng và bạo động. Họ đang tìm mọi cách phá phách để trả thù, để thoả mãn sự ức chế. Họ tìm cách chỉ trích, mạt sát, mạ lị, vu khống từ nhân vật chính là Tổng Thống Trump, không tha cả vợ và con, ngay cả chú Barron William, 10 tuổi, con út của Trump. Họ phản đối, dè bỉu tất cả những gì dính đến Trump, từ chính sách, kế hoạch, lời phát biểu…cho đến những cử động thông thường. Không những khai thác triền miên những sự việc không có thật, họ còn bịa chuyện ra để đánh tiếp.

Và cuối cùng, đảng Dân Chủ đã sa lầy vào vũng bùn mà họ quậy lên.

Vui mừng trên nỗi đau người khác

Tuần trước, quý vị còn nhớ  trong một sân Base Ball, một tên cuồng Dân Chủ đã đem súng tiều liên vào tìm bắn những DB đảng Cộng Hoà, trong đó có ông Steve Scalise bị trọng thương được đưa vào bệnh viện, chịu đựng nhiều lần mổ.

Trong khi tại Hạ viện, các dân biểu kể cả Cộng Hoà lẫn Dân Chủ đều bày tỏ sự quan tâm và kêu gọi sự đoàn kết trước biến cố này, thì ông Phil Montag, một người đang là Chủ Tịch một ủy ban của đảng Dân Chủ tại Tiểu Bang Nebraska, đã nhẫn tâm nói những lời trù yểm. Ông ta nói rằng ông rất vui mừng khi nghe ông Scalise bị bắn và còn nói: “Tôi cầu sao cho hắn chết quách đi.”

Câu nói này lồng trong một đoạn dài kể lể về những điều mà ông ta thù ghét ông Scalise. Đã thế, còn thu hình và phóng lên Youtube. Khi tiếp xúc với đài FOX 42, bà Jane Kleeb,  Chủ Tịch Đảng Dân Chủ Nebraska thừa nhận rằng tiếng nói trong video clip là của ông Phil Montag.

Sau đó vài hôm, đảng Dân Chủ phải sa thải ông Montag cùng lúc với bà Gentry Tipton, Chủ Tịch nhóm Dân Chủ da màu cũng bị buộc phải từ chức vì một đoạn đăng trên Facebook nói về ông Scalise và việc tấn công vào các đảng viên Cộng Hòa. Bài có đoạn như sau: “Nhìn cảnh mấy anh dân biểu khóc la trên màn ảnh TV rên rỉ về sự đau đớn mà chúng nó đang gặp phải. Tốt thôi! Điều này làm tôi vui tuyệt.”

Bà này đổ thừa cho các dân biểu Cộng Hoà đã ủng hộ việc cho phép mang vũ khí để kiếm tiến từ tư bản súng đạn, cho nên bà nói: “Chẳng mất công gì mà đi cảm thông cho sự tồi tệ của bọn nó.”

Hoa Kỳ và Ấn Độ kết chặt mối giao hảo

Ngày 26, Tổng Thống Trump đã tiếp đón ông Narendra Modi, Thủ Tướng Ấn Độ đến Mỹ thăm viếng chính thức tại Toà Bạch Cung trong một không khí vô cùng thân thiện và cởi mở.

Sau Trung Hoa, Ấn là một quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới với 1.33 tỷ người. Tuy có những thành quả lớn về không gian, nguyên tử; nước Ấn vẫn là một nước nghèo. Dân chúng đa số còn sống cuộc sống lạc hậu và mê tín. Trong thời chiến tranh lạnh, Ấn chủ trương trung lập, không liên kết. Ấn Độ có phái đoàn tham gia trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến tại Việt Nam sau khi Hiệp Định Geneve có hiệu lực (The International Commission of Control and Supervision (ICCS))

Thủ Tướng Modi nhậm chức năm 2014 và có khuynh hướng thân Mỹ. Ông đã đến Hoa Kỳ 5 lần. Hiện nay, Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu trong việc cung cấp vũ khí cho Ấn, với trị giá 15 tỷ vào năm 2007 và còn tăng lên đến 20 tỷ theo dự trù.

Do có biên giới với hai nước Hồi Giáo là Pakistan và Bangladesh là nơi bọn Hồi cực đoan tuyển mộ chiến binh; và cũng do có những tranh chấp biên giới với Pakistan mà từng xảy ra các trận chiến dai dẳng ở biên giới, Ấn Độ ủng hộ chủ trương chống khủng bố của Hoa Kỳ.

Cùng với Nhật Bản, Ấn là một đối lực đáng kể của Trung Cộng trong khu vực Á Châu. Ấn và Hoa Kỳ từng có nhiều lần tập dượt quân sự chung. Về sau, năm 2015, có thêm Nhật Bản trong cuộc thao dượt chống tiềm thủy đỉnh trên một vùng biển rộng từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương.

Quân Đội Ấn Độ khá hùng hậu với 1.5 triệu lính chính quy cộng với 1.2 triệu lính trừ bị, chưa kể hơn 1 triệu của lực lượng dân quân, bán quân sự. Họ có 3 chiếc hàng không mẫu hạm đang hoạt động, có cả tiềm thủy đỉnh nguyên tử. Không Quân Ấn sử dụng phi cơ mua của nhiều nước khác nhau như Mig 29, Ilyushin Il-78,  Antonov An-32, Su-30 của Nga; Mirage 2000 của Pháp; C-130J, C-17, trực thăng Chinook của Mỹ. Hiện Ấn Độ đặt mua thêm vận tải cơ khổng lồ C-17 và còn thương lượng mua phản lực chiến đấu tối tân F-16 của Mỹ.

Do vị trí chiến lược của Ấn rất quan trọng trong vùng, Hoa Kỳ rất cần Ấn Độ để làm bức thành ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng ở phía Nam và vừa làm đối lực với hai nước Hồi Giáo Pakistan và Bangladesh. Tuy trong cuộc chiến chống khủng bố, Hoa Kỳ vẫn coi Pakistan là đồng minh; nhưng phải hiểu một thứ đồng minh bấp bênh, khó tin cậy; nhất là Pakistan có khuynh hướng thân Trung Cộng.

Phần nào, Ấn Độ cũng bất mãn với chính sách về di dân của Tổng Thống Trump trong lúc có khoảng 100 ngàn chuyên viên điện toán Ấn đang bị kẹt vì lệnh hoãn nhập cảnh vào Mỹ. Tuy nhiên đó chỉ là biện pháp tạm thời. Nhưng chắc chắn Ấn Độ vô cùng hài lòng khi Hoa Kỳ đưa tên thủ lĩnh Hồi cực đoan ở vùng Jammu-Kashmir vào danh sách những tên khủng bố. Kashmir ở cưc bắc nước Ấn là vùng đất tranh chấp mà hiện nay dân ở đây đòi tự trị, tách ra khỏi nước Ấn Độ. Điều này lại làm cho Pakistan vô cùng giận dữ và phản đối.

Trong cuộc gặp gỡ, trò chuyện, hai vị lãnh đạo Mỹ và Ấn đã bàn về biện pháp hợp tác về kinh tế và quốc phòng, Đặc biệt là các hợp tác nhằm giúp Ấn Độ giải quyết nạn thâm thủng mậu dịch.

Hoa Kỳ có thể sẽ bán cho Ấn Độ chiếc hàng không mẫu hạm cũ chạy bằng nguyên tử để họ tăng cường phòng thủ trên biển. Hoa Kỳ cũng sẽ tái trang bị và thiết kế các hệ thống phòng thủ của Ấn cho kịp đà tiên tiến.

Đề phòng virus mới.

Một tháng trước đây, chúng tôi có loan tin về loại virus mang tên Wannacry Ransomware xâm nhập máy điện toán ở hơn 150 quốc gia, mà chính yếu là các ngân hàng, công ty. Mục đích là xâm nhập vào máy làm hư hết các hồ sơ rồi đòi một khoản tiền chuộc để virus không phá hư máy, xoá hết các dữ liệu và hard drive trong máy. Hôm nay, người ta lại cho hay mới có thêm loại virus khác cũng nguy hiểm không kém đang lan tràn khắp các nước và phát triển rất nhanh, nhất là tại Âu Châu, đến cả Úc, Ấn và Hoa Kỳ. Loại virus này có tên là Petya, hay còn gọi là Petwrap. Ukraine là nước bị nặng nhất. Các cơ sở của chính phủ, hệ thống phân phối điện lực, ngân hàng, hệ thống lưu thông công cộng… đã bị đòi khoản tiền 300 đô la để người chủ virus hoá giải mà không làm hư máy. Các công ty lớn khắp thế giới cũng không thoát khỏi virus này. Nhưng người ta báo rằng dù đã trả tiền chuộc, họ vẫn không lấy lại được các hồ sơ đã bị bắt cóc làm con tin.

Virus Petya tấn công như thế nào? Nó như thể là một phiên bản của cái gọi là Petya malware virus, xâm nhập vào dàn máy chính của Window (Windows servers), các máy PCs, Laptops. Khi đó, nó sẽ xáo trộn, mã hoá (encrypt) tất cả các hồ sơ trong máy, đặc biệt là hồ sơ chính dùng để reboot máy. Nó sẽ yêu cầu người chủ máy reboot máy. Hậu quả, là chủ máy sẽ không còn mở máy ra đuợc nữa. Điều nàu có nghĩa là hệ thống náy không tìm ra được các hồ sơ trong máy.

Dù hiện nay, virus Petya chỉ mới tấn công các công ty, chúng ta cũng nên hiểu về nó mà có biện pháp phòng ngừa

  1. Luôn bảo đảm máy tính của mình được bảo vệ bởi một software về an ninh như McAfee hay Norton hoặc bất cứ software nào có tiếng tăm. Quý vị phải thường xuyên scan máy mình, và cập nhật (update) chương trình theo định kỳ hoặc khi được nhắc nhỏ.
  2. Mỗi khi mở hộp thư trong email (yahoo, google, hotmail…) thì chớ nhanh tay quá. Phải cẩn thận xem thư do ai gửi đến. Nếu là từ kẻ lạ (ngay cả từ người quen cũng thế) thì phải xem nội dung gì, có đính kèm hồ sơ nào không, có giới thiệu cho quý vị cái link vào trang web nào để đọc thêm, hay xem hình ảnh, phim (nhất là các loại phim sex)… Những mail lạ người ta gọi là “scam” hay “phishing” là để dụ quý vị mở ra những cái links, từ đó virus sẽ xâm nhập vào máy. Scam là sự gạt gẩm để làm tiến. Phishing là cách thức để đánh cắp hồ sơ cá nhân.
  3. Nếu thấy có cái link kèm theo trong email, dùng con chuột đưa cái “I beam” (chữ I hoa) rà trên cái link đó để thấy cái link này có ăn khớp với website mà họ giới thiệu hoặc có nội dung như trong thư không. Ví dụ: Quý vị nhận một email của công ty điện, yêu cầu mở cái link để thay đổi về chi tiết của account. Trước hết, điều này chắc chắn là scam, vì các công ty mà quý vị có hợp đồng không dùng email để hỏi về chi tiết của khách hàng. Nhưng quý vị cứ thử rà con chuột vào cái link (nhớ là không bấm chuột, vì khi bấm con chuột tức là đã mở cái link ra, là quý vị mắc bẫy rồi), quý vị sẽ thấy hiện ra ở phía dưới cùng của màn ảnh cái địa chỉ của trang web (gọi là http). Từ đó quý vị sẽ biết là địa chỉ này có phải của cái công ty gửi email cho mình hay không. Đôi lúc, cũng có thể bị lầm. Vì trong hàng chữ của cái “http” có tên công ty đó, nhưng các chữ kế tiếp thì rất lạ. Tốt nhất là không mở những cái link đó. Nhiều vị lẹ tay quá. Vừa thấy link là bấm ngay như một phản xạ. Xin hãy tập thói quen từ từ, cẩn thận.
  4. Hãy cất giữ (back up) toàn bộ hồ sơ trong hệ thống máy PC của mình trong một external hard drive hay một thumb drive. Thường chiếm khoảng vài chục gygabytes. Luôn bảo đảm rằng các hồ sơ cá nhân được lưu trữ thêm ở ngoài hard drive của máy.
  5. Luôn bảo đảm hệ thống điều hành (operating system) được cập nhật (updated). Công ty sáng tạo ra hệ thống Window cũng như các công ty về anti virus luôn tìm các biện pháp để ngăn ngừa các virus và malware khi chúng xuất hiện.

Dân nhậu “cờ tây” cần biết!

Hồi xưa, Việt Nam Cộng Hoà thường gửi sĩ quan qua Mỹ du học. Có ông kể chuyện vài anh lần đầu ra phố, ghé siêu thị thấy dãy bán dồ ăn cho chó “dog food”, bèn hí hửng mua mấy hộp đem về phòng ngủ trong căn cứ. “Ơ này, hoá ra bên này người ta cũng ăn thịt chó!” “Ôi chao! thiếu giống gì, tao thấy mấy xe bán cả dồi chó nữa cơ” Anh này muốn nói đến cái “hot dog”.

Mấy bợm nhậu ở một khu nhiều người Việt Nam tại thành phố Austin của tôi thỉnh thoảng cũng đi bắt trộm chó về làm thịt nhậu lén lút sau vườn nhà. Tưởng rằng ở Mỹ, chỉ có mấy ông mít này thôi. Ai dè cái văn minh ăn thịt chó của người Tàu cũng du nhập vào đất Mỹ mà mình không hay.

Tuần này, Cảnh Sát thành phố New York đã bắt giữ anh Chệt có tên là Xi Ping Chow, 57 tuổi, là một di dân từ Hoa Lục, khi có người tố cáo anh Chệt bán hot dog làm bằng thịt chó thứ thiệt thay vì thịt heo xay. Những người tố cáo đến các nhân viên kiểm soát thực phẩm New York. Và cơ quan này điều tra rằng tên Xi Ping Chow (sao nghe na ná tên Xi Jinping – Tập Cận Bình, Chủ tịch Tàu Cộng) làm hot dogs từ các con chó chết nhặt trong các bãi đổ rác của Trung Tâm Chăm Sóc Thú Vật (Animal Care Centers) của thành phố. Có đến 16 người trong gia đình anh Chệt cũng đang bị điều tra do việc họ làm việc tình nguyện trong 9 Trung Tâm chăm Sóc Thú Vật của Thành phố New York và chắc là có dính líu vào việc lượm chó chết.

Justin Wang, luật sư của anh Chệt thì cho rằng anh ta không thông hiểu tập quán, luật lệ xứ Mỹ và tưởng ở Mỹ, ăn thịt chó cũng là một nếp văn hoá như ở bên Tàu vậy.

Trong khi đó, bà vợ anh Xi là Hu Wen Zhao, bèn quay ra phân bua, cho rằng người bán hot dog bên kia đường đã tố cáo anh chồng mình vì cạnh tranh nghề nghiệp. Cô ta nói: “Anh bán hot dog bên kia đuờng ghanh tị với chồng tôi, vì hot dog của chồng tôi ngon hơn và đắt khách hàng hơn!”

Xi Ping Chow di cư đến Mỹ năm 1996 và có một môn bài bán hot dog ở vỉa hè đuờng trong khu Brooklyn từ 18 năm qua. Ước tính anh Tàu này đã bán ra cũng hơn một triệu cái hot dogs.

Nhân vụ này, chúng tôi mới biết rằng có đến 44 tiểu bang ở Mỹ coi việc ăn thịt chó và mèo là hợp pháp đấy. Vị nào mê cầy tơ muốn dời chỗ ở thì xin tự truy tìm lấy tên các tiểu bang đó trên google. Nhưng Tiểu bang New York thì nghiêm cấm “bất cứ ai làm thịt những con chó hay mèo nuôi trong nhà để làm thực phẩm, thịt hay phó sản của thịt dùng cho người hay các thú khác.” (any person to slaughter or butcher domesticated dogs or domesticated cats to create food, meat or meat products for human or animal consumption.)